Doanh nghiệp Nhật thống trị M&A tại Việt Nam

VOV.VN -Hoạt động M&A trong 6 tháng vẫn ghi nhận những nguồn vốn “khủng” từ các nhà đầu tư đến từ đất nước mặt trời mọc.

Khi “ông lớn” tận dụng mua bán - sáp nhập doanh nghiệp (M&A) - Khác với Vingroup đang nhiệt tình tham gia M&A trên thị trường địa ốc, Hoàng Anh Gia Lai (HAG) lại tập trung tham gia M&A với đích nhắm là các dự án thủy điện. Trong 6 dự án thủy điện đang phát triển, HAG đã tìm được nhóm khách hàng trong nước đầu tư.

Một “ông lớn” khác, trong top đầu về vốn hóa thị trường trên sàn chứng khoán là Masan, trong 6 tháng đầu năm 2013 cũng liên tiếp có thông tin về hoạt động M&A. Theo đó, Masan đã hoàn tất mua Proconco (Cám Con cò) để hoàn thiện chuỗi cung cấp thức ăn chăn nuôi thông qua mua Hoa Mười Giờ, mua nước khoáng Vĩnh Hảo để mở rộng sang lĩnh vực nước uống đóng chai, suối khoáng song song với cà phê.

Các thương vụ của Masan đều được thực hiện trong năm 2012 và chỉ công bố sau khi hoàn tất song giới quan sát nhận định, với tỉ lệ sở hữu chưa đạt như mong muốn, các thương vụ kể trên của Masan sẽ còn tiếp tục kéo dài để ít nhất Công ty này sẽ tiến tới gần 100% vốn sở hữu.

“Khi đó, Masan mới phát huy được khả năng chi phối từ chiến lược cho đến phân phối, thậm chí marketing cho các sản phẩm chứ không đơn thuần đóng vai trò của cổ đông lớn. Masan luôn khẳng định những lợi thế hơn nhiều so với các nhà đầu tư ngoại đầu tư vào cùng ngành hàng thực phẩm, trừ lĩnh vực chăn nuôi với những ông lớn quá bài bản từ Thái Lan như CP Group”, một chuyên gia về M&A nhận định.

Sự thống trị của doanh nghiệp Nhật - Cũng như các năm trước, thị trường M&A Việt Nam hưng thịnh phần lớn nhờ nguồn vốn ngoại. Chỉ tính riêng trong quý I/2013, quy mô thị trường đã đạt khoảng 676 triệu USD với 14 thương vụ.

Trong đó, ngoài các thương vụ bán dự án, cổ phần đã nêu, thị trường còn có các thương vụ điển hình như Tập đoàn khách sạn Minor International mua lại hai khu nghỉ dưỡng Life Heritage Resort Hội An và Life Resort Quy Nhơn với giá 16 triệu USD; Công ty Berli Juker mua Công ty Ichiban chuyên về đậu hũ với giá 4,7 triệu USD... Những dự án này chủ yếu được thực hiện bởi bên mua đến từ Nhật Bản - xuất phát điểm chính của dòng vốn M&A tại Việt Nam trong năm 2012.

Tuy nhiên, khác với những năm trước, hoạt động đầu tư của Nhật ra nước ngoài chủ yếu tập trung ở các Công ty lớn, bắt đầu từ 2012 và tăng nhanh trong 2013, dòng vốn này có sự góp sức của rất nhiều doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ Nhật Bản.

Vì vậy, không loại trừ có rất nhiều dòng vốn góp đầu tư tư nhân vào các Công ty nhỏ của Việt Nam theo hình thức liên doanh, góp vốn cổ phần, ủy thác đầu tư hoặc liên kết trong một chuỗi cung ứng giá trị giữa hai thị trường Nhật Bản - Việt Nam và mở rộng ra là các thị trường quốc tế.

Theo dự báo của Công ty Stox Plus, tương lai M&A 2013 phần lớn vẫn thuộc về nguồn vốn Nhật. Ông Yoshimitsu Onji, CEO của Tổ chức Nghiên cứu và Quản trị tài chính DN Nhật Bản - RECOF cho rằng, mặc dù rất nhiều DN Nhật Bản đầu tư sản xuất tại các khu công nghiệp Việt Nam, song vẫn còn những DN ngoài nhu cầu mua lại các nhà máy, cơ sở sản xuất còn có mục tiêu thâu tóm hệ thống phân phối cũng như nguồn lao động chất lượng. “Hơn nữa, xu hướng dân số giảm của Nhật Bản vẫn chưa dừng lại khiến cho thị trường tiêu dùng nước này ngày càng bị thu hẹp. Để duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, các DN Nhật Bản không còn cách nào khác là phải tích cực đầu tư vào các quốc gia mới nổi. Đây rõ ràng không phải là xu hướng một sớm một chiều và theo đó làn sóng đầu tư mạnh mẽ của các DN Nhật Bản vào Việt Nam được dự báo sẽ còn tiếp tục kéo dài”, ông Yoshimitsu Onji nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

5 năm cho một thị trường 5 tỷ đô
5 năm cho một thị trường 5 tỷ đô

VOV.VN -Sau 5 năm phát triển, giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ và đạt 5,1 tỷ USD năm 2012

5 năm cho một thị trường 5 tỷ đô

5 năm cho một thị trường 5 tỷ đô

VOV.VN -Sau 5 năm phát triển, giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ và đạt 5,1 tỷ USD năm 2012