Phê duyệt Đề án xử lý nợ xấu của Ngân hàng Chính sách xã hội

Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để bù đắp số nợ xấu không có khả năng thu hồi.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Xử lý nợ xấu của Ngân hàng Chính sách xã hội”. Mục tiêu của Đề án là nâng cao năng lực tài chính, phản ánh đúng chất lượng tín dụng, tạo điều kiện để Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) triển khai thực hiện tốt các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Mặt khác, Đề án cũng nhằm nâng cao chất lượng tài sản, củng cố năng lực hoạt động của NHCSXH; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động, đảm bảo NHCSXH thực sự là công cụ thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách của Nhà nước về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đề án sẽ tiến hành đánh giá lại chất lượng tài sản, khả năng thu hồi và giá trị của nợ xấu. Tập trung xử lý các khoản nợ xấu phát sinh trong quá trình hoạt động của NHCSXH bao gồm: Các khoản nợ tồn đọng, không có khả năng thu hồi của 3 chương trình tín dụng mà NHCSXH đã nhận bàn giao nguyên trạng từ năm 2003 từ Kho bạc Nhà nước (cho vay giải quyết việc làm), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (cho vay học sinh sinh viên), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (cho vay hộ nghèo) và các khoản nợ xấu phát sinh trong quá trình hoạt động của NHCSXH.

Theo giải pháp xử lý nợ xấu, đối với các khoản nợ xấu bị rủi ro do nguyên nhân khách quan đủ điều kiện xử lý theo quy định tại Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ thì NHCSXH thực hiện xử lý rủi ro kịp thời theo đúng quy định.

Các khoản nợ đã được khoanh nợ, NHCSXH thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 và Thông tư số 161/2010/TT-BTC ngày 20/10/2010 của Bộ Tài chính.

Đối với các khoản nợ xấu tồn đọng nhận bàn giao không có khả năng thu hồi và các khoản nợ xấu không có khả năng thu hồi phát sinh trong quá trình hoạt động không đủ điều kiện xử lý theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg thì NHNN chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính thẩm tra, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Đối với các khoản nợ xấu phát sinh do các nguyên nhân như: Học sinh, sinh viên ra trường chưa xin được việc làm hoặc việc làm có thu nhập không ổn định mà gia đình gặp khó khăn chưa có khả năng trả nợ; học sinh, sinh viên chết, gia đình gặp khó khăn chưa có khả năng trả nợ...; người lao động nước ngoài phải về nước trước hạn do nhiều nguyên nhân khác nhau sau khi về nước không có khả năng trả nợ; các khoản nợ xấu được đánh giá có khả năng thu hồi nhưng người vay không có ý thức trả nợ do nhiều nguyên nhân như: khách hàng có khả năng trả nợ nhưng không trả, sử dụng vốn vay sai mục đích... sau khi áp dụng các biện pháp đôn đốc, thu hồi mà vẫn không thu được nợ, NHCSXH tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính, NHNN để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Các khoản nợ quá hạn khách hàng có khả năng trả nợ, có ý thức trả nợ, những khoản vay được đánh giá có khả năng trả nợ nhưng chây ỳ không trả nợ, NHCSXH phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan chỉ đạo quyết liệt trong việc đôn đốc, thu hồi nợ.

Về nguồn vốn xử lý nợ xấu, Quyết định nêu rõ sẽ sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của NHCSXH để bù đắp số nợ xấu không có khả năng thu hồi. Trường hợp Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng không đủ bù đắp, NHCSXH báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

NHNN thừa nhận nợ xấu vẫn còn cao
NHNN thừa nhận nợ xấu vẫn còn cao

VOV.VN -Tổng nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống các TCTD là 146,5 nghìn tỷ đồng và tăng 28,1 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2012.

NHNN thừa nhận nợ xấu vẫn còn cao

NHNN thừa nhận nợ xấu vẫn còn cao

VOV.VN -Tổng nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống các TCTD là 146,5 nghìn tỷ đồng và tăng 28,1 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2012.

VAMC đã mua gần 4.000 tỉ đồng nợ xấu
VAMC đã mua gần 4.000 tỉ đồng nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng giảm xuống còn 3,79% (giảm gần 1% so với hồi đầu năm 2013).

VAMC đã mua gần 4.000 tỉ đồng nợ xấu

VAMC đã mua gần 4.000 tỉ đồng nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng giảm xuống còn 3,79% (giảm gần 1% so với hồi đầu năm 2013).

Nguy cơ nợ xấu tăng gấp đôi
Nguy cơ nợ xấu tăng gấp đôi

Các chuyên gia cho rằng, không nên trì hoãn áp dụng chuẩn phân loại nợ xấu mới, dù có thể khiến nợ xấu tăng vọt.

Nguy cơ nợ xấu tăng gấp đôi

Nguy cơ nợ xấu tăng gấp đôi

Các chuyên gia cho rằng, không nên trì hoãn áp dụng chuẩn phân loại nợ xấu mới, dù có thể khiến nợ xấu tăng vọt.

Điểm nghẽn kinh tế năm 2014: Nợ xấu và cải cách DNNN
Điểm nghẽn kinh tế năm 2014: Nợ xấu và cải cách DNNN

Theo TS Nguyễn Đức Thành, năm 2014 nền kinh tế còn vướng 2 lực cản là cải cách doanh nghiệp nhà nước và xử lý nợ xấu.

Điểm nghẽn kinh tế năm 2014: Nợ xấu và cải cách DNNN

Điểm nghẽn kinh tế năm 2014: Nợ xấu và cải cách DNNN

Theo TS Nguyễn Đức Thành, năm 2014 nền kinh tế còn vướng 2 lực cản là cải cách doanh nghiệp nhà nước và xử lý nợ xấu.

Nợ xấu sẽ tăng khi áp dụng Thông tư 02
Nợ xấu sẽ tăng khi áp dụng Thông tư 02

VOV.VN -Đến tháng 6/2014, khi Thông tư 02 có hiệu lực thì nợ xấu sẽ phải xử lý kiểu khác, TCTD kiểu gì cũng phải bán nợ.

Nợ xấu sẽ tăng khi áp dụng Thông tư 02

Nợ xấu sẽ tăng khi áp dụng Thông tư 02

VOV.VN -Đến tháng 6/2014, khi Thông tư 02 có hiệu lực thì nợ xấu sẽ phải xử lý kiểu khác, TCTD kiểu gì cũng phải bán nợ.

Nhiều giải pháp xử lý nợ xấu ở Việt Nam
Nhiều giải pháp xử lý nợ xấu ở Việt Nam

VOV.VN - Tại Việt Nam, nợ xấu cũng đang là vấn đề nan giải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế đất nước.

Nhiều giải pháp xử lý nợ xấu ở Việt Nam

Nhiều giải pháp xử lý nợ xấu ở Việt Nam

VOV.VN - Tại Việt Nam, nợ xấu cũng đang là vấn đề nan giải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế đất nước.