PTT Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu nâng cao trách nhiệm với công tác dân tộc

VOV.VN -Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Nâng cao trách nhiệm và tình cảm đối với công tác dân tộc để xây dựng chính sách phù hợp, thực tiễn, hiệu quả…”

Hôm nay (27/2), tại thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai), Ủy ban Dân tộc tổ chức hội nghị  tổng kết công tác dân tộc, chính sách dân tộc nhiệm kỳ 2011-2015 và triển khai nhiệm vụ 2016. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc chủ trì hội nghị. 

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu và chỉ đạo tại hội nghị

Theo Báo cáo của Ủy ban Dân tộc, hệ thống chính sách dân tộc giai đoạn 2011-2015 dành cho vùng dân tộc thiểu số khá đầy đủ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực và phủ kín các địa bàn vùng dân tộc và miền núi.

Cơ chế chính sách đã từng bước thay đổi về quan điểm, tư duy, phân cấp mạnh cho địa phương, thể hiện rõ tính công khai, minh bạch trong xây dựng, lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực, từ hỗ trợ trực tiếp tới hộ gia đình chuyển sang hỗ trợ cho cộng đồng, nhóm hộ, từ cho không chuyển sang cho vay. Các chính sách được sự quan tâm phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương. Vai trò của người dân và đối tượng thụ hưởng được phát huy tốt hơn.

Qua 5 năm thực hiện, các chương trình, chính sách giảm nghèo tiếp tục hoàn thành mục tiêu về giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo chung cả nước đã giảm 8,23% so với năm 2010. Đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn dưới 5%. Thông qua thực hiện Chương trình 135, đã có 80 xã đặc biệt khó khăn và gần 400 thôn đặc biệt khó khăn hoàn thành mục tiêu năm 2015, có hơn 1,3 triệu hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập.

Các chính sách đã giúp ổn định cuộc sống cho gần 20 nghìn hộ dân tộc thiểu số còn du canh du cư, hỗ trợ đất ở và đất sản xuất cho trên 50 nghìn hộ; Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và vay vốn tạo việc làm cho gần 50 nghìn hộ.

Tuy nhiên, qua rà soát, đánh giá, hệ thống chính sách dân tộc giai đoạn 2011-2015 nhiều, bao trùm hầu hết mọi mặt đời sống kinh tế xã hội  nhưng vẫn còn những lỗ hổng cần khắc phục. Đại diện Hội đồng Dân tộc của Quốc hội - cơ quan giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi,

Phó chủ tịch Giàng A Chu cho rằng: “Chính sách dân tộc sẽ triển khai hiệu quả hơn, nếu nguồn lực đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được quan tâm. Rất nhiều chủ trương chính sách nhưng mà nguồn lực chưa bảo đảm. Có chương trình đảm bảo 60%, có chương trình 40%, nhưng qua giám sát thì thấy có những chương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt rồi nhưng không có nguồn lực để đầu tư hỗ trợ. Đây là vấn đề cần điều chỉnh trong thời gian tới”.

 

Để thực hiện các quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển trong giai đoạn tới, Ủy ban Dân tộc đề xuất khung chính sách dân tộc giai đoạn 2016-2020 theo 5 nhóm, với các chương trình, chính sách đặc thù là: Chương trình 135; Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi; và một số Đề án, chính sách đã đang trình Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt thực hiện trong kế hoạch trung hạn.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc khẳng định: Có 5 thắng lợi lớn trong công tác dân tộc giai đoạn vừa qua, là: Thể chế pháp luật, cơ chế chính sách về công tác dân tộc ngày càng hoàn thiện; nguồn lực để thực hiện chính sách dân tộc ngày càng phong phú, đa dạng và sử dụng hiệu quả hơn; công tác chỉ đạo điều hành trọng tâm, trọng điểm hơn và sự phối hợp giữa các Bộ ngành tốt hơn; kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số thay đổi rõ rệt; Đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc có kinh nghiệm, tâm huyết. 

