Tăng cường quan hệ đối tác chiến lược Việt-Nhật

VOV.VN - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản từ ngày 16-19/3/2014

Nhận lời mời của Nhà Vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản từ ngày 16-19/3/2014. Đây là chuyến thăm Nhật Bản cấp Nhà nước lần đầu tiên của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trên cương vị Chủ tịch nước và là chuyến thăm Nhật Bản cấp Nhà nước lần thứ hai của Chủ tịch nước ta (Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã thăm cấp Nhà nước Nhật Bản tháng 11/2007) trong hơn 4 năm qua, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (trái) iếp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (Ảnh: TTXVN)


Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản tiếp tục có những bước phát triển sâu rộng và thực chất trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh quốc phòng. Hai nước vừa tổ chức thành công Năm Hữu nghị Việt – Nhật 2013 nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều hoạt động góp phần tăng cường giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.

Từ năm 2002 đến nay, quan hệ hai nước không ngừng được nâng cấp với nội dung hợp tác ngày càng sâu rộng nhân các chuyến thăm thường xuyên của lãnh đạo hai nước. Nếu như năm 2002, hai nước thiết lập quan hệ “Đối tác tin cậy, ổn định lâu dài” (nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Koizumi 4/2002), thì đến năm 2007, trong chuyến thăm Nhật cảu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết hai nước ra Tuyên bố chung về việc “Làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam và Nhật Bản” và “Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược” .

Từ đó đến nay hai nước đang tích cực thực hiện “Tuyên bố chung triển khai hành động trong khuôn khổ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản”. Tuyên bố bày được ký kết nhân chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tháng 10/2011.

Trong nhiều năm qua, Nhật Bản là đối tác phát triển quan trọng nhất của Việt Nam, là nhà cung cấp ODA hàng đầu, nhà đầu tư lớn nhất và là đối tác thương mại song phương thứ 4 đối với Việt Nam. Tính đến hết năm 2013, Nhật Bản cam kết tài trợ cho Việt Nam 23 tỷ USD vốn vay ODA, tổng vốn FDI đăng ký đạt hơn 34,5 tỷ USD. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2013 đạt 25,163 tỷ USD.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tiếp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (phải) tại Nhật Bản năm 2013 (Ảnh: TTXVN)


Trong tuyên bố chung năm 2011, hai bên đặt mục tiêu tăng ít nhất gấp đôi kim ngạch thương mại song phương đến năm 2020.

Hai nước đã giành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ năm 1999. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là thủy sản, dệt may, dầu thô, cáp điện, than đá, đồ gỗ… Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép các loại; vải các loại; linh kiện ô tô; nguyên liệu dệt, da…

Ngày 21/1/2014, Nhật Bản đã bãi bỏ việc kiểm tra toàn bộ tồn dư chất Ethoxyquin đối với tôm của Việt Nam nhập khẩu vào Nhật Bản, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy thương mại hai chiều về mặt hàng nông lâm thủy sản.

Hợp tác giữa hai nước ở các lĩnh vực văn hóa, khoa học công nghệ, giáo dục…cũng đạt được những thành quả tốt đẹp, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược. 

Nhật Bản có nhiều dự án giúp Việt Nam nghiên cứu bảo tồn, tôn tạo các ngôi nhà ở dân gian truyền thống tiêu biểu ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam. Chính phủ Nhật Bản bắt đầu hợp tác và hỗ trợ cho việc bảo tồn di tích Hoàng Thành Thăng Long vào năm 2004. Năm 2006, Ủy ban hỗn hợp Việt – Nhật bảo tổn di tích Hoàng thành Thăng Long đã được thành lập. Đến nay, Nhật Bản đã cử nhiều chuyên gia về khảo cổ học sang Việt Nam cùng điều tra, khai quật và nghiên cứu. Ngoài ra, hai bên cử nhiều đoàn sang thăm, làm việc, biểu diễn nghệ thuật, tham dự triển lãm, liên hoan phim, tổ chức Lễ hội tại mỗi nước. Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản đã được tổ chức thường niên từ năm 2008; Đại nhạc hội Việt Nam – Nhật Bản năm 2008 và 2010.

Quan hệ hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai nước đã phát triển dưới nhiều hình thức: Hợp tác giữa hai Chính phủ, giữa các trường học, giữa các tổ chức, giữa các cá nhân. Những năm gần đây, Nhật Bản là một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành giáo dục đào tạo của Việt Nam.

