Đấu giá không thành công, DNNN được giảm giá tối đa 10%

VOV.VN -Theo các quy định trước đây, doanh nghiệp được giảm tối đa 03 lần (tương đương giảm 30%) khi đấu giá không thành công.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến hoàn thành dự thảo Quyết định trình Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại DN.

Theo đó, về nguyên tắc quy định thoái vốn tại dự thảo Quyết định, các doanh nghiệp phải thực hiện các nguyên tắc, trình tự, thủ tục, phương thức thoái vốn theo quy định tại Nghị định số 71/2013/NĐ-CP và các nội dung quy định tại Quyết định này khi thực hiện thoái vốn dưới mệnh giá, dưới giá trị sổ sách và bán lại cho SCIC.

Hạn chế tối đa tổn thất đầu tư và bảo toàn vốn nhà nước ở mức cao nhất khi thực hiện thoái vốn (quy định giá khởi điểm để bán đấu giá công khai trên cơ sở kết quả tư vấn của tổ chức có chức năng thẩm định giá nhưng không thấp hơn giá trị sổ sách của khoản đầu tư trừ đi số đã trích lập dự phòng (nếu có); quy định doanh nghiệp phải trích lập bổ sung cho đủ dự phòng tổn thất đầu tư theo quy định… 

Doanh nghiệp chỉ thực hiện bán thỏa thuận sau khi đấu giá không thành công hoặc không bán hết số cổ phần chào bán qua đấu giá. Trường hợp bán thỏa thuận không thành công đối với vốn đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm ngân hàng thì SCIC mua lại theo phương thức thỏa thuận theo giá thị trường trên cơ sở kết quả tư vấn của tổ chức có chức năng thẩm định giá nhưng không cao hơn mức giá khởi điểm khi bán thỏa thuận mà không thành công.

Về nguyên tắc điều chỉnh giá khi thoái vốn, dự thảo Quyết định quy định doanh nghiệp được điều chỉnh giảm giá bán khi bán thỏa thuận sau khi đấu giá không thành công hoặc không bán hết số cổ phần chào bán qua đấu giá (giảm lần 1); Bán cho SCIC sau khi bán thỏa thuận không thành công các khoản đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm ngân hàng (có thể giảm lần 2; bán theo giá thị trường trên cơ sở kết quả tư vấn của tổ chức định giá nhưng không cao hơn mức giá khởi điểm khi bán thỏa thuận mà không thành công).

Theo các quy định trước đây, doanh nghiệp được giảm tối đa 03 lần (tương đương giảm 30%) khi đấu giá không thành công. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa tổn thất đầu tư và tâm lý chờ mua thỏa thuận, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thoái vốn thành công, Bộ Tài chính đề xuất mức giảm giá tối đa là 10% sau khi đấu giá không thành công hoặc không bán hết cổ phần qua đấu giá để chuyển sang bán thỏa thuận (chỉ đấu giá 1 lần, nếu không thành công ty thì giảm 10% giá bán để bán thỏa thuận).

Đối với vốn của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước đầu tư tại các công ty đầu tư tài chính, các ngân hàng thương mại thì thực hiện thoái vốn theo quy định hiện hành và quy định tại Quyết định này. Trường hợp bán đấu giá không thành công và không bán hết số cổ phần/ vốn Nhà nước chào bán qua đấu giá thì doanh nghiệp báo cáo chủ sở hữu vốn nhà nước để phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định giao các ngân hàng thương mại nhà nước mua lại hoặc chuyển Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lại đại diện chủ sở hữu.

Thoái vốn dưới mệnh giá và dưới giá trị sổ sách

Dự thảo Quyết định quy định thoái vốn nhà nước dưới mệnh giá và dưới giá trị sổ sách theo các nhóm đối tượng.

Thứ nhất, thoái vốn tại công ty cổ phần đã niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch trên sàn giao dịch UPCOM. Theo đó, các doanh nghiệp thực hiện bán theo phương thức giao dịch khớp lệnh hoặc thỏa thuận theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Trường hợp không bán hết số cổ phần chào bán trong thời gian 3 tháng kể từ ngày đầu tiên thực hiện giao dịch khớp lệnh hoặc thỏa thuận thì chủ sở hữu vốn nhà nước xem xét, quyết định điều chỉnh giảm giá bán tối đa 10% so với bình quân giá giao dịch thành công của 30 ngày trước ngày xác định giá điều chỉnh để bán thỏa thuận. Việc bán thỏa thuận ngoài biên độ giá giao dịch phải có ý kiến chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định.

“Thực tế thời gian cũng đã một số trường hợp bán ngoài biên độ giá của cổ phiếu niêm yết sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận theo quy định. Bộ Tài chính thấy rằng nội dung quy định giảm giá 10% (ngoài biên bộ giá giao dịch trên sàn) không trái với quy định của pháp luật về chứng khoán” – theo giải thích của ban soạn thảo.

