Cử tri Hà Nội quan tâm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế

VOV.VN -Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII chính thức khai mạc sáng mai (21/10). 

Với nhiều nội dung quan trọng, kỳ họp thu hút được sự quan tâm chờ đón của cử tri, đặc biệt trong công tác xây dựng luật pháp và tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế. 

Theo dự kiến, kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII sẽ dành phần lớn thời gian cho việc xây dựng luật, trong đó 2 dự luật được cử tri đặc biệt quan tâm là Dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 và dự án Luật đất đai (sửa đổi).

Cử tri đánh giá cao việc Quốc hội ra nghị quyết lấy ý kiến, tiếp thu ý kiến các tầng lớp nhân dân góp ý cho 2 dự luật quan trọng này. Theo chương trình nghị sự tại kỳ họp này, Quốc hội tiếp tục dành hơn 2 ngày để đại biểu quốc hội thảo luận cho ý kiến, chỉnh lý và biểu quyết thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992.

Cử tri đánh giá, đây là những bước đi cần thiết để việc xây dựng Hiến pháp đảm bảo quyền dân chủ, thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, là cơ sở để xây dựng nhà nước pháp quyền.

Ông Nguyễn Hồng Tuyến Phó Chủ tịch Hội Luật gia thành phố Hà Nội mong muốn, đại biểu quốc hội hết sức sáng suốt đóng góp ý kiến trước khi biểu quyết thông qua: "Mong rằng kỳ họp Quốc hội lần này cho được nhiều ý kiến xác đáng và thông qua được dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Bởi vì đây là đạo luật gốc nó sẽ là cơ sở pháp lý để chúng ta xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và xây dựng hệ thống pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân. Với 2 luật quan trọng khác là Luật Đất đai sửa đổi và Luật Tiếp công dân nếu Quốc hội lần này thông qua được cũng góp phần quan trọng vào việc thực hiện quyền dân chủ của công dân.”

Các cử tri cho rằng, với thời gian hơn nửa ngày trong chương trình họp lần này dành cho luật Đất đai (sửa đổi) là cần thiết nhưng chưa thỏa đáng. Vì hiện vẫn còn nhiều điểm có ý kiến khác nhau cần thảo luận để đi tới thống nhất. Bởi vì Luật Đất đai có tác động sâu rộng đến toàn xã hội, tác động đến sự phát triển kinh tế đất nước, nên cần có sự nghiên cứu đóng góp ý kiến kỹ lưỡng và thận trọng trong sửa đổi luật. Cử tri Đỗ Mạnh Hiến ở phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội mong muốn, việc thông qua Luật đất đai (sửa đổi) trong kỳ họp này sẽ giải quyết được những vướng mắc, bất cập gây bức xúc trong nhân dân về đất đai thời gian qua.

“Luật đất đai sửa đổi làm sao để đảm bảo quyền lợi cho người dân, mà đặc biệt là đối với nông dân. Bởi vì Đảng ta làm cách mạng giải phóng dân tộc là mang lại ruộng đất cho người nông dân nhưng quá trình làm cách mạng từ đấy đến nay và nhất là thời gian vừa qua do Luật Đất đai chưa thật rõ ràng và phù hợp với tình hình thực tế nên có những vấn đề chưa phù hợp lắm với lòng dân. Tôi mong muốn lần này làm sao luật của mình sửa để đảm bảo được quyền lợi của người làm chủ đất đai” - cử tri Đỗ Mạnh Hiến nói.

Bên cạnh việc xây dựng luật, cử tri Hà Nội bày tỏ sự quan tâm đặc biệt tới kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014. Trong đó, vấn đề kiềm chế lạm phát, kiểm soát giá cả, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, giải quyết hàng tồn kho, đảm bảo an sinh xã hội được đặt lên hàng đầu.

Ông Nguyễn Xuân Điệp, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội đề nghị: “Việc tăng giá điện và giá xăng liên tục trong thời gian gần đây khiến hàng hóa thiết yếu tăng theo như lương thực, thực phẩm hàng tiêu dùng…  đã làm các tầng lớp nhân dân gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống và sản xuất, nhất là người có thu nhập thấp và nông dân, đề nghị Quốc hội nghiên cứu và giám sát kiểm tra quá trình đầu tư các dự án nguồn điện của Tập đoàn điện lực Việt Nam vì vừa qua có sự khác nhau giữa kết luận của Thanh tra Chính phủ với ý kiến của Tập đoàn điện lực Việt Nam”.

Những mong muốn chính đáng của cử tri trước thềm kỳ họp là sự nhắn nhủ, tin tưởng gửi gắm vào các đại biểu dân cử. Họ mong các đại biểu sẽ sáng suốt quyết định những vấn đề vừa có ý nghĩa giải quyết những khó khăn trước mắt, vừa có ý nghĩa lâu dài cho sự phát triển bền vững của đất nước ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kỳ họp thứ 6 Quốc hội xem xét thông qua Hiến pháp sửa đổi
Kỳ họp thứ 6 Quốc hội xem xét thông qua Hiến pháp sửa đổi

(VOV) -Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10 và kéo dài 30 ngày đến hết 26/11.

Kỳ họp thứ 6 Quốc hội xem xét thông qua Hiến pháp sửa đổi

Kỳ họp thứ 6 Quốc hội xem xét thông qua Hiến pháp sửa đổi

(VOV) -Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10 và kéo dài 30 ngày đến hết 26/11.

Sự kỳ vọng của nhân dân
Sự kỳ vọng của nhân dân

VOV.VN -Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII được cử tri cả nước kỳ vọng sẽ quyết định nhiều vấn đề hệ trọng của đất nước.

Sự kỳ vọng của nhân dân

Sự kỳ vọng của nhân dân

VOV.VN -Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII được cử tri cả nước kỳ vọng sẽ quyết định nhiều vấn đề hệ trọng của đất nước.

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII sẽ có nội dung về nhân sự
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII sẽ có nội dung về nhân sự

VOV.VN - Theo Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng, các nội dung về nhân sự cần phải xin ý kiến các cấp có thẩm quyền, các cơ quan liên quan.

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII sẽ có nội dung về nhân sự

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII sẽ có nội dung về nhân sự

VOV.VN - Theo Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng, các nội dung về nhân sự cần phải xin ý kiến các cấp có thẩm quyền, các cơ quan liên quan.