Lãi suất chính sách nên duy trì ở mức hiện nay

(VOV) -Ngoài ra, việc duy trì lạm phát thấp và một tỷ giá hối đoái ổn định là những yếu tố hết sức quan trọng.

Hội nghị các nhà tài trợ năm 2012 vừa kết thúc. Các khuyến nghị của các chuyên gia quốc tế đưa ra tại Hội nghị thực sự quý báu trong công tác điều hành của Chính phủ.

Chưa có dự phòng rủi ro cho tái cơ cấu kinh tế

Ông Sanjay Kalra (Đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam) cho rằng, việc duy trì lạm phát thấp và một tỷ giá hối đoái ổn định là những yếu tố hết sức quan trọng trong nỗ lực của Chính phủ Việt Nam. Nếu không có cú sốc nào, NHNN nên duy trì lãi suất chính sách ở mức hiện nay trong thời gian tới. Đồng thời, NHNN cũng phải tiếp tục theo dõi diễn biến của các áp lực gây ra lạm phát, bao gồm những áp lực đến từ giá lương thực và nhiên liệu thế giới.


Mức dự trữ ngoại hối đã tăng nhưng vẫn thấp hơn so với mức có thể tạm coi là ổn hoặc đủ để có thể đương đầu với những cú sốc lớn từ bên ngoài. Do đó, cần tiếp tục tăng mức dự trữ quốc tế thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô chặt chẽ một cách phù hợp. Các chính sách kinh tế vĩ mô tiếp tục thắt chặt là hết sức quan trọng để neo giữ kỳ vọng lạm phát và cải thiện lòng tin vào tiền đồng. Để đạt được điều này, chính sách tài khóa cần tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực ổn định kinh tế. Nếu có xảy ra cú sốc nào, chính sách tài khóa có thể được nới lỏng chút ít, trong khi chính sách tiền tệ vẫn cần tiếp tục tập trung vào việc kiềm chế lạm phát. Đồng thời, với mức dự trữ ngoại hối khá thấp như hiện nay, tỷ giá hối đoai cũng có thể được sử dụng trong quá trình điều chính.

Các nỗ lực chung về ổn định kinh tế cần được sự hỗ trợ của chính sách tài khóa. Năm 2012, nền kinh tế yếu ớt và các biện pháp khuyến khích về thuế đã làm giảm số thu cho ngân sách. Số thu từ dầu tiếp tục mạnh nhờ giá dầu thế giới biến động thuận lợi, nhưng số thu từ xuất nhập khẩu bị giảm vị nhập khẩu yếu, còn số thu nội địa thì giảm do kinh tế suy giảm và những ưu đãi về thuế cho doanh nghiệp và cá nhân.

Chi ngân sách nói chung là theo kế hoạch tuy nhiên, Chính phủ dự kiến lấy các khoản chi ngoài ngân sách của các năm sau (15.000 tỷ đồng) để chi cho năm 2012 để kích thích tăng trưởng. Nhưng có lẽ sẽ chỉ có khoảng 1/3 số tiền đó được giải ngân thực sự trong năm 2012 (số còn lại vào đầu năm 2013), và không phải tất cả số thuế VAT và thu nhập doanh nghiệp được giãn sang năm 2013 sẽ được Chính phủ thu về do có hàng loạt doanh nghiệp đã phá sản. Do đó, thâm hụt ngân sách có thể tăng lên đến mức gần 5,5% năm 2012 trước khi giảm xuống 4% năm 2013 (theo cách tính toán của Sổ tay Thống kê tài chính chính phủ của IMF). Mặc dù thâm hụt ngân sách năm 2013 cao hơn chút ít so với dự tính tại thời điểm đoàn Điều khoản IV của IMF vào công tác tại Việt Nam, nhưng điều đó cho thấy việc chính phủ đã rút dần một số biện pháp kích thích tài khóa và mức thâm hụt này nhìn chung là phù hợp, nhưng không thấy có dự phòng cho chi phí tái cấp vốn cho các cải cách và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, bao gồm cả những hệ quả của việc người lao động mất việc làm. Theo kinh nghiệm trước đây trên thế giới, các cuộc cải cách DNNN thường đi kèm với rất nhiều khoản nợ dự phòng mà chính phủ phải đứng ra gánh vác.

Đặt trọng tâm vào giải quyết việc làm

Cùng chung mối quan tâm về các vấn đề “đi theo” quá trình tái cơ cấu, đại diện của LHQ tại Việt Nam cho rằng, do chính sách thắt chặt kinh tế vĩ mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn và nhiều người đã mất việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp, nhất là của lao động nữ, dự tính sẽ cao hơn so với tỷ lệ thất nghiệp ở nam giới, vì lao động nữ chủ yếu làm việc trong những ngành xuất khẩu như thủy sản, dệt may.

Những khó khăn kinh tế hiện nay và sự suy giảm lòng tin của nhà đầu tư cho thấy các nền tảng kinh tế hiện tại không thể tạo đủ việc làm hiệu quả trong khi lực lượng lao động hàng năm nhận thêm khoảng 1 triệu lao động mới.