Trong chuyến thăm Nhật Bản của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân (3/2008), hai bên đã ký Bản ghi nhớ về việc Nhật Bản giúp Việt Nam đào tạo 1000 tiến sỹ cho Việt Nam đến năm 2020. Trên cơ sở đề nghị của ta về hợp tác phát triển trường đại học chất lượng cao tại Việt Nam, phía Nhật Bản đã quyết định chọn 4 trường để hỗ trợ nâng cấp là Đại học Cần Thơ, Đại học Đà Nẵng, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Trước mắt sẽ bắt đầu thực hiện từ Đại học Cần Thơ. Hiện có khoảng 4000 lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản.

Nhật Bản đã mở Tổng lãnh sự quán tại TP Hồ Chí Minh và ta mở Tổng Lãnh sự quán tại Osaka (tháng 3/1997) và Fukuoka (tháng 4/2009). Tháng 6/2010, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã bổ nhiệm ông Yukihisa Hirano làm Lãnh sự danh dự của Việt Nam tại thành phố Nagoya (tỉnh Aichi) và ông Nakajima Taro tại thành phố Kushiro (Hokkaido).

Việt Nam - Nhật Bản ký công hàm viện trợ ODA cho Việt Nam 


Từ ngày 1/1/2004, Việt Nam đã chính thức đơn phương miễn thị thực cho người Nhật đi du lịch và kinh doanh vào Việt Nam trong vòng 15 ngày và từ ngày 1/7/2004, quyết định miễn thị thực nhập cảnh ngắn hạn cho mọi công dân mang hộ chiếu Nhật Bản.

Dựa trên mối quan hệ tin tưởng, Việt Nam và Nhật Bản luôn ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế. Nhật Bản không chỉ ủng hộ đường lối đổi mới, mở cửa của Việt Nam, mà còn hỗ trợ Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới.

Dự kiến trong chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, một số văn hợp tác giữa các địa phương hai nước sẽ được ký kết.

Chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lần này là sự kiện có ý nghĩa chính trị quan trọng trong quan hệ hai nước. Chuyến thăm nhằm tăng cường sự tin cậy chính trị giữa Việt Nam – Nhật Bản và sự phối hợp giữa hai nước trong các vấn đề quốc tế và khu vực; thúc đẩy hợp tác với Nhật Bản trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, ODA, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, nông nghiệp…; làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước và tăng cường các kênh tiếp xúc với các giới của cả hai bên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phan Bội Châu và Phong trào Đông Du
Phan Bội Châu và Phong trào Đông Du

VOV.VN - Phong trào Đông Du là quá trình đổi mới tư duy của các nhà cách mạng Việt Nam, kết nối giao lưu giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Phan Bội Châu và Phong trào Đông Du

Phan Bội Châu và Phong trào Đông Du

VOV.VN - Phong trào Đông Du là quá trình đổi mới tư duy của các nhà cách mạng Việt Nam, kết nối giao lưu giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Những bước thăng trầm của quan hệ Việt-Nhật
Những bước thăng trầm của quan hệ Việt-Nhật

VOV.VN - Tuy có những lúc thăng trầm, quan hệ Việt-Nhật là mối quan hệ hướng tới lợi ích chung của hai dân tộc.

Những bước thăng trầm của quan hệ Việt-Nhật

Những bước thăng trầm của quan hệ Việt-Nhật

VOV.VN - Tuy có những lúc thăng trầm, quan hệ Việt-Nhật là mối quan hệ hướng tới lợi ích chung của hai dân tộc.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương Việt-Nhật
Thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương Việt-Nhật

Ông Trương Tấn Sang - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là coi trọng và không ngừng phát triển quan hệ hợp tác toàn diện với Nhật Bản trong các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh

Thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương Việt-Nhật

Thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương Việt-Nhật

Ông Trương Tấn Sang - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là coi trọng và không ngừng phát triển quan hệ hợp tác toàn diện với Nhật Bản trong các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh

Đưa quan hệ Việt-Nhật trở thành hình mẫu trên thế giới
Đưa quan hệ Việt-Nhật trở thành hình mẫu trên thế giới

Việt Nam-Nhật Bản cần nỗ lực đưa quan hệ hai nước phát triển thực chất, trở thành hình mẫu hợp tác ở khu vực và thế giới.

Đưa quan hệ Việt-Nhật trở thành hình mẫu trên thế giới

Đưa quan hệ Việt-Nhật trở thành hình mẫu trên thế giới

Việt Nam-Nhật Bản cần nỗ lực đưa quan hệ hai nước phát triển thực chất, trở thành hình mẫu hợp tác ở khu vực và thế giới.

