“Hội đồng Nhân dân quyết cái đã rồi thì đòi quyền làm gì”

VOV.VN -
Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch nêu quan điểm: "HĐND quyết cái trên đã quyết và bàn cái ở trên bàn rồi thì đòi quyền làm gì!"

Nêu ý kiến thảo luận về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đại biểu Trần Du Lịch - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh đánh giá dự thảo chỉnh lý và báo cáo giải trình có nhiều đề xuất khá rõ; đồng thời chia sẻ “cái khó” của việc xây dựng luật này là muốn đổi mới nhưng phải dựa trên toàn bộ cơ cấu hệ thống chính trị hiện hành, không xáo trộn. 

5 vấn đề tồn tại cần giải quyết

Theo đại biểu Trần Du Lịch, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Ngân sách phải giải quyết được 5 vấn đề tồn tại trong toàn bộ nền hành chính và tài chính quốc gia.

Trước hết là sự chồng chéo chức năng, không rõ ràng cái nào trung ương, cái nào địa phương, cái nào cấp phường, cấp huyện, xã. “Phường, xã nói tôi là cái máng xối, ở trên là cái mái nhà mọi thứ đổ lên đầu tôi. Tại sao như vậy, chưa giải quyết được. Chồng chéo như vậy thì không bao giờ ta nâng cao được chất lượng bộ máy hành chính, tinh giảm biên chế để nâng lương, để công chức sống bằng lương, chống nhũng nhiễu”.

Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch (Đoàn TPHCM)

Vấn đề thứ hai là cần làm rõ mô hình chính quyền nào cũng đứng trên nền tảng 2 chức năng: Hành pháp - bàn tay nối dài của Chính phủ thực thi pháp luật địa bàn, đây là mệnh lệnh, không có sáng tạo. Nhưng chức năng thứ hai là đại diện ý chí nguyện vọng của dân, bảo vệ lợi ích của dân, có tự chủ quyết định, phát huy năng lực sáng tạo của mình mà không vi phạm lợi ích quốc gia. Đây là phần dư địa của HĐND, chính quyền địa phương. Nhưng hiện hai chức năng này nhập nhằng, không rõ.

Tồn tại thứ 3 cần giải quyết, theo đại biểu Trần Du Lịch là “làm sao HĐND phải thực quyền, tức phải có dư địa để quyết, để làm chứ quyết cái trên đã quyết và bàn cái ở trên bàn rồi thì đòi quyền làm gì. Chúng ta vẫn hình thức. Bao nhiêu cấp không quan trọng nhưng thực quyền đảm bảo lợi ích của dân”.

Một vấn đề nữa, theo quan điểm của đại biểu này, chúng ta tổ chức nền hành chính thống nhất về nguyên tắc nhưng không đồng nhất về bộ máy. Và cuối cùng là làm sao có chính quyền Trung ương mạnh, Chính phủ thống nhất, không có chuyện trên bảo dưới không nghe, nhưng phải có dư địa để địa phương quyết định mà Trung ương không can thiệp, chỉ kiểm tra có vi phạm đến lợi ích quốc gia, có lạm quyền hay không.

“Đó là 5 vấn đề nền tảng để cải cách nền hành chính quốc gia. Chúng ta trông chờ vấn đề này và 3 luật có đề cập nhưng mỗi thứ một chút, không thay đổi gì cả, không tạo được sự đổi mới”, đại biểu Trần Du Lịch nêu quan điểm.

“Hiến pháp mở, chúng ta nên tiến tới”

Điều 111 Hiến pháp đưa ra 2 khái niệm “chính quyền địa phương” và “cấp chính quyền địa phương”, nhưng theo đại biểu Trần Du Lịch, thiết kế của dự thảo luật này xem chính quyền tỉnh là cấp chính quyền, như vậy cơ quan chính quyền ở đâu?

“Cửa mở của Hiến pháp ta bịt luôn ở luật này. Duy nhất có điều 152 về đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt có ghi là cơ quan hành chính để quản lý dân cư. Có lẽ đó là chính quyền chăng, ngoài ra là cấp chính quyền hết?”, đại biểu đặt câu hỏi.

Cũng theo đại biểu, điều 112 Hiến pháp quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định rạch ròi giữa trung ương và địa phương. Nội dung này được thể hiện ở Điều 11 của dự thảo luật với 5 nguyên tắc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, cụ thể là cái gì, cái nào phân quyền, ủy quyền, phân cấp thì chưa rõ.

“Cứ nói theo luật định vậy luật sẽ nói là luật nào? Các luật khác đều nói rất chung và không rõ cái nào hết. Đề nghị cố gắng làm rõ”, đại biểu nói.

Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương đang được thiết kế theo 2 phương án, trong đó có phương án không tổ chức HĐND cấp phường, đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, nếu đặt trên nền tảng không thay đổi gì, giữ nguyên hệ thống thì mô hình theo phương án giữ HĐND là đương nhiên.

