Đầu tư vào nông nghiệp:

Doanh nghiệp “khát” vốn, thiếu đất, vướng cơ chế

VOV.VN - Tỷ trọng doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hay ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp đang quá thấp so với tiềm năng.

Việt Nam từng được coi là cường quốc nông nghiệp với hơn 70% lao động làm nông nghiệp và các sản phẩm nông sản thế mạnh đứng nhất, nhì trên thế giới. Song, với cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam có thể bị mất dần vị thế nếu không tăng cường đầu tư ứng dụng tiến bộ của khoa học và công nghệ vào việc thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp thông minh với việc giảm chi phí đầu vào, tăng giá trị gia tăng đầu ra của sản phẩm. 

Vậy Việt Nam cần làm gì và làm như thế nào để ngành nông nghiệp gặt hái thành công trong cách mạng công nghiệp 4.0, góp sức thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững? Báo điện tử VOV sẽ tìm lời giải cho bài toán này.

Bài 1: Doanh nghiệp “khát” vốn, thiếu đất và vướng cơ chế

Nông nghiệp Việt Nam có thể mất vị thế nếu không kịp thời ứng dụng khoa học và công nghệ.

Theo ông Đậu Anh Tuấn (Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), bức tranh tổng thể nông nghiệp trong cả nước đã có nhiều tích cực, khi có một số tập đoàn trong nước đầu tư vào nông nghiệp như Vingroup, Hoàng Anh Gia Lai, Viettel...

Tuy nhiên theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện chỉ có khoảng 1% trong tổng số doanh nghiệp cả nước đầu tư vào nông nghiệp, mà đa số lại là các doanh nghiệp quy mô vốn nhỏ.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Thống kê của VCCI cho thấy, con số đầu tư FDI vào nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 2,9% số dự án và chưa đến 1% số vốn FDI của cả nước, mặc dù đối tượng đầu tư khá phong phú đến từ 35 quốc gia và vùng lãnh thổ.

"Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp vẫn còn thấp, năng suất lao động chưa cao, doanh thu trên năng suất lĩnh vực nông nghiệp đạt 262 triệu đồng/năm, chỉ bằng 1/5 so với lĩnh vực khác. Ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp khá lạc hậu. Tỉ lệ máy móc có trình độ cao còn rất khiêm tốn. Như vậy, có thể dễ dàng điểm ra những khó khăn của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp là vốn, đất đai và cơ chế", ông Đậu Anh Tuấn nhận định.

"Khát" vốn, thiếu đất

Những khoản vốn vay dành cho nông nghiệp tính rủi ro cao do thời tiết, thị trường, vì thế các ngân hàng rất e dè cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp. Đối với các quỹ hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ hay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của nhà nước, doanh nghiệp làm nông nghiệp cũng không dễ tiếp cận.

Ông Điền Văn Giáp, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Machinex Việt Nam.
Ông Điền Văn Giáp, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Machinex Việt Nam, đơn vị chuyên sản xuất, chế tạo các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho công nghệ sau thu hoạch chia sẻ, dù đã hơn 10 năm hoạt động trong ngành nông nghiệp, nhưng đến nay công ty acủa ông chưa thể tiếp cận được bất cứ nguồn vốn vay hỗ trợ nào.

"Với các chính sách hỗ trợ của nhà nước, chúng tôi đã đi tìm hiểu nhiều, cũng làm hồ sơ xin hỗ trợ, tuy nhiên vẫn chưa tiếp cận được bất cứ hỗ trợ nào...", ông Giáp cho hay.

"Tại Việt Nam hiện nay đang có rất nhiều quỹ, từ Quỹ đổi mới khoa học công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp... với những con số rất "khủng", thế nhưng để doanh nghiệp nhỏ và vừa như chúng tôi tiếp cận được còn quá nhiều rào cản", ông Giáp cho biết thêm.

Để ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp hiệu quả, doanh nghiệp cần đất đai với quy mô đủ lớn. Trong khi đó do nhiều yếu tố nên quỹ đất ở nước ta dành cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn không nhiều, chủ yếu đất đai sản xuất manh mún, chất lượng đất không phù hợp, chưa kể đến những hạn chế khác.

Vướng cơ chế

Ngoài khó khăn về vốn, đất đai, cơ chế phối hợp giữa doanh nghiệp - người dân - chính quyền địa phương cũng là một cản trở trong đầu tư, ứng dụng khoa học và công nghệ trong nông nghiệp.

Ông Trần Lệ, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Hoa Anh Đào.

