Giá hàng hoá biến động khó lường trước rủi ro vĩ mô

VOV.VN - Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV) cho biết kể từ đầu tháng 4 tới nay, nhiều mặt hàng nguyên liệu thế giới liên tục biến động mạnh và khó lường dưới sự chi phối của yếu tố vĩ mô, tiêu biểu là xung đột leo thang tại khu vực Trung Đông.

Chỉ trong hai tuần đầu tiên của tháng 4, giá dầu và kim loại quý, các mặt hàng vốn nhạy cảm với yếu tố địa chính trị, đã đua nhau tăng mạnh. Trong đó, giá bạc leo lên vùng giá 28 USD/ounce, cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây, trong khi giá bạch kim có thời điểm vượt mốc 1.000 USD/ounce, cao nhất trong vòng 11 tháng. Ngoài ra, giá dầu cũng duy trì ở vùng cao nhất 5 tháng.

Tuy nhiên, trong các phiên giao dịch gần đây, diễn biến các mặt hàng lại có phần trái chiều, phức tạp. Điển hình như tuần trước, trong khi nhóm kim loại tiếp tục duy trì mức tăng khá ổn định, thì giá dầu liên tục biến động, có thời điểm tăng mạnh bởi rủi ro địa chính trị leo thang, nhưng lại giảm mạnh ngay sau đó, khi có thông tin căng thẳng hạ nhiệt.

Lý giải cho diễn biến này, ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hoá Việt Nam cho biết: "Thị trường trong giai đoạn này sẽ phức tạp và khó đoán hơn so với bình thường, bởi tác động từ căng thẳng địa chính trị sẽ rất khó lường. Đặc biệt là tại khu vực Trung Đông, nơi có sản lượng dầu thô hàng đầu thế giới. Các thông tin tích cực sẽ khiến giá giảm và các thông tin tiêu cực sẽ khiến giá tăng mạnh. Chính sự đối lập này, và việc có nhiều luồng tin trái chiều, liên tục từ khu vực Trung Đông, đang khiến giá dầu và nhiều mặt hàng khác có biến động thất thường".

Chẳng hạn, riêng nhóm kim loại quý, như vàng, bạc, bạch kim sẽ được hưởng lợi từ diễn biến này bởi vai trò trú ẩn an toàn của các mặt hàng trong nhóm. Chính trị, kinh tế càng biến động rủi ro, giá trị của các mặt hàng này sẽ càng tăng bởi nhu cầu tích trữ từ các quốc gia và định chế lớn.

Với diễn biến đó của thị trường, anh Phạm Văn Bằng – nhà đầu tư tại Hà Nội cho rằng đây là giai đoạn các nhà đầu tư cần phân bổ vốn một cách phù hợp: "Đây là giai đoạn các nhà đầu tư cần phân bổ vốn một cách phù hợp, với các vị thế ngắn, trung, dài hạn có chiến lược rõ ràng. Nhóm các mặt hàng có tiềm năng tăng giá trong dài hạn như kim loại quý, nên ưu tiên cho các vị thế dài hạn, nhưng ngược lại sẽ phải giảm số lượng hợp đồng để tránh rủi ro và rung lắc trong ngắn hạn".

Dự báo xu hướng giá hàng hóa thời gian tới, bà Nguyễn Thị Thu Hương, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Đầu tư Quốc tế Hữu Nghị, Thành viên Kinh doanh của MXV nhận định thị trường sẽ chia thành 2 nửa rõ ràng.

Nhóm năng lượng và kim loại sẽ chịu tác động từ các yếu tố vĩ mô như kinh tế, địa chính trị. Trong khi nhóm nông sản và nguyên liệu công nghiệp sẽ ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố này, thay vào đó, các thông tin về mùa vụ, thời tiết, nguồn cung sẽ tác động lớn đến giá các mặt hàng trong hai nhóm trên.

"Đà tăng của cà phê và ca cao đang rất mạnh và giá cũng liên tục phá vỡ kỉ lục. Chính vì thế, dù cán cân vẫn nghiêng về thiếu hụt nguồn cung, nhưng tôi cho rằng lực mua đối với các thị trường này sẽ có phần chững lại. Ít nhất cũng sẽ có một giai đoạn điều chỉnh trước khi có thể bước vào xu hướng tăng mới. Trong khi đó, dầu thô hay các mặt hàng kim loại có thể sẽ vẫn tiếp tục đi ngang ở các khoảng giá hiện tại, giá sẽ chưa tăng mạnh ngay được nhưng cũng sẽ khó giảm lại nếu xung đột ở Trung Đông chưa chấm dứt", bà Hương cho biết thêm.

