Để đất nước phát triển, cần tư nhân tham gia vào nền kinh tế

VOV.VN-Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Phải cổ phần hóa bớt DNNN, Nhà nước chỉ giữ lại lĩnh vực quan trọng, then chốt chưa cho tư nhân đầu tư.

Tăng trưởng kinh tế đang thoát khỏi vùng đáy của thời kỳ suy giảm. Tuy nhiên, để hồi phục hoàn toàn và đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững thì vấn đề cải thiện năng suất và hiệu quả của khu vực doanh nghiệp nội địa vẫn là thách thức lớn đối với các nhà hoạch định chính sách. Lần đầu tiên trong chuyên mục Dân hỏi Bộ trưởng trả lời, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh dành thời gian trả lời những câu hỏi của tầng lớp doanh nhân và chuyên gia kinh tế, xung quanh chủ đề nâng cao năng suất và hiệu quả doanh nghiệp.

Năm 2014, tăng trưởng vẫn phải dựa vào tài nguyên và vốn

PV: Tăng trưởng của kinh tế Việt Nam nhiều năm qua dựa vào hai nguồn lực chính là khai thác tài nguyên thô và đầu tư công. Những nguồn lực này đang một mặt bị cạn kiệt và mặt khác bị siết chặt. Vậy động lực chính cho tăng trưởng kinh tế năm 2014 và những năm tiếp theo sẽ là gì, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Đúng là nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua dựa nhiều vào yếu tố tài nguyên cũng như yếu tố vốn. Trong những năm qua những nhân tố tác động đến tăng trưởng GDP của Việt Nam, lao động chiếm 25,5%, vốn chiếm tới 57,54% và chỉ tiêu về chất lượng là năng suất tổng hợp (TFP) chỉ chiếm 16,25%. Nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào vốn, tài nguyên. Năng suất lao động của chúng ta rất thấp.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh (Ảnh: Tuoitre.vn)

Các nước khác, trong cùng thời kỳ 2001-2010, tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc có tới 51,32% là do TFP mà TFP đó là năng suất tổng hợp, thể hiện tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại, quản trị hiện đại góp phần tăng GDP, trong khi đó cùng thời điểm đó Việt Nam TFP chỉ có 19,5%. Có nghĩa là nền kinh tế của chúng ta dựa quá nhiều vào tài nguyên và vốn như vậy sức cạnh tranh và chất lượng tăng trưởng rất thấp.

Đúng như các chuyên gia và doanh nghiệp đặt câu hỏi. Khi vốn đang siết chặt lại, đầu tư công giảm đi, rồi tài nguyên ngày càng cạn kiệt, Việt Nam tăng trưởng bằng cái gì? Riêng năm 2014 và 2015, chúng ta vẫn đang dựa vào tài nguyên và vẫn phải dựa vào vốn. Tuy nhiên, trong trung và dài hạn không thể tăng trưởng theo cách đó được.

Vì tài nguyên như than, dầu khí, quặng sắt và tất cả tài nguyên khác rồi sẽ đến lúc cạn kiệt. Cho nên tài nguyên lớn nhất của Việt Nam đó là con người. Người ta thống kê trên thế giới là những nước có nhiều tài nguyên như châu Phi và các nước khu vực Châu Á là những nước tăng trưởng chậm. Những nước ít tài nguyên và khí hậu khắc nghiệt như Châu Âu 6-7 tháng là băng tuyết và những vùng khó khăn thì lại là những nước phát triển.

Vậy thì có nghịch lý gì trong vấn đề này? Ở Việt Nam đặt ra nói nhân tố con người là nói lâu dài. Chúng ta phải dùng tài nguyên con người-tài nguyên quan trọng và quý báu nhất để tăng trưởng. Đó là sự năng động, trí thông minh, sự sáng tạo của nhân lực Việt Nam thì mới đổi mới được đất nước.

