Đồng bào Chăm Bình Thuận nỗ lực giữ vững “Nông thôn mới”

VOV.VN - Phong trào xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Thuận ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần làm thay đổi diện mạo của làng, xã.

Phong trào xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Thuận hiện đã có sự chuyển biến rõ nét về chất lượng và ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần làm thay đổi diện mạo của làng, xã. Trong 4 xã có đông đồng bào Chăm ở tỉnh Bình Thuận đã có 3 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Do ngày càng hiểu rõ hơn lợi ích từ phong trào xây dựng nông thôn mới, nên đồng bào Chăm tích cực tham gia nhằm giữ vững danh hiệu nông thôn mới.

Tuyến đường thôn Lâm Giang, xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc.

Năm 2014, xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận đạt chuẩn nông thôn mới. Xác định phát triển sản xuất gắn với cơ cấu lại nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, Ban Chỉ đạo nông thôn mới xã Hàm Trí tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan, chỉ đạo xây dựng thành công các mô hình về liên kết sản xuất, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đã đem lại hiệu quả.

Điển hình như mô hình sản xuất thanh long sạch, theo chuỗi liên kết; ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm, hiệu quả cao;… Nhờ đó mà phá bỏ tập quán độc canh cây lúa, chấm dứt nạn phá rừng làm rẫy. Đồng bào Chăm nơi đây biết áp dụng khoa học kỹ thuật, xen canh cây trồng hợp lý để phát triển kinh tế gia đình.

Với những cách làm hay và bước đi vững chắc, đến nay đồng bào Chăm thôn Lâm Giang nói riêng và người dân xã Hàm Trí nói chung ngày càng tích cực hơn với phong trào, nỗ lực giữ vững danh hiệu nông thôn mới.

Ông Khê Thanh Mai – Trưởng thôn Lâm Giang, xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận cho biết: "Đạt rồi thì mình phải giữ, mà giữ như thế nào, phải cùng nhau giữ, mỗi gia đình phải có trách nhiệm, thứ nhất là nhắc nhở con em mình tham gia giao thông cho đúng luật, làm ăn cho nó giỏi, giữ mãi mãi danh hiệu nông thôn mới này, có được danh hiệu này khó lắm, để mất đi thì uổng công. Bà con mình ai cũng đồng tình, chung sức chung lòng với nhau, thứ nhất là phải đoàn kết, thứ hai là vấn đề làm ăn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, làm sao để đưa thôn mình ngày càng lên làm giàu chính đáng".

Không chỉ  nâng cao đời sống vật chất, Chương trình nông thôn mới cũng đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần đồng bào Chăm. Nhiều hình thức văn hóa, loại hình văn nghệ dân gian được khôi phục như câu lạc bộ văn nghệ dân gian Chăm dành cho lứa tuổi thiếu niên nhi đồng ở xã Phan Hiệp, câu lạc bộ bóng đá thiếu niên xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình, hội dân ca Chăm ở xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong…

Nhà Văn hóa xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình.

Tất cả các hoạt động của các câu lạc bộ, hội, nhóm này thường xuyên diễn ra tại Nhà Văn hóa xã, Nhà Sinh hoạt cộng đồng của thôn và thu hút nhiều người tham gia, làm phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào, góp phần thúc đẩy mô hình xây dựng nông thôn mới gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng...

Ông Nguyễn Văn Hiểu – Bí thư Chi bộ thôn Bình Thắng, xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận phấn khởi cho hay, "Trách nhiệm của chi bộ, trách nhiệm của thôn, trách nhiệm của nhân dân thôn Bình Thắng là phải giữ được danh hiệu nông thôn mới cho nó lâu dài mà muốn như thế thì thứ nhất phải kiểm tra vệ sinh môi trường, thứ hai nữa là vận động bà con mua bảo hiểm y tế cho năm sau nó đạt, tiếp tục vận động con em đến trường đầy đủ ở 3 cấp. Rồi một số con đường nội đồng thì trách nhiệm Chi bộ, trách nhiệm ban thôn, hệ thống chính trị sẽ kiểm tra các công trình mà Nhà nước đã đầu tư xây dựng".

Những con đường làng được trám bê-tông; những công viên văn hóa đã hình thành tạo điều kiện cho bà con Chăm thong dong thả bộ, trẻ con nô đùa mỗi khi chiều về. Các khu chợ làng Chăm cũng được nâng cấp và tấp nập người mua kể bán,…

Tất cả tạo nên một không gian sống động và tràn đầy sức sống. Tuy nhiên, bên cạnh những gam màu sáng, nông thôn mới vùng Chăm vẫn còn đó những gam màu tối, nhất là vấn đề vệ sinh môi trường.

Ông Đào Văn Lượng, Chủ tịch xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận cho biết: "Hiện nay so với yêu cầu thì vệ sinh môi trường trên địa bàn xã cũng còn một số hạn chế thiếu sót, thời gian tới địa phương tiếp tục phát động cho nhân dân khơi thông cống rảnh, trồng thêm cây xanh để cho môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp hơn".

Đường làng Chăm xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong.