“Ta cứ bàn giữ hay bỏ HĐND nhưng nếu giữ hệ thống bộ máy hành chính, chính trị như hiện nay thì bỏ HĐND để làm gì? Nếu ta tổ chức thành cơ quan hành chính, một cánh tay nối dài cấp trên và có hai cấp là cấp tỉnh và cấp cơ sở, còn cấp huyện là cấp hành chính; rõ chức năng và bộ máy tinh gọn lại thì mới bàn HĐND”, đại biểu nêu ý kiến.

Đại biểu cũng đề nghị: Hiến pháp mở, chúng ta nên tiến tới tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp hoàn chỉnh: tỉnh và cơ sở. Nâng mạnh vai trò cơ sở, tương lai thị trấn thành thị xã, quy mô xã mở rộng cũng có chính quyền cơ sở thực quyền đại diện cho nhân dân. Có bước trung gian 5 năm duy trì chính quyền cấp huyện và phát triển nền hành chính từ 3 cấp xuống 2 cấp. Phương án này không xáo trộn và mở ra để người đi sau tiếp tục cải cách.

“Giữ nguyên trạng thì chẳng có gì thay đổi cả. Vấn đề là tìm ra giới hạn mà sự thay đổi có thể xáo trộn nhưng không gây nguy hại cho hệ thống chính trị. Tôi đã có lần đề nghị ta có bước quá độ để không gây nguy hại nhưng vẫn đổi mới được”, đại biểu Trần Du Lịch bày tỏ../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Hội đồng Nhân dân cần đại biểu dám nghĩ và dám nói“
“Hội đồng Nhân dân cần đại biểu dám nghĩ và dám nói“

VOV.VN -“Tổ chức các cuộc họp hoành tráng nhưng giám sát không ai dám nói. Do đó đề nghị không nặng về số lượng mà nặng về chất lượng”.

“Hội đồng Nhân dân cần đại biểu dám nghĩ và dám nói“

“Hội đồng Nhân dân cần đại biểu dám nghĩ và dám nói“

VOV.VN -“Tổ chức các cuộc họp hoành tráng nhưng giám sát không ai dám nói. Do đó đề nghị không nặng về số lượng mà nặng về chất lượng”.

Chủ tịch Quốc hội: “Cứ thêm một ông cấp phó là có một dây đi kèm”
Chủ tịch Quốc hội: “Cứ thêm một ông cấp phó là có một dây đi kèm”

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh điều này, đồng thời cho rằng nên quy định cứng số lượng cấp phó trong Luật.

Chủ tịch Quốc hội: “Cứ thêm một ông cấp phó là có một dây đi kèm”

Chủ tịch Quốc hội: “Cứ thêm một ông cấp phó là có một dây đi kèm”

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh điều này, đồng thời cho rằng nên quy định cứng số lượng cấp phó trong Luật.

Chủ tịch Quốc hội: “Oan sai ở đâu, cán bộ ở đó phải chịu trách nhiệm”
Chủ tịch Quốc hội: “Oan sai ở đâu, cán bộ ở đó phải chịu trách nhiệm”

VOV.VN - “Làm sai là vi hiến, xâm phạm quyền con người, quyền tự do, công bằng và làm méo mó công lý", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội: “Oan sai ở đâu, cán bộ ở đó phải chịu trách nhiệm”

Chủ tịch Quốc hội: “Oan sai ở đâu, cán bộ ở đó phải chịu trách nhiệm”

VOV.VN - “Làm sai là vi hiến, xâm phạm quyền con người, quyền tự do, công bằng và làm méo mó công lý", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Vì sao quy định mới ban hành đã bị dư luận phản ứng?
Vì sao quy định mới ban hành đã bị dư luận phản ứng?

VOV.VN -Chủ tịch Quốc hội cho rằng làm luật nói rất hay nhưng khi thực hiện mới thấy dở; báo cáo đánh giá tác động còn hình thức.

Vì sao quy định mới ban hành đã bị dư luận phản ứng?

Vì sao quy định mới ban hành đã bị dư luận phản ứng?

VOV.VN -Chủ tịch Quốc hội cho rằng làm luật nói rất hay nhưng khi thực hiện mới thấy dở; báo cáo đánh giá tác động còn hình thức.

Đề nghị bổ sung thêm 2 thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
Đề nghị bổ sung thêm 2 thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ

VOV.VN -Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi sẽ bổ sung quy định thêm 2 thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

Đề nghị bổ sung thêm 2 thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ

Đề nghị bổ sung thêm 2 thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ

VOV.VN -Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi sẽ bổ sung quy định thêm 2 thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

“Quyền lực Nhà nước không phải nằm ở trên cao”
“Quyền lực Nhà nước không phải nằm ở trên cao”

VOV.VN -Nhấn mạnh để đảm bảo hợp Hiến và quyền làm chủ của nhân dân, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị không bỏ HĐND cấp phường.

“Quyền lực Nhà nước không phải nằm ở trên cao”

“Quyền lực Nhà nước không phải nằm ở trên cao”

VOV.VN -Nhấn mạnh để đảm bảo hợp Hiến và quyền làm chủ của nhân dân, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị không bỏ HĐND cấp phường.