Gỡ khó về tín dụng cho nông nghiệp

VOV.VN-Việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng vẫn là bài toán khó cho các hộ nông dân. 

Những năm gần đây, hệ thống ngân hàng đã triển khai nhiều chính sách ưu tiên nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn với mức tăng trưởng trung bình khoảng 20%/năm. Tuy nhiên, đến nay, chính sách tín dụng cho lĩnh vực này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và chưa phát huy hiệu quả như mong đợi.

Thúc đẩy tín dụng cho nông nghiệp sẽ góp sức cho cơ giới hóa ruộng đồng mạnh mẽ hơn (Ảnh: Tinmoituong)

Sau 3 năm triển khai, Nghị định 41 của Chính phủ về hỗ trợ tín dụng cho nông dân đã góp phần quan trọng vào những thành công của nông nghiệp Việt Nam, góp phần tăng tín dụng nông nghiệp. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một trong những đơn vị đã có nhiều kinh nghiệm và thành công khi hoạt động ở thị trường nông nghiệp, nông thôn thời gian qua. Hiện nay, tổng dư nợ của ngân hàng này khoảng 560 nghìn tỷ đồng, trong đó 70% dư nợ được đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt chất lượng tín dụng cho vay theo Nghị định 41 được đảm bảo, nợ xấu trong lĩnh vực này luôn dưới 3%.

Mặc dù có nhiều ưu đãi cho ngành nông nghiệp nhưng đến nay việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng vẫn là bài toán khó cho các hộ nông dân. Ông Lại Xuân Môn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cho biết: “Về tín dụng cho nông nghiệp nông thôn, cho vay món nhỏ lẻ thì chi phí hoạt động cao. Đối tượng vay nông nghiệp nông thôn là tác động nhiều bởi điều kiện tự nhiên, rủi ro không chỉ đơn thuần từ trình độ năng lực quản lý của chính hộ vay, mà còn từ khách quan, thiên nhiên như hạn hán thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh… người nông dân là đối tượng vay bị tổn tương lớn nhất. Chính vì vậy, món vay nhỏ, rủi ro lớn”.

Hiện nay, phần lớn các tổ chức tín dụng về nông thôn có xu hướng cho doanh nghiệp vay hơn là hộ nông dân. Lý do là tín dụng cho nông nghiệp nông thôn chủ yếu là món vay nhỏ lẻ dẫn đến chi phí hoạt động cao và rủi ro trong nông nghiệp  lớn… Cùng với đó, khoản vay thì nhỏ lẻ nhưng không ít ngân hàng vẫn yêu cầu có sổ đỏ để tín chấp hoặc thế chấp.

Một vấn đề phát sinh nữa là nhiều hộ nông dân sống ở các thị trấn, giáp ranh đô thị mặc dù vẫn làm nông nghiệp nhưng lại không được vay. Chính vì vậy, 3 năm qua, tín dụng dành cho nông dân thông qua Hội mới chỉ đạt 13 nghìn tỷ đồng, trong khi hộ nông dân trong cả nước là 14 triệu hộ, như vậy chưa đến 4% số hộ nông dân được vay vốn. Theo ông Nguyễn Viết Mạnh Vụ trưởng Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước, ngành ngân hàng đang từng bước tháo gỡ vướng mắc trong việc giải ngân vốn tín dụng cho nông nghiệp thời gian tới.

“Từ nay đến cuối năm, hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục triển khai các chính sách tín dụng trọng lĩnh vực nông nghiệp, nông dân đã được quy định. Đồng thời sẽ tiếp tục thực hiện giãn, hoãn nợ; giảm một phần lãi đối với những khoản nợ xấu… Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đang nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất cho vay một số chương trình mới, phù hợp với quy trình sản xuất của bà con”- ông Mạnh cho biết thêm.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám cho biết, để hỗ trợ, giúp nông dân bớt khó khăn về vấn đề tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất cho vay một số chương trình mới, phù hợp với quy trình sản xuất của bà con. Đặc biệt, phải tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo hướng lựa chọn những sản phẩm chủ lực có thế mạnh của Việt Nam, có thị trường tiêu thụ và tổ chức theo chuỗi giá trị.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhấn mạnh: “Trên cơ sở tái cơ cấu của ngành nông nghiệp, chọn những sản phẩm chủ lực để chúng ta có chương trình, kể cả tín dụng vay vốn cũng phải bám sát với tổ chức lại sản xuất thì mới hiệu quả. Tôi rất muốn trong chính sách tín dụng tới đây, ngoài chính sách chung phải có những chương trình riêng cho những sản phẩm chủ lực. Ví dụ như, cá tra, lúa gạo, cà phê, với mỗi đối tượng như vậy có cách khác nhau trong quá trình sản xuất cũng như thị trường thì chúng ta phải có chính sách riêng về tín dụng cho phù hợp”.