Do đó, việc quản trị vốn và danh mục đầu tư thời gian tới cũng cần chú trọng như chia sẻ của anh Phạm Văn Bằng – Nhà đầu tư tại Hà Nội: "Các mặt hàng biến động nhanh và đi ngang như dầu thô đang rất phù hợp với các giao dịch lướt sóng ngắn trong phiên. Khoảng giao dịch 2 – 3 USD/thùng mỗi ngày là rất hấp dẫn, và nếu thực hiện tốt có thể mang lại lợi nhuận không kém gì các vị thế giao dịch dài ngày. Tuy nhiên, tôi cho rằng tất cả các nhà đầu tư cần nâng cao nghiệp vụ quản lý rủi ro ở thời điểm này, đặc biệt là phải theo sát các tin tức thị trường, để tránh bị động khi có các thông tin mới, có thể ngay lập tức tác động lên giá hàng hóa".

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa hôm qua, trên tổng số 31 mặt hàng đang được giao dịch liên thông thế giới tại MXV, có 18 mặt hàng tăng giá và 13 mặt hàng giảm giá. Diễn biến địa chính trị phức tạp, đặc biệt là sự leo thang căng thẳng tại “chảo lửa” Trung Đông đã liên tục tác động mạnh tới giá hàng hoá trong tuần nói riêng và cả tháng 4.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội đảm bảo nguồn cung hàng hóa, không có hiện tượng tăng giá đột biến
Hà Nội đảm bảo nguồn cung hàng hóa, không có hiện tượng tăng giá đột biến

VOV.VN - Ngành thương mại Hà Nội sẽ có hơn 14.500 điểm bán hàng bình ổn phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Ước tính, tổng giá trị hàng hóa là gần 41.000 tỷ đồng, tăng khoảng 10% so với năm 2023. Tại các điểm bán hàng trên địa bàn Hà Nội, lượng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán 2024 được tăng cường từ 15 đến 50%.

Hà Nội đảm bảo nguồn cung hàng hóa, không có hiện tượng tăng giá đột biến

Hà Nội đảm bảo nguồn cung hàng hóa, không có hiện tượng tăng giá đột biến

VOV.VN - Ngành thương mại Hà Nội sẽ có hơn 14.500 điểm bán hàng bình ổn phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Ước tính, tổng giá trị hàng hóa là gần 41.000 tỷ đồng, tăng khoảng 10% so với năm 2023. Tại các điểm bán hàng trên địa bàn Hà Nội, lượng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán 2024 được tăng cường từ 15 đến 50%.

Nhìn lại sau phiên đấu thầu vàng: Giá tham chiếu cao, khó kéo giảm chênh lệch
Nhìn lại sau phiên đấu thầu vàng: Giá tham chiếu cao, khó kéo giảm chênh lệch

VOV.VN - Sau phiên đấu giá thành công 3.400 lượng vàng vào ngày 23/4, giá vàng miếng SJC vẫn neo ở mức giá cao khi cuối phiên vẫn tăng 1 triệu đồng/lượng với giá bán 83,3 triệu đồng/lượng, dù giá vàng thế giới giảm. Hiện khoảng cách chênh lệnh giữa giá vàng trong nước và thế giới vẫn ở mức cao, khoảng 11 triệu đồng/lượng.

Nhìn lại sau phiên đấu thầu vàng: Giá tham chiếu cao, khó kéo giảm chênh lệch

Nhìn lại sau phiên đấu thầu vàng: Giá tham chiếu cao, khó kéo giảm chênh lệch

VOV.VN - Sau phiên đấu giá thành công 3.400 lượng vàng vào ngày 23/4, giá vàng miếng SJC vẫn neo ở mức giá cao khi cuối phiên vẫn tăng 1 triệu đồng/lượng với giá bán 83,3 triệu đồng/lượng, dù giá vàng thế giới giảm. Hiện khoảng cách chênh lệnh giữa giá vàng trong nước và thế giới vẫn ở mức cao, khoảng 11 triệu đồng/lượng.

Nguy cơ giá dầu tăng mạnh do xung đột leo thang ở Trung Đông
Nguy cơ giá dầu tăng mạnh do xung đột leo thang ở Trung Đông

VOV.VN - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo, xung đột leo thang ở Trung Đông có nguy cơ dẫn đến giá dầu tăng cao, đảo ngược đà giảm lạm phát gần đây và làm suy giảm tâm lý lạc quan trên thị trường tài chính.

Nguy cơ giá dầu tăng mạnh do xung đột leo thang ở Trung Đông

Nguy cơ giá dầu tăng mạnh do xung đột leo thang ở Trung Đông

VOV.VN - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo, xung đột leo thang ở Trung Đông có nguy cơ dẫn đến giá dầu tăng cao, đảo ngược đà giảm lạm phát gần đây và làm suy giảm tâm lý lạc quan trên thị trường tài chính.