Tình trạng xả rác thải ra đường vẫn còn hiện hữu tại các làng Chăm. Một số người dân không có ý thức vứt ra khắp nơi nào là túi ni lon, xác động vật chết, chất thải sinh hoạt. Trong khi đó xe thu gom rác chỉ hoạt động theo định kỳ và chủ yếu ở các tuyến đường chính trong làng. Đây không chỉ là thách thức đối với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới mà nó còn là rào cản đối với các xã đang phấn đấu hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới.

Ông Nguyễn Bá Ky – Bí thư Đảng ủy xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận cho biết, "Một số bà con đi chợ về thường vứt bỏ bịch ni -lông ngoài đường, việc này cũng ảnh hưởng tới môi trường, một số người dân cũng chưa nhận thức được nên cũng phải tập trung tuyên truyền trên loa, đài để nâng cao ý thức người dân ở địa phương. Phía đoàn thanh niên, ban thôn hằng tháng cũng tổ chức vệ sinh dọn dẹp môi trường".

Tỉnh Bình Thuận hiện có trên 35.000 người Chăm, sống tập trung ở 4 xã thuần và rải rác ở 9 thôn xen ghép. Thu nhập bình quân đầu người của các xã vùng Chăm hiện đạt trên 30 triệu đồng/người/năm. Ngoài việc tuyên truyền vận động người dân đồng lòng chung tay cùng với hệ thống chính trị ở cơ sở thực hiện tốt các phong trào ở địa phương, nhất là phong trào chung tay “vì một cộng đồng xanh – sạch – đẹp”, các cấp chính quyền, sở ngành cũng cần hướng dẫn, kết nối, hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân đầu tư phát triển sản xuất.

Theo ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, vùng đồng bào dân tộc thì xuất phát điểm của xây dựng nông thôn mới thường thấp. Vì vậy mà tỉnh cũng đưa ra các lộ trình vừa hỗ trợ vừa xây dựng. Trước tiên là tập trung nâng cao đời sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo, mà muốn giảm hộ nghèo thì phải tập trung hỗ trợ sản xuất cho vùng đồng bào.

Xác định xây dựng nông thôn mới là một tiến trình, các địa phương có đông đồng bào Chăm trên địa bàn Bình Thuận đang tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp nhằm duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được dù còn nhiều khó khăn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại biểu Quốc hội lo ngại xây dựng nông thôn mới chạy theo thành tích
Đại biểu Quốc hội lo ngại xây dựng nông thôn mới chạy theo thành tích

VOV.VN - Các đại biểu Quốc hội lo ngại về tình trạng nhiều xã chạy theo thành tích để xây dựng nông thôn mới khiến nhiều địa phương phải mang nợ.

Đại biểu Quốc hội lo ngại xây dựng nông thôn mới chạy theo thành tích

Đại biểu Quốc hội lo ngại xây dựng nông thôn mới chạy theo thành tích

VOV.VN - Các đại biểu Quốc hội lo ngại về tình trạng nhiều xã chạy theo thành tích để xây dựng nông thôn mới khiến nhiều địa phương phải mang nợ.

"Nhiều tỉnh sa lầy trong nợ đọng xây dựng cơ bản nông thôn mới"
"Nhiều tỉnh sa lầy trong nợ đọng xây dựng cơ bản nông thôn mới"

VOV.VN - ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương: “Tôi phải dùng từ "sa lầy" vì có những tỉnh gần 1.000 tỷ tập trung tại các công trình như trụ sở làm việc, nhà văn hóa".

"Nhiều tỉnh sa lầy trong nợ đọng xây dựng cơ bản nông thôn mới"

"Nhiều tỉnh sa lầy trong nợ đọng xây dựng cơ bản nông thôn mới"

VOV.VN - ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương: “Tôi phải dùng từ "sa lầy" vì có những tỉnh gần 1.000 tỷ tập trung tại các công trình như trụ sở làm việc, nhà văn hóa".

Bất cập trong quản lý chợ nông thôn mới
Bất cập trong quản lý chợ nông thôn mới

VOV.VN - Chợ nông thôn mới đi vào hoạt động nhưng đã nảy sinh nhiều bất cập về môi trường và phòng cháy chữa cháy gây bức xúc cho tiểu thương.

Bất cập trong quản lý chợ nông thôn mới

Bất cập trong quản lý chợ nông thôn mới

VOV.VN - Chợ nông thôn mới đi vào hoạt động nhưng đã nảy sinh nhiều bất cập về môi trường và phòng cháy chữa cháy gây bức xúc cho tiểu thương.

Nhiều tỷ phú nông dân xuất hiện từ phong trào xây dựng nông thôn mới
Nhiều tỷ phú nông dân xuất hiện từ phong trào xây dựng nông thôn mới

VOV.VN - Hơn 5 năm qua từ phong trào xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Nghệ An đã xuất hiện hàng trăm hộ nông dân tỷ phú.

Nhiều tỷ phú nông dân xuất hiện từ phong trào xây dựng nông thôn mới

Nhiều tỷ phú nông dân xuất hiện từ phong trào xây dựng nông thôn mới

VOV.VN - Hơn 5 năm qua từ phong trào xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Nghệ An đã xuất hiện hàng trăm hộ nông dân tỷ phú.