Moody's: Nợ xấu ngân hàng Việt Nam ít nhất phải chiếm 15%

VOV.VN - Theo đánh giá của Moody's, tỷ lệ những tài sản chất lượng "có vấn đề" (nợ xấu) của Việt Nam ít nhất phải chiếm 15%.

Tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s mới đây cho biết, công ty này vẫn tiếp tục duy trì đánh giá triển vọng hệ thống ngân hàng Việt Nam ở mức “tiêu cực”, mặc dù có những dấu hiệu cho thấy kinh tế vĩ mô đang dần ổn định, cũng như các chính sách kinh tế hiện nay có thể đem lại lợi ích trong vòng 2 đến 3 năm tới.

Ông Gene Fang, Phó chủ tịch, chuyên viên phân tích cấp cao của Moody’s nhấn mạnh, trong thời gian qua, chính phủ Việt Nam đã tiến hành những biện pháp ổn định thanh khoản một cách hiệu quả, qua đó đẩy lùi được nguy cơ khủng hoảng hệ thống. Tuy nhiên, ông Fang cũng cho biết, nguồn vốn của các ngân hàng khó được cải thiện một cách sâu rộng trong vòng 1-1,5 năm tới.

Ông Fang cho biết thêm, với nguồn vốn thực có hiện nay của các tổ chức tín dụng vẫn không thể giúp họ chống đỡ những khoản lỗ tiềm tàng nảy sinh từ yếu kém ở chất lượng tài sản.

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm này cũng đánh giá, tỷ lệ những tài sản chất lượng "có vấn đề" (nợ xấu) của Việt Nam ít nhất phải chiếm 15%, thay vì chỉ 4,7% nợ dưới chuẩn như Ngân hàng Nhà nước công bố tháng 10/2013.

Theo tổ chức Moody’s, lợi nhuận của các ngân hàng sẽ tiếp tục trì trệ do môi trường hoạt động khó khăn, trong đó bối cảnh quốc tế có nhiều cải thiện nhưng chưa thể giúp nhu cầu trong nước hồi sinh. Bên cạnh đó, nhu cầu vay vốn yếu đang gây sức ép lên lợi nhuận của các ngân hàng và không đủ để bù đắp chi phí tín dụng ngày càng tăng cao cũng như cải thiện khả năng tạo vốn nội bộ.

Các cơ quan quản lý ngân hàng cũng nhận thức được sự cần thiết phải cải thiện các tiêu chuẩn kế toán và minh bạch, song những chính sách cụ thể có thể giải quyết được những vấn đề này vẫn chưa được đưa ra và đi vào thực hiện.

Đặc biệt như đối với trường hợp thành lập Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) nhằm tiếp nhận những khoản nợ xấu; tuy nhiên kế hoạch này được đánh giá là vẫn chưa thể giải quyết được tận gốc những vấn đề thiếu vốn của các ngân hàng hiện nay.  

Báo cáo đánh giá này của Moody's cũng nhìn nhận lợi nhuận của ngành ngân hàng Việt Nam vẫn đang tăng trưởng chậm. Bên cạnh đó, nhu cầu tín dụng tại Việt Nam vẫn yếu và lợi nhuận của ngành lại chưa đủ để bù đắp những chi phí tín dụng đang có xu hướng tăng cũng như yêu cầu tăng vốn.

Tại Việt Nam, Moody's đang đánh giá xếp hạng tín nhiệm với 9 ngân hàng, trong đó có 2 ngân hàng quốc doanh và 7 ngân hàng cổ phần./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp nhà nước không được duy trì nợ xấu "khủng"
Doanh nghiệp nhà nước không được duy trì nợ xấu "khủng"

DN phải đảm bảo hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 3 lần theo quy định của Chính phủ.

Doanh nghiệp nhà nước không được duy trì nợ xấu "khủng"

Doanh nghiệp nhà nước không được duy trì nợ xấu "khủng"

DN phải đảm bảo hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 3 lần theo quy định của Chính phủ.

Đã có những tín hiệu tốt để xử lý nợ xấu
Đã có những tín hiệu tốt để xử lý nợ xấu

VOV.VN -Chính phủ phát đi thông điệp cho người nước ngoài mua bất động sản sẽ giúp xử lý một vấn đề rất căn bản về nợ xấu.

Đã có những tín hiệu tốt để xử lý nợ xấu

Đã có những tín hiệu tốt để xử lý nợ xấu

VOV.VN -Chính phủ phát đi thông điệp cho người nước ngoài mua bất động sản sẽ giúp xử lý một vấn đề rất căn bản về nợ xấu.

VAMC đã mua gần 4.000 tỉ đồng nợ xấu
VAMC đã mua gần 4.000 tỉ đồng nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng giảm xuống còn 3,79% (giảm gần 1% so với hồi đầu năm 2013).

VAMC đã mua gần 4.000 tỉ đồng nợ xấu

VAMC đã mua gần 4.000 tỉ đồng nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng giảm xuống còn 3,79% (giảm gần 1% so với hồi đầu năm 2013).

Phê duyệt Đề án xử lý nợ xấu của Ngân hàng Chính sách xã hội
Phê duyệt Đề án xử lý nợ xấu của Ngân hàng Chính sách xã hội

Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để bù đắp số nợ xấu không có khả năng thu hồi.

Phê duyệt Đề án xử lý nợ xấu của Ngân hàng Chính sách xã hội

Phê duyệt Đề án xử lý nợ xấu của Ngân hàng Chính sách xã hội

Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để bù đắp số nợ xấu không có khả năng thu hồi.