Văn hóa là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt-Nhật
Văn hóa là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt-Nhật

(VOV) -Việt Nam và Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, có thể hợp tác, hỗ trợ nhau để làm giàu thêm nền văn hóa của mỗi bên.

Văn hóa là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt-Nhật

Văn hóa là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt-Nhật

(VOV) -Việt Nam và Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, có thể hợp tác, hỗ trợ nhau để làm giàu thêm nền văn hóa của mỗi bên.

Quan hệ Việt-Nhật: Những chặng đường phát triển
Quan hệ Việt-Nhật: Những chặng đường phát triển

VOV.VN - Quan hệ Việt-Nhật là mối quan hệ lâu đời, để lại nhiều dấu ấn cho đến ngày nay.

Quan hệ Việt-Nhật: Những chặng đường phát triển

Quan hệ Việt-Nhật: Những chặng đường phát triển

VOV.VN - Quan hệ Việt-Nhật là mối quan hệ lâu đời, để lại nhiều dấu ấn cho đến ngày nay.

Đại sứ là cầu nối thúc đẩy hợp tác Việt-Nhật
Đại sứ là cầu nối thúc đẩy hợp tác Việt-Nhật

Chiều 22/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Đại sứ Nhật Bản Tanizaki Yasuaki nhân dịp Đại sứ nhận nhiệm vụ công tác tại Việt Nam.

Đại sứ là cầu nối thúc đẩy hợp tác Việt-Nhật

Đại sứ là cầu nối thúc đẩy hợp tác Việt-Nhật

Chiều 22/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Đại sứ Nhật Bản Tanizaki Yasuaki nhân dịp Đại sứ nhận nhiệm vụ công tác tại Việt Nam.

Đẩy mạnh hơn quan hệ đối tác chiến lược Việt-Nhật
Đẩy mạnh hơn quan hệ đối tác chiến lược Việt-Nhật

Ngày 9/1, tại Trụ sở Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tiếp ông Tanigaki Sadakazu, Chủ tịch Đảng Dân chủ tự do Nhật Bản (LDP).

Đẩy mạnh hơn quan hệ đối tác chiến lược Việt-Nhật

Đẩy mạnh hơn quan hệ đối tác chiến lược Việt-Nhật

Ngày 9/1, tại Trụ sở Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tiếp ông Tanigaki Sadakazu, Chủ tịch Đảng Dân chủ tự do Nhật Bản (LDP).

Quan hệ hữu nghị Việt-Nhật đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất
Quan hệ hữu nghị Việt-Nhật đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất

Nguyên Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm: Quan hệ hữu nghị Việt Nam- Nhật Bản đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất từ trước tới nay, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích thiết thực của nhân dân hai nước...

Quan hệ hữu nghị Việt-Nhật đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất

Quan hệ hữu nghị Việt-Nhật đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất

Nguyên Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm: Quan hệ hữu nghị Việt Nam- Nhật Bản đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất từ trước tới nay, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích thiết thực của nhân dân hai nước...

Đưa quan hệ Việt-Nhật vào chiều sâu, hiệu quả
Đưa quan hệ Việt-Nhật vào chiều sâu, hiệu quả

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao Chính phủ Nhật Bản và các chính Đảng của Nhật Bản đã luôn ủng hộ Việt Nam trên các phương diện.

Đưa quan hệ Việt-Nhật vào chiều sâu, hiệu quả

Đưa quan hệ Việt-Nhật vào chiều sâu, hiệu quả

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao Chính phủ Nhật Bản và các chính Đảng của Nhật Bản đã luôn ủng hộ Việt Nam trên các phương diện.

Không ngừng phát triển hợp tác hữu nghị Việt-Nhật
Không ngừng phát triển hợp tác hữu nghị Việt-Nhật

Chuyến thăm của Chủ tịch nhóm Nghị sỹ hữu nghị Việt-Nhật nhằm thúc đẩy việc triển khai quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Nhật Bản và Quốc hội Việt Nam.

Không ngừng phát triển hợp tác hữu nghị Việt-Nhật

Không ngừng phát triển hợp tác hữu nghị Việt-Nhật

Chuyến thăm của Chủ tịch nhóm Nghị sỹ hữu nghị Việt-Nhật nhằm thúc đẩy việc triển khai quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Nhật Bản và Quốc hội Việt Nam.