Tôi muốn nói điều đó là cho mục tiêu trung và dài hạn. Nhưng trước mắt năm 2014 là chúng ta vẫn phải dựa vào vốn, vẫn phải dựa vào tài nguyên, đây là điều chắc chắn để tăng trưởng để có thể đạt được mục tiêu là 5,8% và năm 2015 là khoảng 6-6,2% tăng trưởng, chúng ta vẫn phải dựa vào những nhân tố này.

Nhưng có một điều, chúng tôi muốn nói là chúng ta phải thực hiện ngay trong năm 2014 là cải cách thể chế. Một trong những cải cách quan trọng nhất là tạo ra khung khổ pháp lý cho lĩnh vực tư nhân và các lĩnh vực kinh tế khác ngoài nhà nước tham gia vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tham gia vào phát triển kinh tế, cung cấp dịch vụ công cho đất nước-mảng mà chúng ta đang để lãng phí.

Có thể nói là nguồn tiền nằm trong dân rất lớn, tất cả tiền chúng ta đang để trong ngân hàng chứ không phải đầu tư cho sản xuất, hoặc là mua vàng tích trữ mà lại muốn kiếm lời bằng cách lấy lãi suất ngân hàng chứ không phải là đầu tư trực tiếp sản xuất. Và có nhiều lĩnh vực tư nhân có thể tham gia vào. Không chỉ tư nhân trong nước mà cả tư nhân nước ngoài. Và đấy là cửa mở rất quan trọng nếu Việt Nam muốn tăng trưởng mạnh hơn cho năm 2014 và những năm tiếp theo.

Không nên phân biệt doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước

PV: Thưa Bộ trưởng, có rất nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại có sự mất cân đối giữa hiệu quả và tỷ trọng đóng góp của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với khối doanh nghiệp nội địa. Cụ thể: xuất nhập khẩu điện thoại và linh kiện đạt 15,5 tỷ đôla thì trong đó doanh nghiệp FDI chiến tới 15,4 tỷ đôla; lĩnh vực vi tính, sản phẩm điện tử linh kiện 7,7 tỷ đô la Mỹ thì doanh nghiệp FDI chiếm 7,5 tỷ. Xin Bộ trưởng cho biết, Việt Nam có chiến lược và chính sách gì để có thể khắc phục sự mất cân đối này về tỷ trọng đóng góp, xuất khẩu và tăng trưởng bền vững?

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Đó đúng là câu hỏi hay và thời sự. Tôi cho rằng, chúng ta cần có sự điều chỉnh làm sao cho doanh nghiệp trong nước, tức là doanh nghiệp thuần túy 100% vốn Việt Nam vươn lên để không kém doanh nghiệp FDI-doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Nhưng thế giới không phân biệt là thành phần kinh tế trong nước, thành phần kinh tế FDI. Vì các doanh nghiệp nước ngoài một khi đã vào Việt Nam là tuân thủ toàn bộ luật pháp Việt Nam và họ mang tiền đăng ký tại Việt Nam, là doanh nghiệp của Việt Nam và hoạt động như các doanh nghiệp khác, chịu toàn bộ chế tài pháp luật và tạo sản phẩm phục vụ cho đất nước Việt Nam và xuất khẩu đi nước ngoài. Và họ đóng góp về thuế, tạo công ăn việc làm, mang khoa học công nghệ đến.

Nên chúng ta không nên phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Đấy là điều chúng ta phải thống nhất với nhau. Nếu thấy doanh nghiệp FDI ở Việt Nam mà thành công quá thì không nên có gì bức xúc mà đúng phải là bức xúc điều là tại sao các doanh nghiệp FDI tăng trưởng mạnh như vậy mà doanh nghiệp Việt Nam lại bê bết như vậy. Đấy là điều chúng ta trăn trở và phải giải quyết. Tôi muốn nói ở góc độ đó thôi.

Trong những năm suy thoái kinh tế vừa rồi, những doanh nghiệp ngoài nước ít chịu tác động của bất ổn vĩ mô của Việt Nam. Ví dụ vốn vay trong nước phải vay với lãi suất rất cao, có thời kỳ lên tới 15-17%. Rồi nợ xấu nhiều, thị trường bị thu hẹp. Những vấn đề này doanh nghiệp FDI ít bị. Và như vậy họ vẫn tiếp tục sản xuất đạt hiệu quả cao. Trong khi doanh nghiệp Việt Nam chịu nhiều áp lực của khó khăn trong nước và nội tại của doanh nghiệp nên khó khăn.  

