Ngành thuế nói gì về việc truy thu thuế?

VOV.VN - Ngành thuế khẳng định sẽ tìm cách thu thuế đúng theo quy định đối với Metro khi thực hiện chuyển nhượng thương hiệu tại Việt Nam.

Kết quả thanh tra của ngành thuế cho thấy, trong vài năm qua đã có tới hàng trăm doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên cả nước liên tục khai lỗ, trốn thuế với số tiền bị truy thu, truy hoàn lên tới nghìn tỉ đồng.

Đại diện Tổng cục Thuế, ông Nguyễn Văn Phụng - Vụ trưởng Vụ quản lý thuế các doanh nghiệp lớn đã có những trao đổi liên quan đến các hình thức trốn thuế, các biện pháp thu hồi thuế của DN đầu tư nước ngoài.

Ông Nguyễn Văn Phụng - Vụ trưởng Vụ quản lý thuế các doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) trao đổi về chính sách thuế.

PV: Ông có thể cho biết doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thường áp dụng các hình thức trốn thuế nào tại Việt Nam thời gian qua?

Ông Nguyễn Văn Phụng: Có 2 hình thức trốn thuế và tránh thuế. Dù là hai phạm vi khác nhau nhưng đều có mục đích giống nhau là gây thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước (NSNN). Trong đó, trốn thuế là hành vi bất hợp pháp khi một DN tính đủ thuế vào giá bán cho người tiêu dùng, nhưng không kê khai nộp vào NSNN, hoặc kê khai ít hơn với số thuế đã thu thì đây chính là hành vi ăn cắp trắng trợn và cần lên án.

Còn đối với hành vi tránh thuế, mặc dù không phải là hành vi bất hợp pháp nhưng người nộp thuế biết tận dụng kẽ hở để giảm thiểu mức thuế phải nộp. DN được giảm thiểu nghĩa vụ thuế bằng cách chọn đầu tư, đó là cách lách thuế hợp pháp. Việt Nam đang kêu gọi đầu tư cần phải cảnh giác với những nước đến từ thiên đường thuế. Bởi các doanh nghiệp đã được ưu đãi thuế ở chính nước họ, nếu chúng ta ưu đãi thuế thì vô hình trung ta cho họ thuế, nên cần phải xem xét xuất xứ nhà đầu tư.

Hình thức thứ ba là né thuế, khi doanh nghiệp tận dụng tối đa chính sách ưu đãi đầu tư ban đầu nhưng sau khi hết khoảng thời gian này nhà đầu tư sẽ ngừng hoạt động. Việc tạo điều kiện ưu đãi cho các nhà đầu tư luôn có mục tiêu rõ ràng, nếu nhà đầu tư thực hiện đúng mục tiêu đó rõ ràng nhà đầu tư đó là chân chính. Nhưng ngược lại cũng có nhà đầu tư sau khi được hưởng ưu đãi thuế suất đã lập tức giải thể là hình thức tận dụng ưu đãi để hưởng và né thuế, đây là hành vi không văn minh.

PV: Thời gian qua ở nước ta có 2 DN đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ là Metro và BigC. Tuy nhiên sau một thời gian kinh doanh bán lẻ, các doanh nghiệp này đều có vấn đề. Tập đoàn Metro sau một thời gian không đóng thuế, tổng cục thuế truy thu thì tập đoàn này lại bất ngờ thông báo đã thỏa thuận bán Metro Việt Nam cho Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan. Còn BigC tới đây cũng sẽ chuyển nhượng lại. Vậy chúng ta làm thế nào để thu được thuế của các DN này thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Phụng: Những doanh nghiệp đến kinh doanh tại Việt Nam có 2 phần: Phần pháp (bản thân doanh nghiệp) là thực thể pháp nhân đang hoạt động tại nước ta. Phần thứ hai là chủ sở hữu cần biết chủ sở hữu thực sự của doanh nghiệp đó là ai? Ông chủ của doanh nghiệp đó là ai? Vậy thì những doanh nghiệp vừa nêu bản thân thực thể kinh doanh đó đang có lỗ. Nhưng lỗ thì chúng ta được phép chuyển lỗ về các năm sau.