Ông Trần Lệ, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Hoa Anh Đào, chia sẻ kinh nghiệm "xương máu" của mình về sự phối hợp này: Khoảng 15 năm trước, ông Lệ ra Bắc với mong muốn tìm vùng đất để sản xuất rau, hoa cho Hà Nội, giống như ở Đà Lạt sản xuất rau, hoa cho TP.HCM.

Khi đến huyện Tân Lạc, Hòa Bình, nơi có 5 xã vùng cao đặc biệt khó khăn có thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với rau, hoa. Ông Lệ cùng bạn bè thành lập công ty cổ phần, mua 64 sổ đỏ để có được diện tích đất rộng hơn 30 ha.

Sau 10 năm cặm cụi, công ty của ông đã cung cấp cho chợ Long Biên có ngày 10 tấn rau, trồng được 27.000 chậu địa lan trong 2 ha nhà vòm…

"Một ngày nọ, bà con nông dân ở địa phương kéo vào phá tan hoang hết với lý do đòi lại đất. Chính quyền tỉnh Hòa Bình, huyện Tân Lạc cho cơ quan công an đến nhưng chỉ mang tính chất quan sát. Trong 2 ngày, chúng tôi bị phá sạch", ông Lệ kể lại.

"Với chúng tôi đó là bài học đau đớn. Nhưng chúng tôi vẫn phải đứng dậy để khởi nghiệp lại ở Điện Biên. Nhờ sự ủng hỗ nhiệt tình của lãnh đạo tỉnh Điện Biên, từ 10 hạt anh đào mang về từ Nhật Bản đến nay tôi đã có khoảng 5.000 cây anh đào xuất đi khắp các tỉnh, thành phố cả nước", ông Lệ cho hay.

Từ kinh nghiệm cá nhân, ông Lệ cho rằng, "việc phối hợp các “nhà” đừng nên hô hào chung chung. Cần phải xem lại đến nơi đến chốn và có cơ chế cụ thể với chính quyền địa phương, người dân. Có như vậy doanh nghiệp mới tự tin đầu tư vào nông nghiệp"./.

Cùng loạt bài: Đầu tư vào nông nghiệp

Bài 1: Doanh nghiệp "khát" vốn, thiếu đất và vướng cơ chế

Bài 2: Hút đầu tư vào nông nghiệp: "Át chủ bài" là cơ chế

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hiến kế hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
Hiến kế hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

VOV.VN - Hiện cả nước có khoảng 49.600 doanh nghiệp (8%) đầu tư vào nông nghiệp, trong đó, vốn đầu tư vào nông nghiệp chỉ chiếm 8% - 10%.

Hiến kế hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

Hiến kế hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

VOV.VN - Hiện cả nước có khoảng 49.600 doanh nghiệp (8%) đầu tư vào nông nghiệp, trong đó, vốn đầu tư vào nông nghiệp chỉ chiếm 8% - 10%.

Số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp chỉ có 8%
Số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp chỉ có 8%

VOV.VN - Hiện, cả nước có khoảng 49.600 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, chiếm 8% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước.

Số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp chỉ có 8%

Số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp chỉ có 8%

VOV.VN - Hiện, cả nước có khoảng 49.600 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, chiếm 8% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước.

Đất đai nhỏ lẻ là nút thắt lớn nhất cản dòng đầu tư vào nông nghiệp
Đất đai nhỏ lẻ là nút thắt lớn nhất cản dòng đầu tư vào nông nghiệp

VOV.VN - Đất đai manh mún, lực lượng sản xuất thiếu chuyên nghiệp, thiếu chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp… đó là những rào cản đầu tư vào nông nghiệp.

Đất đai nhỏ lẻ là nút thắt lớn nhất cản dòng đầu tư vào nông nghiệp

Đất đai nhỏ lẻ là nút thắt lớn nhất cản dòng đầu tư vào nông nghiệp

VOV.VN - Đất đai manh mún, lực lượng sản xuất thiếu chuyên nghiệp, thiếu chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp… đó là những rào cản đầu tư vào nông nghiệp.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao cần những doanh nghiệp lớn
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao cần những doanh nghiệp lớn

VOV.VN - Để ứng dụng công nghệ thông minh, sản xuất gắn thành công với thị trường thì cần hình thành doanh nghiệp có tiềm lực và kỹ năng quản trị tốt...

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao cần những doanh nghiệp lớn

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao cần những doanh nghiệp lớn

VOV.VN - Để ứng dụng công nghệ thông minh, sản xuất gắn thành công với thị trường thì cần hình thành doanh nghiệp có tiềm lực và kỹ năng quản trị tốt...