Quốc hội chất vấn thành viên Chính phủ tại đợt họp tập trung Kỳ họp thứ 2

VOV.VN - Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, dự kiến cuối đợt họp trực tuyến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ gửi xin ý kiến các đại biểu Quốc hội để quyết định nhóm vấn đề chất vấn và thành viên Chính phủ trả lời chất vấn.

Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc sáng nay (20/10) và bế mạc vào 13/11/2021 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp được tổ chức theo hình thức kết hợp họp trực tuyến và họp tập trung, chia thành 2 đợt.

Đợt 1 họp trực tuyến qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến 62 Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (11 ngày, từ ngày 20/10 đến ngày 30/10/2021).

Đại biểu Quốc hội ở địa phương nào sẽ tham dự ở điểm cầu tại địa phương đó; đại biểu Quốc hội công tác tại các cơ quan Trung ương (bao gồm cả Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội) tham dự tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.

Đợt 2, Quốc hội họp tập trung tại Nhà Quốc hội (6 ngày, từ 8- 13/11/2021). Theo dự kiến chương trình được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 4, Quốc hội sẽ dành 2,5 ngày, từ 10-12/11 trong đợt họp tập trung để tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn. Nội dung này được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước theo dõi.

Trả lời báo chí tại cuộc họp báo thông tin về Kỳ họp thứ 2, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Bùi Văn Cường cho biết, việc quyết định nhóm vấn đề chất vấn và người trả lời chất vấn thuộc thẩm quyền quyết định của tất cả đại biểu Quốc hội.

Hiện tại bước đầu đã tổng hợp 59 nhóm vấn đề, dự kiến đến thời điểm cuối đợt họp trực tuyến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ gửi xin ý kiến các đại biểu Quốc hội, sau đó quyết định nhóm vấn đề chất vấn và thành viên Chính phủ đăng đàn trả lời. Theo thông lệ, Thủ tướng Chính phủ cũng sẽ trong danh sách trả lời chất vấn.

 “Theo quy định của pháp luật, các tiêu chí để lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn là những vấn đề bức xúc nổi lên trong đời sống kinh tế-xã hội của đất nước, được đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm. Không chất vấn những vấn đề đã có trong Nghị quyết về chất vấn và Nghị quyết về giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm chất vấn và phải phù hợp với tổng thời gian tổ chức phiên chất vấn”, ông Bùi Văn Cường nhấn mạnh.

Tại phiên họp thứ 4 của Ủy ban Thường vụ khi cho ý kiến về chuẩn bị Kỳ họp thứ 2, ngày 13/10, ông Bùi Văn Cường cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 20/9/2021, Tổng Thư ký Quốc hội đã đề nghị các Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đề xuất vấn đề chất vấn.

54 Đoàn đại biểu Quốc hội và 3 đại biểu Quốc hội có văn bản với 59 nhóm vấn đề chất vấn. Tổng Thư ký đã tổng hợp đề xuất chất vấn để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.

Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 4, Tổng Thư ký sẽ căn cứ quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và Quy chế về tổ chức hoạt động giám sát của Quốc hội để lựa chọn nhóm vấn đề và người trả lời chất vấn, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Về xây dựng dự thảo Nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, ông Bùi Văn Cường cho biết, do việc chuẩn bị, trình và thông qua Nghị quyết về chất vấn rất ngắn (1 ngày) nên Tổng Thư ký đề nghị cho phép xây dựng dự thảo Nghị quyết theo hướng rút ngắn thời gian xin ý kiến giữa các quy trình để bảo đảm tiến độ ban hành Nghị quyết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Lùi thời điểm thực hiện chính sách cải cách tiền lương là phù hợp"
"Lùi thời điểm thực hiện chính sách cải cách tiền lương là phù hợp"

VOV.VN - Ông Đặng Thuần Phong cho biết, “dù cố gắng hết sức cũng chỉ đạt tăng trưởng trên 3% thì nguồn lực nên ưu tiên cho đầu tư phát triển, chăm lo an sinh xã hội nên lùi thời điểm thực hiện chính sách cải cách tiền lương là phù hợp".

"Lùi thời điểm thực hiện chính sách cải cách tiền lương là phù hợp"

"Lùi thời điểm thực hiện chính sách cải cách tiền lương là phù hợp"

VOV.VN - Ông Đặng Thuần Phong cho biết, “dù cố gắng hết sức cũng chỉ đạt tăng trưởng trên 3% thì nguồn lực nên ưu tiên cho đầu tư phát triển, chăm lo an sinh xã hội nên lùi thời điểm thực hiện chính sách cải cách tiền lương là phù hợp".

Bà Nguyễn Thị Thanh: "Có những nghị quyết của Quốc hội phải ký vào ban đêm"
Bà Nguyễn Thị Thanh: "Có những nghị quyết của Quốc hội phải ký vào ban đêm"

VOV.VN - Có rất nhiều phiên Thường vụ làm việc cả buổi tối và kéo dài đến đêm để hoàn thiện những dự thảo nghị quyết liên quan đến các biện pháp phòng chống dịch phải hoàn thành trong thời gian rất muộn, có những nghị quyết Chủ tịch Quốc hội đã ký vào ban đêm.

Bà Nguyễn Thị Thanh: "Có những nghị quyết của Quốc hội phải ký vào ban đêm"

Bà Nguyễn Thị Thanh: "Có những nghị quyết của Quốc hội phải ký vào ban đêm"

VOV.VN - Có rất nhiều phiên Thường vụ làm việc cả buổi tối và kéo dài đến đêm để hoàn thiện những dự thảo nghị quyết liên quan đến các biện pháp phòng chống dịch phải hoàn thành trong thời gian rất muộn, có những nghị quyết Chủ tịch Quốc hội đã ký vào ban đêm.

Quốc hội có thể rút ngắn Kỳ họp thứ 2 nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp
Quốc hội có thể rút ngắn Kỳ họp thứ 2 nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp

VOV.VN - Quốc hội dự phòng phương án nếu dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trong cả nước thì sẽ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định việc phải họp trực tuyến cả kỳ nhưng bố trí đợt 2 liền mạch với đợt 1 để kỳ họp kết thúc sớm.

Quốc hội có thể rút ngắn Kỳ họp thứ 2 nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp

Quốc hội có thể rút ngắn Kỳ họp thứ 2 nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp

VOV.VN - Quốc hội dự phòng phương án nếu dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trong cả nước thì sẽ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định việc phải họp trực tuyến cả kỳ nhưng bố trí đợt 2 liền mạch với đợt 1 để kỳ họp kết thúc sớm.