Khẳng định hiệu quả của công nghệ tưới nước nhỏ giọt cho cây cà phê

VOV.VN - Công nghệ phù hợp địa hình đồi dốc ở Tây Nguyên, dễ lắp đặt và vận hành bảo dưỡng, tăng được năng suất cà phê từ 15% - 20%.

Ngày 17/4, tại huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng tổ chức diễn đàn khuyến nông và nông nghiệp với chủ đề “Tưới nước tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong sản xuất cà phê bền vững ở Tây Nguyên”. 250 đại biểu đại diện các viện, trường, các nhà khoa học trong nước, cán bộ ngành nông nghiệp và người trồng cà phê tại 5 tỉnh Tây Nguyên tham dự.

Tại Hội thảo, các đại biểu khẳng định, sản xuất cà phê ở Tây Nguyên đang thiếu tính ổn định và bền vững do tình trạng khan hiếm nước ngày càng trầm trọng; nông dân sử dụng nguồn nước còn lãng phí, chưa đầu tư, ứng dụng kỹ thuật tưới nước tiết kiệm, chưa sử dụng bón phân hợp lý, là những nguyên nhân chính dẫn đến chi phí tăng, rủi ro tăng và lợi nhuận giảm.

Công nghệ tưới nước nhỏ giọt được nhiều hộ trồng cà phê quan tâm. (Ảnh: KT)
Hội thảo đã dành nhiều thời gian thảo luận, trao đổi về những kinh nghiệm hay và giới thiệu một số mô hình tưới nước tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong sản xuất cà phê bền vững trong khu vực. Các mô hình này tiết kiệm được 30 - 40% nước tưới so với phương pháp tưới truyền thống, tiết kiệm 30 - 40% lượng phân bón so với bón phân thủ công, giảm trên 90% chi phí nhân công tưới và bón phân.

Đáng chú ý, công nghệ này phù hợp địa hình đồi dốc ở Tây Nguyên, dễ lắp đặt và vận hành bảo dưỡng, tăng được năng suất cà phê từ 15% - 20%. Trong khi đó, chi phí đầu tư khoảng 50 triệu đồng/ha, thời hạn sử dụng tối thiểu là 10 năm.

Dự hội thảo, ông Nguyễn Thanh Hùng, nông dân trồng cà phê ở Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng cho biết, diễn đàn này rất bổ ích, giúp ông thấy được nhiều ưu điểm của mô hình tưới nhỏ giọt. Tuy chi phí đầu tư hơi cao nhưng ông sẽ mạnh dạn áp dụng vào vườn cà phê 2ha của gia đình trong niên vụ cà phê tới.

“Lâu nay người nông dân làm theo quy trình mỗi năm chỉ tưới từ 1 - 2 đợt. Nếu tưới tràn sẽ tốn nước nhưng lại chỉ đáp ứng lượng nước cho cây trong thời gian ngắn, khiến hiệu quả sử dụng phân bón thấp, chi phí cao, gây lãng phí. Qua hội thảo này với mô hình tưới nhỏ giọt rất hiệu quả, sẽ tiết kiệm được nước, phân bón, nhân công... đây là điều mà nông dân rất mong muốn”, ông Nguyễn Thanh Hùng cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cà phê Sơn La: Điệp khúc được mùa - rớt giá
Cà phê Sơn La: Điệp khúc được mùa - rớt giá

VOV.VN - Hiện nay giá cà phê đang ở mức thấp cực điểm khiến cuộc sống của người trồng cà phê tại Sơn La lâm vào cảnh khốn đốn. 

Cà phê Sơn La: Điệp khúc được mùa - rớt giá

Cà phê Sơn La: Điệp khúc được mùa - rớt giá

VOV.VN - Hiện nay giá cà phê đang ở mức thấp cực điểm khiến cuộc sống của người trồng cà phê tại Sơn La lâm vào cảnh khốn đốn. 

Cà phê điêu đứng vì khô hạn
Cà phê điêu đứng vì khô hạn

Sông, suối khô kiệt gần một tháng nay khiến nhiều vùng cà phê bạt ngàn ở Đắk Lắk lâm cảnh lao đao do thiếu nước tưới.

Cà phê điêu đứng vì khô hạn

Cà phê điêu đứng vì khô hạn

Sông, suối khô kiệt gần một tháng nay khiến nhiều vùng cà phê bạt ngàn ở Đắk Lắk lâm cảnh lao đao do thiếu nước tưới.

Gia Lai: Người trồng cà phê loay hoay cứu hạn
Gia Lai: Người trồng cà phê loay hoay cứu hạn

VOV.VN - Toàn tỉnh Gia Lai đã có 1.085 ha cây trồng bị hạn, mức độ khô hạn được đánh giá là nghiêm trọng hơn các năm.

Gia Lai: Người trồng cà phê loay hoay cứu hạn

Gia Lai: Người trồng cà phê loay hoay cứu hạn

VOV.VN - Toàn tỉnh Gia Lai đã có 1.085 ha cây trồng bị hạn, mức độ khô hạn được đánh giá là nghiêm trọng hơn các năm.

Cho vay tái canh cây cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên
Cho vay tái canh cây cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ giao NHNN chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai cho vay, bảo đảm hiệu quả, đúng đối tượng.

Cho vay tái canh cây cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên

Cho vay tái canh cây cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ giao NHNN chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai cho vay, bảo đảm hiệu quả, đúng đối tượng.

Chờ tái canh cà phê: Sự thật đắng lòng ở Kon Tum
Chờ tái canh cà phê: Sự thật đắng lòng ở Kon Tum

VOV.VN -Cà phê già cỗi, năng suất thấp, đời sống người dân khó khăn nhưng mong ước tái canh cà phê chưa biết đến bao giờ mới thực hiện được.

Chờ tái canh cà phê: Sự thật đắng lòng ở Kon Tum

Chờ tái canh cà phê: Sự thật đắng lòng ở Kon Tum

VOV.VN -Cà phê già cỗi, năng suất thấp, đời sống người dân khó khăn nhưng mong ước tái canh cà phê chưa biết đến bao giờ mới thực hiện được.