Còn vừa qua, những con số này nói lên điều là trong 3 năm qua suy thoái kinh tế như vậy, nhưng Việt Nam cũng rất thành công trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đây không phải là quốc gia nào cũng làm được. Bởi vì lẽ ra kinh tế bất ổn, lạm phát tăng chóng mặt thì doanh nghiệp không đến. Ngoài ra, lạm phát toàn cầu, những nước sở tại của doanh nghiệp này cũng khó khăn, ít đầu tư ra nước ngoài hơn nhưng chúng ta vẫn thu hút được, không những không giảm mà còn tăng lên.

Thậm chí nhiều doanh nghiệp rất thành công trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Đây là là thành phần quan trọng, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam, đóng góp vào gia tăng giá trị xuất khẩu cho Việt Nam trong những năm qua để có được chỉ số tăng trưởng vừa qua.

Tuy nhiên, vấn đề làm thế nào cho doanh nghiệp Việt Nam vươn lên và không quá chênh lệch thì đó là điều cần thiết phải làm. Chúng tôi nghĩ đây là việc phải làm căn cơ, bài bản, tháo gỡ những vướng mắc căn bản nhất của doanh nghiệp Việt Nam.

Thời gian qua, doanh nghiệp Việt Nam chịu 3 tác động lớn. Một là chịu tác động mặt trái của ổn định kinh tế vĩ mô khi thu hẹp nhanh dư nợ tín dụng, doanh nghiệp không tiếp cận được. Thứ hai, lãi suất, nợ xấu tăng lên cho nên doanh nghiệp gặp khó khăn. Những việc như vậy, chúng ta nhanh chóng phải ổn định và tháo gỡ.

Ví dụ nhanh chóng mua bán nợ để làm cho doanh nghiệp có chiến lược phát triển tốt, có điều kiện phát triển thì phải cho họ nhanh chóng xóa bỏ nợ xấu và tiếp cận được tín dụng lãi suất thấp để tiếp tục đầu tư và có sản phẩm. Phải tiếp tục nâng cao hơn nữa khả năng quản trị doanh nghiệp bằng những khuôn khổ pháp lý minh bạch cho doanh nghiệp nói chung để tiếp cận nguồn tài nguyên, nguồn lực của đất nước, chứ không phải cơ chế xin cho như bây giờ.

Và phải thị trường hóa hơn nữa tất cả những hoạt động trong kinh doanh và có những chế tài khuyến khích cho doanh nghiệp Việt Nam bảo trợ nhưng các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải vươn lên và bài bản hơn.

Doanh nghiệp phải xác định lại định hướng kinh doanh

PV: Thưa Bộ trưởng, năng suất lao động thấp là một điểm yếu không thể phủ nhận của nền kinh tế Việt Nam. Muốn cải thiện năng suất phải mở rộng quy mô hoặc đầu tư theo chiều sâu. Cả hai con đường này đều dễ gặp khó khăn đó là nguồn lực đầu tư trong nước, nhất là trong bốn năm nền kinh tế suy giảm như vậy thì đa số doanh nghiệp rơi vào trạng thái suy kiệt và không còn nguồn lực để tái đầu tư. Bài toán này sẽ được giải quyết như thế nào trong năm 2014?

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Đó là những điều như chúng ta vừa nói. Đúng là năng suất lao động đang thấp. Để tái cơ cấu lại doanh nghiệp và làm sao để đổi mới, nâng được sức cạnh tranh doanh nghiệp lên vì hiện doanh nghiệp khó khăn.

Hiện nguồn tiền cho doanh nghiệp vay không phải không có, trong ngân hàng vẫn dư. Làm sao doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn lãi suất thấp.