Nhưng doanh nghiệp thực thể đang lỗ mà chủ đầu tư vẫn bán được với khoản tiền thu lãi rất to vậy thì chúng ta có thu thuế không? Đương nhiên ngành thuế phải có nhiều biện pháp để thu thuế như thu thuế đối với chủ đầu tư, ông chủ Metro bán cơ sở Metro có thu nhập thì chúng ta phải thu thuế.

Những doanh pháp nhân đã có hợp đồng tại Việt Nam có thể ngày hôm nay người ta lỗ nhưng trong tương lai có thể người ta có lãi. Cho nên thay vì việc lập ra một doanh nghiệp mới hoàn toàn, bắt đầu bằng con số 0 với việc mua lại một doanh nghiệp trong điều kiện doanh nghiệp đó đang có lỗ nhưng lại có thương hiệu thì trên lý thuyết có chuyện mua bán và sáp nhập. Vậy thì việc mua thương hiệu này, bán thương hiệu khác là câu chuyện hết sức bình thường diễn ra trên thế giới nhưng đối với Việt Nam là hiện tượng hết sức mới mẻ và ngành thuế cũng đang quan tâm đào tạo cán bộ về lĩnh vực này.

Tất cả các hoạt động chuyển nhượng vốn trực tiếp hay chuyển nhượng vốn gián tiếp liên quan đến nhãn hiệu thương mại, quyền sở hữu trí tuệ, quyền kinh doanh.Ví dụ như đối với các doanh nghiệp vừa nêu đó là quyền kinh doanh. Thay vì việc phải lập mạng lưới đầu tiên sẽ mất chi phí rất lớn nhưng nếu mua lại thì dù doanh nghiệp đó có lỗ nhưng được thừa nhận, bỏ tiền ra đắp vào phần lỗ cũ của doanh nghiệp thì vẫn mất chi phí hơn là đầu tư lại từ đầu. Đấy chính là cơ sở để nói vì sao chúng ta vẫn thu được thuế tại những doanh nghiệp có lỗ.

Chúng ta phải khôn ngoan và có trí tuệ thì sẽ không bỏ sót nguồn thu. Những doanh nghiệp vừa qua mặc dù có bị lỗ nhưng ngành thuế sẽ tìm cách thu thuế. Dù người ta có bị lỗ ngày hôm nay và có thể chúng ta chưa thu được thuế nhưng chúng ta sẽ thu được ở lúc khác.

PV: Từ vụ việc Hồ sơ Panama, phía Tổng cục Thuế có ý tưởng gì để quản lý tốt hơn nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam?

Ông Nguyễn Văn Phụng: Chúng tôi không rõ các DN FDI tại Việt Nam hiện nay có liên quan đến Hồ sơ Panama hay không, vì hồ sơ này có nhiều thông tin, trọng tâm liên quan đến cá nhân.

Tuy nhiên, qua vụ việc này cũng thức tỉnh cho ngành thuế cần tăng cường tiếp cận nhiều nguồn thông tin, cần phát triển bộ phận quản lý rủi ro và tăng cường giao lưu thêm thông tin trong và ngoài nước, chia sẻ thông tin với cơ quan thuế, nắm bắt thông tin với cơ quan thuế mà ta đã ký hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, để phối hợp giữ các cơ quan thuế.

Vừa qua chúng ta có nhiều vụ việc tranh chấp thuế với một số chính phủ các nước, tuy nhiên đối với các DN FDI có đầu tư vào Việt Nam, việc chuyển nhượng vốn trực tiếp, gián tiếp của nhà thầu thì chắc chắn liên quan đến hiệp định tránh đánh thuế 2 lần.