Thứ hai, thoái vốn tại công ty cổ phần chưa niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên sàn giao dịch UPCOM. Trường hợp doanh nghiệp đã trích lập dự phòng tổn thất đầu tư tài chính theo quy định đúng bằng giá trị sổ sách của khoản đầu tư thì chủ sở hữu vốn nhà nước xem xét, quyết định giá khởi điểm để bán đấu giá theo nguyên tắc không thấp hơn giá bán do tổ chức tư vấn định giá xác định. Nếu bán đấu giá không thành công hoặc không bán hết số cổ phần chào bán qua đấu giá thì thực hiện bán thỏa huận theo mức giá giảm 10% so với giá khởi điểm bán đấu giá.

Thứ ba, toái vốn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Trong đó, có quy định trường hợp yêu cầu công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên mua lại phần vốn góp hoặc bán lại cho thành viên khác trong công ty để đảm bảo phù hợp với luật Doanh nghiệp 2005 (Điều 43, 44).

Đối với trương hợp chuyển nhượng phần vốn cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên trong công ty thì phải thực hiện bán đấu giá, trường hợp không thành công thì bán thỏa thuận theo nguyên tắc giá bán thử đối với các doanh nghiệp chưa niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên Sàn giao dịch UPTOM./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều doanh nghiệp nhà nước 'loay hoay' tìm cách thoái vốn
Nhiều doanh nghiệp nhà nước 'loay hoay' tìm cách thoái vốn

VOV.VN - Đến năm 2015, Chính phủ sẽ hoàn thành toàn bộ quá trình thoái vốn nếu doanh nghiệp quyết tâm. Bởi càng để lâu, càng lỗ.

Nhiều doanh nghiệp nhà nước 'loay hoay' tìm cách thoái vốn

Nhiều doanh nghiệp nhà nước 'loay hoay' tìm cách thoái vốn

VOV.VN - Đến năm 2015, Chính phủ sẽ hoàn thành toàn bộ quá trình thoái vốn nếu doanh nghiệp quyết tâm. Bởi càng để lâu, càng lỗ.

Tái cơ cấu DNNN: Vẫn còn khó thoái vốn, cổ phần hóa
Tái cơ cấu DNNN: Vẫn còn khó thoái vốn, cổ phần hóa

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng thừa nhận, quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước vẫn còn hạn chế.

Tái cơ cấu DNNN: Vẫn còn khó thoái vốn, cổ phần hóa

Tái cơ cấu DNNN: Vẫn còn khó thoái vốn, cổ phần hóa

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng thừa nhận, quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước vẫn còn hạn chế.

DNNN sắp được thoái vốn dưới mệnh giá
DNNN sắp được thoái vốn dưới mệnh giá

VOV.VN -Trước nhiều vướng mắc, một số địa phương, Bộ, Tập đoàn chưa cổ phần hóa được doanh nghiệp nào.

DNNN sắp được thoái vốn dưới mệnh giá

DNNN sắp được thoái vốn dưới mệnh giá

VOV.VN -Trước nhiều vướng mắc, một số địa phương, Bộ, Tập đoàn chưa cổ phần hóa được doanh nghiệp nào.

Chậm thoái vốn ngoài ngành, lãnh đạo DN sẽ bị cách chức
Chậm thoái vốn ngoài ngành, lãnh đạo DN sẽ bị cách chức

Đây là nội dung nằm trong kế hoạch của Bộ Tài chính sẽ trình lên Thủ tướng xem xét trong tháng 8.

Chậm thoái vốn ngoài ngành, lãnh đạo DN sẽ bị cách chức

Chậm thoái vốn ngoài ngành, lãnh đạo DN sẽ bị cách chức

Đây là nội dung nằm trong kế hoạch của Bộ Tài chính sẽ trình lên Thủ tướng xem xét trong tháng 8.

Sẽ cho phép DNNN thoái vốn đầu tư dưới giá trị
Sẽ cho phép DNNN thoái vốn đầu tư dưới giá trị

VOV.VN -Đó là các khoản đầu tư càng để càng lỗ sẽ cho phép bán nhanh, bán dưới giá trị để thu hồi vốn.

Sẽ cho phép DNNN thoái vốn đầu tư dưới giá trị

Sẽ cho phép DNNN thoái vốn đầu tư dưới giá trị

VOV.VN -Đó là các khoản đầu tư càng để càng lỗ sẽ cho phép bán nhanh, bán dưới giá trị để thu hồi vốn.

Ông Vương Đình Huệ nói về thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước
Ông Vương Đình Huệ nói về thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước

Mục tiêu 2015 phải có kết quả cụ thể về tái cơ cấu kinh tế, tới đây vấn đề cổ phần hóa, thoái vốn của các tập đoàn chắc chắn sẽ nhanh hơn

Ông Vương Đình Huệ nói về thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước

Ông Vương Đình Huệ nói về thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước

Mục tiêu 2015 phải có kết quả cụ thể về tái cơ cấu kinh tế, tới đây vấn đề cổ phần hóa, thoái vốn của các tập đoàn chắc chắn sẽ nhanh hơn