Phó Thủ tướng cũng chỉ rõ những tồn tại trong triển khai chính sách dân tộc là: chính sách chồng chéo, một số chính sách không phù hợp, không mang tính đặc thù và sự phối hợp chưa đồng bộ. Chính sách ban hành nhiều nhưng nguồn lực bố trí của Nhà nước còn nhiều bất cập, nhất là chưa có cơ chế huy động nguồn lực xã hội cho vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Bên cạnh một số địa phương đặc biệt quan tâm, còn nhiều địa phương chưa quan tâm thực sự tới vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc.

Dẫu thách thức còn nhiều, nhưng Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo, công tác dân tộc trong năm 2016 và giai đoạn 2016-2020 cần quan tâm: “Nâng cao trách nhiệm và tình cảm của chúng ta, các Bộ ngành, các địa phương đối với công tác dân tộc, để từ đó xây dựng chính sách dân tộc phù hợp, chủ động, sáng tạo, thực tiễn, hiệu quả. Quan tâm tới biên giới, dân tộc, miền núi là một ý thức, trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo các cấp để thực hiện mục tiêu, định hướng chủ nghĩa xã hội.

Việc thứ hai là Tổng kết thực hiện Nghị quyết 24 của Ban chấp hành TW khóa 9, đồng thời xây dựng Nghị quyết mới và Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác dân tộc. Thứ ba là phải rà lại chính sách để tránh trùng lặp, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, xây dựng chính mới. Đây là nhiệm vụ quan trọng của Ủy ban Dân tộc, của các Bộ, các tỉnh để điều hành công tác dân tộc hiệu quả hơn”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Độc đáo việc học Lịch sử dân tộc qua bảng thuyết minh tên đường phố
Độc đáo việc học Lịch sử dân tộc qua bảng thuyết minh tên đường phố

Qua bảng thuyết minh trích dẫn thông tin chính yếu về tiểu sử nhân vật, người dân sẽ hiểu hơn về tiểu sử của các danh nhân trong lịch sử dân tộc.

Độc đáo việc học Lịch sử dân tộc qua bảng thuyết minh tên đường phố

Độc đáo việc học Lịch sử dân tộc qua bảng thuyết minh tên đường phố

Qua bảng thuyết minh trích dẫn thông tin chính yếu về tiểu sử nhân vật, người dân sẽ hiểu hơn về tiểu sử của các danh nhân trong lịch sử dân tộc.

Đại hội XII: Phải tiếp tục nêu cao chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc
Đại hội XII: Phải tiếp tục nêu cao chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc

VOV.VN - Những bài học kinh nghiệm đã cho thấy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc cần được Đảng tiếp tục kế thừa, phát huy; trong đó Đảng phải thể hiện được vai trò hạt nhân

Đại hội XII: Phải tiếp tục nêu cao chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc

Đại hội XII: Phải tiếp tục nêu cao chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc

VOV.VN - Những bài học kinh nghiệm đã cho thấy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc cần được Đảng tiếp tục kế thừa, phát huy; trong đó Đảng phải thể hiện được vai trò hạt nhân

Đề nghị Thủ tướng tiếp tục chính sách cấp báo cho vùng dân tộc, miền núi
Đề nghị Thủ tướng tiếp tục chính sách cấp báo cho vùng dân tộc, miền núi

Ngày 22/1, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội nghị Tổng kết thực hiện Quyết định 2472/QĐ-TTg và Quyết định 1977/QĐ- TTg của Chính phủ về “Chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015” và đề xuất chính sách giai đoạn 2016-2020.

Đề nghị Thủ tướng tiếp tục chính sách cấp báo cho vùng dân tộc, miền núi

Đề nghị Thủ tướng tiếp tục chính sách cấp báo cho vùng dân tộc, miền núi

Ngày 22/1, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội nghị Tổng kết thực hiện Quyết định 2472/QĐ-TTg và Quyết định 1977/QĐ- TTg của Chính phủ về “Chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015” và đề xuất chính sách giai đoạn 2016-2020.