Thành lập công ty VMC-mua bán nợ xấu của tổ chức tín dụng, bước đầu giải quyết khoảng 130-150 nghìn tỷ đồng. Nhưng phải chuyển thành mua bán nợ xấu này để cắt đứt được nguồn các doanh nghiệp khó khăn để họ có đủ điều kiện để tiếp cận với nguồn lực mới. Đó là cái rất quan trọng.

Điều thứ hai là các doanh nghiệp phải xác định lại định hướng kinh doanh của mình trong điều kiện mới. Tìm kiếm và xác lập thị trường ổn định và chọn lựa được sản phẩm mũi nhọn của mình để có đầu tư hiệu quả và dứt điểm, có sức cạnh tranh. Và một trong những giải pháp quan trọng là dứt khoát phải đưa khoa học công nghệ thành động lực chủ yếu trong tăng trưởng.

Nói cách khác là TFP phải tăng lên, nghĩa là năng suất lao động tổng hợp kể cả năng suất lao động đơn thuần, năng suất sản phẩm và đặc biệt là quản trị doanh nghiệp hiện đại, hàm lượng khoa học công nghệ trong mỗi sản phẩm phải tăng lên. Trong đó, khoa học công nghệ là cứu cánh cho mỗi doanh nghiệp. Và chỉ cạnh tranh nhau được bằng khoa học công nghệ. Cho nên, muốn năng suất lao động tăng, cạnh tranh thì khoa học công nghệ và quản trị là vấn đề quyết định của doanh nghiệp trong thời gian tới.

Để đất nước phát triển, phải đưa tư nhân hóa tham gia vào nền kinh tế

PV: Về lý thuyết, người dân và doanh nghiệp được quyền kinh doanh những gì mà luật pháp không cấm nhưng có nhiều lĩnh vực thì hiện nay khối kinh tế tư nhân gần như không có cơ hội.  Xin Bộ trưởng cho biết đâu là lĩnh vực mà Nhà nước sẽ cho phép tư nhân hóa mạnh trong thời gian tới?

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh:  Tôi nghĩ rằng đấy là vấn đề lớn của nền kinh tế Việt Nam. Trong trung và dài hạn, để đất nước phát triển, phải đưa tư nhân hóa tham gia vào nền kinh tế. Như vậy tạo ra nhiều công ăn việc làm, tạo cơ hội cho mọi người tham gia vào cung cấp dịch vụ công và đầu tư sản xuất kinh doanh.

Và nguồn tiền không cất trong tủ, không gửi trong ngân hàng mà được mang ra đầu tư, và gọi là một viên đạn bắn được nhiều mục tiêu. Đây là điều thế giới đều làm cả. Cho nên chúng ta phải cổ phần hóa bớt khu vực doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước chỉ giữ lại lĩnh vực quan trọng, then chốt chưa cho tư nhân được đầu tư. Mỗi nước có một quy định khác nhau. Nên tôi cho rằng, trừ lĩnh vực thuộc bí mật quốc gia, quốc phòng an ninh, lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm như thuốc nổ, chất độc hại nguy hiểm thì nhà nước không cho sản xuất. Còn lại thì không cái gì nên cấm cả.

Còn chuyện tới đây Nhà nước cổ phần hóa, sẽ có bao nhiêu loại doanh nghiệp giữ 100% vốn nhà nước, bao nhiêu doanh nghiệp giữ lại 65%... Đấy là tiến trình cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước thôi, nhưng nhà nước phải nhanh chóng thoái vốn khỏi tất cả lĩnh vực mà tư nhân làm tốt hơn, như khách sạn, nhà hàng.

Hay lĩnh vực mà cứ tưởng rằng nhà nước chỉ độc quyền thì bây giờ cho tư nhân tham gia. Ví dụ trong giáo dục đại học, trung học, mầm non y tế. Nguồn lực ấy và trí tuệ ấy của nhiều con người cùng làm thay vì bây giờ họ không làm. Có hai vấn đề là nhà nước phải nhanh chóng cổ phần hóa và thoái vốn. Cái này có lịch trình rồi, đến 2015 về cơ bản cổ phần hóa nhiều tập đoàn, doanh nghiệp, tổng công ty.