Để nông dân gắn bó với đồng ruộng hơn, một trong những giải pháp là phải gỡ khó tín dụng, tiếp đó là bảo hiểm cho nông nghiệp và lo đầu ra cho sản phẩm. Đại diện Hội Nông dân khẳng định, sẽ đề xuất chính sách tháo gỡ khó khăn về vay vốn, hướng dẫn bà con cách làm ăn, quản lý đầu vào, dạy nghề. Để vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân về đúng địa chỉ, cần cơ chế giám sát của cả hệ thống chính trị, chứ không riêng Hội Nông dân./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thống đốc: Tín dụng cho nông nghiệp nông thôn tăng cao nhất
Thống đốc: Tín dụng cho nông nghiệp nông thôn tăng cao nhất

(VOV) -4 tháng đầu năm 2013, tín dụng của nền kinh tế tăng hơn 2% nhưng riêng nông nghiệp tăng gần 5%.

Thống đốc: Tín dụng cho nông nghiệp nông thôn tăng cao nhất

Thống đốc: Tín dụng cho nông nghiệp nông thôn tăng cao nhất

(VOV) -4 tháng đầu năm 2013, tín dụng của nền kinh tế tăng hơn 2% nhưng riêng nông nghiệp tăng gần 5%.

Gia hạn cho vay tín dụng xuất khẩu cà phê lên 36 tháng
Gia hạn cho vay tín dụng xuất khẩu cà phê lên 36 tháng

(VOV)-Chính phủ đồng ý gia hạn cho vay tín dụng xuất khẩu cà phê và một số mặt hàng nông sản xuất khẩu từ 12 tháng lên 36 tháng.

Gia hạn cho vay tín dụng xuất khẩu cà phê lên 36 tháng

Gia hạn cho vay tín dụng xuất khẩu cà phê lên 36 tháng

(VOV)-Chính phủ đồng ý gia hạn cho vay tín dụng xuất khẩu cà phê và một số mặt hàng nông sản xuất khẩu từ 12 tháng lên 36 tháng.

Tái cơ cấu nông nghiệp để “trả nợ” nông dân?
Tái cơ cấu nông nghiệp để “trả nợ” nông dân?

VOV.VN-Cần cấp thiết tìm giải pháp phát triển nông nghiệp thực chất để cải thiện đời sống nông dân, cũng là một cách để 'trả nợ' nông dân.

Tái cơ cấu nông nghiệp để “trả nợ” nông dân?

Tái cơ cấu nông nghiệp để “trả nợ” nông dân?

VOV.VN-Cần cấp thiết tìm giải pháp phát triển nông nghiệp thực chất để cải thiện đời sống nông dân, cũng là một cách để 'trả nợ' nông dân.

Giải thể Quỹ tín dụng yếu kém
Giải thể Quỹ tín dụng yếu kém

Các Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động yếu kém sẽ bị thu hồi giấy phép, giải thể, thanh lý tài sản và người gửi tiền sẽ được trả bảo hiểm

Giải thể Quỹ tín dụng yếu kém

Giải thể Quỹ tín dụng yếu kém

Các Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động yếu kém sẽ bị thu hồi giấy phép, giải thể, thanh lý tài sản và người gửi tiền sẽ được trả bảo hiểm

NHNN yêu cầu phải đạt tăng trưởng tín dụng 12%
NHNN yêu cầu phải đạt tăng trưởng tín dụng 12%

(VOV) -NHNN vừa chỉ thị các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng có hiệu quả để toàn hệ thống đạt tăng trưởng 12%.

NHNN yêu cầu phải đạt tăng trưởng tín dụng 12%

NHNN yêu cầu phải đạt tăng trưởng tín dụng 12%

(VOV) -NHNN vừa chỉ thị các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng có hiệu quả để toàn hệ thống đạt tăng trưởng 12%.