Cho nên, chúng ta phải nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức, đủ năng lực trình độ, giám sát vấn đề này, nhất là trong điều kiện đơn giản hóa thủ tục vẫn cần rà soát Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần. Hiệp định nào chưa phù hợp thì đàm phán lại và Hiệp định nào có rồi thì tận dụng cơ chế tối đa, khai thác triệt để lợi thế trên cơ sở những quy định hiện có.

PV: Để giảm thiểu tối đa những hành vi trốn tránh thuế, ngành thuế cần có những giải pháp gì, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Phụng: Để xử lý vấn đề tránh thuế và trốn thuế cần phải có nhiều giải pháp đưa ra. Né thuế không phải là nặng nề, nhưng cũng cần phải có giải pháp để hạn chế, phòng chống được hoạt động này.

Nhà nước cần rà soát lại luật pháp, đánh giá và tổng kết thực tiễn xem chính sách nào phù hợp và không phù hợp, từ đó đưa ra chính sách ưu đãi phù hợp. Đồng thời, cần tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng như chính quyền địa phương, quản lý thị trường, hải quan, quản lý giám sát đầu tư… không nên để phó mặc việc này cho cơ quan thuế.

Đối với ngành thuế cần tích cực tăng cường hợp tác, phối hợp, xây dựng đội quản lý rủi ro, giám sát, có thông tin cảnh báo từ xa để ngăn chặn. Đẩy mạnh việc kiểm tra sự lợi dụng của DN khi thấy chính phủ đang có ưu đãi thuế cao. Nếu có dấu hiệu chuyển giá cần phải được thỏa thuận giá trước, đưa ra tỷ lệ thuế cao để tạo cơ sở nguồn thu cho tương lai.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xem xét thuế thu nhập cá nhân của tác giả trò chơi Flappy Bird
Xem xét thuế thu nhập cá nhân của tác giả trò chơi Flappy Bird

VOV.VN - Tác giả của trò chơi Flappy Bird phải tự kê khai, hoặc các ngân hàng theo dõi tài khoản cá nhân làm nguồn để ngành thuế tham khảo.

Xem xét thuế thu nhập cá nhân của tác giả trò chơi Flappy Bird

Xem xét thuế thu nhập cá nhân của tác giả trò chơi Flappy Bird

VOV.VN - Tác giả của trò chơi Flappy Bird phải tự kê khai, hoặc các ngân hàng theo dõi tài khoản cá nhân làm nguồn để ngành thuế tham khảo.

Nợ thuế tại TPHCM tăng 1.184 tỉ đồng quý đầu năm
Nợ thuế tại TPHCM tăng 1.184 tỉ đồng quý đầu năm

Tổng số tiền thuế, tiền phạt còn nợ tại TP HCM lên đến 20.243 tỉ đồng, tăng 6,21%, tương đương 1.184 tỉ đồng so với thời điểm 31/12/2015.

Nợ thuế tại TPHCM tăng 1.184 tỉ đồng quý đầu năm

Nợ thuế tại TPHCM tăng 1.184 tỉ đồng quý đầu năm

Tổng số tiền thuế, tiền phạt còn nợ tại TP HCM lên đến 20.243 tỉ đồng, tăng 6,21%, tương đương 1.184 tỉ đồng so với thời điểm 31/12/2015.

Ôtô giá 7 tỷ phải chịu gần 5 tỷ đồng tiền thuế
Ôtô giá 7 tỷ phải chịu gần 5 tỷ đồng tiền thuế

Một chiếc xe như Lexus LX 570 sẽ tăng giá từ 5,6 tỷ lên 7,3 tỷ đồng từ 1/7 tới do áp dụng biểu thuế tiêu thụ đặc biệt mới.

Ôtô giá 7 tỷ phải chịu gần 5 tỷ đồng tiền thuế

Ôtô giá 7 tỷ phải chịu gần 5 tỷ đồng tiền thuế

Một chiếc xe như Lexus LX 570 sẽ tăng giá từ 5,6 tỷ lên 7,3 tỷ đồng từ 1/7 tới do áp dụng biểu thuế tiêu thụ đặc biệt mới.