Nhà nước chỉ giữ lại khoảng 8 tập đoàn lớn. Nhưng trong tập đoàn lớn chỉ giữ tên thôi, còn các công ty trực thuộc sẽ cổ phần hóa. Một khi cổ phần hóa, thì vốn của Nhà nước nắm giữ ít và dần dần có thể rút bớt nữa. Vấn đề thứ hai là tiếp tục tạo khung khổ pháp lý mới để doanh nghiệp tư nhân tiếp cận sòng phẳng với tài nguyên giống như doanh nghiệp nhà nước. Đấy chính là cải cách thể chế và là vấn đề quan trọng và thiết yếu cho nền kinh tế Việt Nam không chỉ năm 2014-2015 mà là cho trung và dài hạn. Và chỉ có con đường này kinh tế Việt Nam mới phát triển mạnh mẽ và lâu dài được.

PV: Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Siết đầu tư công
Siết đầu tư công

VOV.VN -Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ siết chặt đầu tư công trong giai đoạn 2014- 1015 bằng các nguyên tắc cụ thể.

Siết đầu tư công

Siết đầu tư công

VOV.VN -Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ siết chặt đầu tư công trong giai đoạn 2014- 1015 bằng các nguyên tắc cụ thể.

Việt Nam đẩy mạnh mở cửa đầu tư công
Việt Nam đẩy mạnh mở cửa đầu tư công

(VOV) -Diễn đàn “Đầu tư đối tác công tư tại Việt Nam” thu hút rất nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ tham gia

Việt Nam đẩy mạnh mở cửa đầu tư công

Việt Nam đẩy mạnh mở cửa đầu tư công

(VOV) -Diễn đàn “Đầu tư đối tác công tư tại Việt Nam” thu hút rất nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ tham gia

Cần định hướng lại đầu tư công cho nông nghiệp
Cần định hướng lại đầu tư công cho nông nghiệp

VOV.VN-Khi tư nhân chưa mặn mà đầu tư vào nông nghiệp mà Nhà nước dùng ngân sách để lao vào đầu tư sẽ là một sai lầm gấp đôi.

Cần định hướng lại đầu tư công cho nông nghiệp

Cần định hướng lại đầu tư công cho nông nghiệp

VOV.VN-Khi tư nhân chưa mặn mà đầu tư vào nông nghiệp mà Nhà nước dùng ngân sách để lao vào đầu tư sẽ là một sai lầm gấp đôi.

Kinh tế tăng trưởng bình quân 3 năm chỉ đạt 5,6%/năm
Kinh tế tăng trưởng bình quân 3 năm chỉ đạt 5,6%/năm

VOV.VN -Đây là mức thấp nhất trong 13 năm trở lại đây, thấp xa so với chỉ tiêu tăng trưởng bình quân theo kế hoạch (6,5-7%).

Kinh tế tăng trưởng bình quân 3 năm chỉ đạt 5,6%/năm

Kinh tế tăng trưởng bình quân 3 năm chỉ đạt 5,6%/năm

VOV.VN -Đây là mức thấp nhất trong 13 năm trở lại đây, thấp xa so với chỉ tiêu tăng trưởng bình quân theo kế hoạch (6,5-7%).

Tăng trưởng 5,4% mà hụt thu ngân sách lớn là bất hợp lý
Tăng trưởng 5,4% mà hụt thu ngân sách lớn là bất hợp lý

VOV.VN -Ủy ban TCNS đề nghị Chính phủ giá đúng, thực chất hơn về mức tăng trưởng kinh tế trong mối quan hệ với thu ngân sách.

Tăng trưởng 5,4% mà hụt thu ngân sách lớn là bất hợp lý

Tăng trưởng 5,4% mà hụt thu ngân sách lớn là bất hợp lý

VOV.VN -Ủy ban TCNS đề nghị Chính phủ giá đúng, thực chất hơn về mức tăng trưởng kinh tế trong mối quan hệ với thu ngân sách.