Phần lớn các nguyên nhân sâu xa của tình trạng bất ổn kinh tế vĩ mô hiện nay là do cơ cấu và liên quan tới việc sử dụng không hiệu quả nguồn lực công, quảng lý không hiệu quả và tham nhũng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong một thập kỷ qua cũng là nguyên nhân của nhiều thách thức cơ cấu. Tăng trưởng nhờ đầu tư, sử dụng nguồn lực lớn, tận dụng lợi thế nhân công rẻ và khai thác tài nguyên. Kết quả là đóng góp của năng suất sản xuất vào tăng trưởng kinh tế đã suy giảm và Việt Nam ngày càng gặp phải mức độ cạnh tranh cao hơn ở các thị trường xuất khẩu cũng như thu hút đầu tư nước ngoài.

Thách thức kinh tế chính đối với Việt Nam là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời tiến hành các cải cách cơ cấu trong dài hạn. Điều này đồi hỏi ý chí chính trị bền vững và mạnh mẽ. Đồng thời, cần dó những động lực để tăng cường khả năng chống chọi của nền kinh tế và của các hộ gia đình trước các cú sốc từ bên ngoài. Một yếu tố quan trọng trong cải cách cơ cấu là xác định rõ vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế cũng như trong cung cấp các dịch vụ xã hội. Cần phân tách rõ giữa sở hữu nhà nước, các bên qui định luật phát và các bên tham gia thị trường nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế. Một điểm nữa là cần xử lý là những ưu đãi về cơ chế đã tạo điều kiện cho tham nhũng, lạm dụng quyền lực và quản lý sai. Tham nhũng bao giờ cũng làm gia tăng bất bình đẳng, hạn chế cơ hội, làm giảm chất lượng các công trình đầu tư công và cản trở tăng trưởng nói chung.

Tập trung tái cấu trúc khu vực tài chính

Bà Victoria Kwawa – Giám đốc Quốc gia Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam bình luận rằng: xu hướng tăng trưởng tiếp tục giảm xuống trong những năm qua – năm nay là tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1999 - cho thấy nền kinh tế đang mất đi một số động lực mà những cản trở về cơ cấu đã và đang làm ảnh hưởng đến tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. 

Các nguyên nhân kém hiệu quả về cơ cấu chính – doanh nghiệp nhà nước, khu vực ngân hàng và tài chính yếu kém và đầu tư công kém hiệu quả đã được Đảng và Chính phủ xác định rất rõ. Hiện tại cần thiết phải có những cam kết chính trị, giải pháp và hành động. Những động thái này sẽ giúp tạo ra những thành công cụ thể ban đầu, tạo ra sự tự tin vào Chính phủ và vào thành công của những hành động về sau.

Không có những giải pháp quyết đoán, thì chi phí để giải quyết những thách thức này sẽ cao. Ở một số nước, chi phí giải quyết khó khăn trong khu vực tài chính cao đến mức 30-40% GDP. Không có giải pháp kiên quyết, Việt Nam cũng có khả năng gặp rủi ro rơi vào bẫy thu nhập trung bình với năng lực cạnh tranh thấp, với khả năng quay trở lại tình hình bất ổn định tái diễn làm nghiêm trọng thêm vấn đề bất bình đẳng trong xã hội./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lãi suất sẽ giảm tiếp trong tháng 12
Lãi suất sẽ giảm tiếp trong tháng 12

(VOV) -Lạm phát năm 2012 được tính toán ở mức 7,5%, là cơ sở để điều hành lãi suất giảm xuống.

Lãi suất sẽ giảm tiếp trong tháng 12

Lãi suất sẽ giảm tiếp trong tháng 12

(VOV) -Lạm phát năm 2012 được tính toán ở mức 7,5%, là cơ sở để điều hành lãi suất giảm xuống.

Lãi suất liên ngân hàng giảm hầu hết các kỳ hạn
Lãi suất liên ngân hàng giảm hầu hết các kỳ hạn

(VOV)-Kỳ hạn 1 tháng giảm 3,04%, kỳ  hạn 3 tháng giảm 0,04%; các kỳ hạn còn lại có các mức giảm từ 0,18% đến 0,65%. 

Lãi suất liên ngân hàng giảm hầu hết các kỳ hạn

Lãi suất liên ngân hàng giảm hầu hết các kỳ hạn

(VOV)-Kỳ hạn 1 tháng giảm 3,04%, kỳ  hạn 3 tháng giảm 0,04%; các kỳ hạn còn lại có các mức giảm từ 0,18% đến 0,65%. 

Lãi suất huy động giảm về dưới 12%
Lãi suất huy động giảm về dưới 12%

(VOV) - Bắt đầu từ cuối tuần trước và đầu tuần này, một số tổ chức tín dụng điều chỉnh lãi suất huy động kỳ hạn dài về dưới 12%/năm.

Lãi suất huy động giảm về dưới 12%

Lãi suất huy động giảm về dưới 12%

(VOV) - Bắt đầu từ cuối tuần trước và đầu tuần này, một số tổ chức tín dụng điều chỉnh lãi suất huy động kỳ hạn dài về dưới 12%/năm.

“Hạ lãi suất huy động và cơ bản thêm 1%”
“Hạ lãi suất huy động và cơ bản thêm 1%”

(VOV) -Đây là kiến nghị của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia để tháo gỡ khó khăn cho DN trong tình hình hiện nay.

“Hạ lãi suất huy động và cơ bản thêm 1%”

“Hạ lãi suất huy động và cơ bản thêm 1%”

(VOV) -Đây là kiến nghị của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia để tháo gỡ khó khăn cho DN trong tình hình hiện nay.