Thống đốc: Tăng trưởng tín dụng năm 2013 sẽ đạt 11-12%
Thống đốc: Tăng trưởng tín dụng năm 2013 sẽ đạt 11-12%

VOV.VN -Tính đến 31/10/2013, dư nợ tín dụng tăng 7,18% so với cuối năm 2012 và thường tăng trưởng mạnh trong quý 4.

Thống đốc: Tăng trưởng tín dụng năm 2013 sẽ đạt 11-12%

Thống đốc: Tăng trưởng tín dụng năm 2013 sẽ đạt 11-12%

VOV.VN -Tính đến 31/10/2013, dư nợ tín dụng tăng 7,18% so với cuối năm 2012 và thường tăng trưởng mạnh trong quý 4.

Luật đầu tư công sẽ xử lý nghiêm đầu tư dàn trải, tùy tiện
Luật đầu tư công sẽ xử lý nghiêm đầu tư dàn trải, tùy tiện

VOV.VN -Luật đã thể chế hóa quy trình quyết định chủ trương đầu tư, là nội dung đổi mới quan trọng nhất.

Luật đầu tư công sẽ xử lý nghiêm đầu tư dàn trải, tùy tiện

Luật đầu tư công sẽ xử lý nghiêm đầu tư dàn trải, tùy tiện

VOV.VN -Luật đã thể chế hóa quy trình quyết định chủ trương đầu tư, là nội dung đổi mới quan trọng nhất.

Luật Đầu tư công sẽ chặn đầu tư dàn trải?
Luật Đầu tư công sẽ chặn đầu tư dàn trải?

VOV.VN-Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Thông qua Luật Đầu tư công lúc này vô cùng quan trọng, nếu không thì bó tay với đầu tư dàn trải, lãng phí.

Luật Đầu tư công sẽ chặn đầu tư dàn trải?

Luật Đầu tư công sẽ chặn đầu tư dàn trải?

VOV.VN-Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Thông qua Luật Đầu tư công lúc này vô cùng quan trọng, nếu không thì bó tay với đầu tư dàn trải, lãng phí.

Cải cách đầu tư công, Việt Nam sẽ thay đổi kinh tế nhanh
Cải cách đầu tư công, Việt Nam sẽ thay đổi kinh tế nhanh

VOV.VN-Ngân hàng HSBC: nếu Chính phủ Việt Nam kiên định cải cách đầu tư công, sẽ có sự thay đổi kinh tế nhanh trong một vài năm tới.

Cải cách đầu tư công, Việt Nam sẽ thay đổi kinh tế nhanh

Cải cách đầu tư công, Việt Nam sẽ thay đổi kinh tế nhanh

VOV.VN-Ngân hàng HSBC: nếu Chính phủ Việt Nam kiên định cải cách đầu tư công, sẽ có sự thay đổi kinh tế nhanh trong một vài năm tới.

Năm 2013, tăng trưởng tín dụng sẽ chỉ ở mức 10%
Năm 2013, tăng trưởng tín dụng sẽ chỉ ở mức 10%

VOV.VN - Ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP HCM, cuối năm sẽ không tăng trưởng ồ ạt để đạt chỉ tiêu 12%.

Năm 2013, tăng trưởng tín dụng sẽ chỉ ở mức 10%

Năm 2013, tăng trưởng tín dụng sẽ chỉ ở mức 10%

VOV.VN - Ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP HCM, cuối năm sẽ không tăng trưởng ồ ạt để đạt chỉ tiêu 12%.

Tăng trưởng tín dụng - Cần chất hơn lượng!
Tăng trưởng tín dụng - Cần chất hơn lượng!

VOV.VN -Tăng trưởng tín dụng cả năm khó đạt 12%, các ngân hàng lại tăng cường đẩy tín dụng khiến nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại.

Tăng trưởng tín dụng - Cần chất hơn lượng!

Tăng trưởng tín dụng - Cần chất hơn lượng!

VOV.VN -Tăng trưởng tín dụng cả năm khó đạt 12%, các ngân hàng lại tăng cường đẩy tín dụng khiến nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại.