Phá sản ngân hàng trong bối cảnh hiện nay tổn thất sẽ rất lớn

VOV.VN - Việc Ngân hàng Nhà nước mua, tiếp quản ngân hàng thương mại yếu kém là cách làm phù hợp thông lệ quốc tế…

Trước những băn khoăn về việc NHNN mua và “ôm” nợ xấu, tại họp báo Chính phủ chiều 1/4, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Văn Nên cho rằng: “Việc Ngân hàng Nhà nước mua, tiếp quản ngân hàng thương mại yếu kém là cách làm phù hợp thông lệ quốc tế, nhiều nước trong khu vực và trên thế giới cũng đã áp dụng”.  

Chính vì vậy, theo Người phát ngôn của Chính phủ, khi ngân hàng thương mại gặp khó khăn, thua lỗ, Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp xử lý phù hợp như yêu cầu tự tái cấu trúc; thực hiện hợp nhất, sáp nhập, mua lại tự nguyện hoặc bắt buộc.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước có thể trực tiếp hoặc chỉ định ngân hàng thương mại Nhà nước mua lại cổ phần, vốn góp của ngân hàng thương mại yếu kém, bảo đảm sự an toàn, ổn định, trật tự của hệ thống ngân hàng thương mại, thị trường tài chính và quyền lợi của người gửi tiền theo quy định.

Việc can thiệp bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước thông qua mua, tiếp quản ngân hàng thương mại yếu kém để xử lý, cơ cấu lại chỉ được thực hiện khi ngân hàng yếu kém không có khả năng tự tái cơ cấu, không sáp nhập, hợp nhất tự nguyện được hoặc trong trường hợp chỉ định ngân hàng thương mại nhà nước mua lại, nhận sáp nhập sẽ có tác động tiêu cực trực tiếp đến tình hình tài chính, hoạt động của ngân hàng thương mại nhà nước. 

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên, quan phân tích, đánh giá từng trường hợp cụ thể, việc áp dụng biện pháp phá sản ngân hàng trong bối cảnh hiện nay tổn thất cho Nhà nước và xã hội là rất lớn và có thể gây mất an toàn hệ thống.
Làm rõ hơn nội dung này, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng: Trước hết, theo Quyết định 254 của Chính phủ, không chỉ tái cơ cấu đối với các tổ chức tín dụng yếu kém mà còn tái cơ cấu các tổ chức tín dụng tốt và chưa tốt. Đối với những TCTD tốt thì tự tái cơ cấu để tốt hơn, đối với tổ chức tín dụng chưa tốt cũng sẽ có những cách thức để tự tái cơ cấu. Trong quá trình tái cơ cấu đó, bản thân các TCTD yếu kém hoặc bình thường đều có thể tự nguyện trao đổi, thỏa thuận và đi đến thống nhất xây dựng đề án tái cơ cấu trình NHNN phê duyệt.

Thời gian qua, từ năm 2011 đến nay quá trình tái cơ cấu đã xử lý được những bước căn bản, xử lý các ngân hàng yếu kém, là nguyên nhân gây ra biến động của thị trường tiền tệ và ngân hàng trong giai đoạn cách đây 3 năm.

Trong giai đoạn này, theo Phó Thống đốc, NHNN cũng đang chủ trương thực hiện đúng theo lộ trình của đề án 254 và với vai trò quản lý Nhà nước về hoạt động ngân hàng của mình. Quan điểm, chủ trương cũng là nhằm đảm bảo việc tái cơ cấu nằm trong tầm kiểm soát của Nhà nước và tránh đổ vỡ hệ thống. Trong quá trình đó, NHNN theo dõi rất sát diễn biến tình hình của từng tổ chức tín dụng cũng như của toàn hệ thống để có những giải pháp phù hợp hỗ trợ thanh khoản kịp thời, đồng thời đảm bảo an toàn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng bất ngờ giảm mạnh
Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng bất ngờ giảm mạnh

Tỷ lệ nợ xấu đã giảm khá mạnh trong tháng 12/2014, từ 3,88% của tháng liền trước xuống còn 3,25% - mức thấp nhất năm qua.

Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng bất ngờ giảm mạnh

Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng bất ngờ giảm mạnh

Tỷ lệ nợ xấu đã giảm khá mạnh trong tháng 12/2014, từ 3,88% của tháng liền trước xuống còn 3,25% - mức thấp nhất năm qua.

Các ngân hàng phải bán hết nợ xấu trước 30/9
Các ngân hàng phải bán hết nợ xấu trước 30/9

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại bán nợ xấu đảm bảo mục tiêu đến cuối năm 2015 tỷ lệ nợ xấu giảm dưới 3%.

Các ngân hàng phải bán hết nợ xấu trước 30/9

Các ngân hàng phải bán hết nợ xấu trước 30/9

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại bán nợ xấu đảm bảo mục tiêu đến cuối năm 2015 tỷ lệ nợ xấu giảm dưới 3%.

TS Lê Xuân Nghĩa cảnh báo ẩn số rủi ro nợ xấu bất động sản 2015
TS Lê Xuân Nghĩa cảnh báo ẩn số rủi ro nợ xấu bất động sản 2015

Rủi ro lớn nhất của thị trường bất động sản năm 2015 là xử lý nợ bằng cách giãn và khoanh nợ, theo TS Lê Xuân Nghĩa - Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển kinh doanh phân tích.

TS Lê Xuân Nghĩa cảnh báo ẩn số rủi ro nợ xấu bất động sản 2015

TS Lê Xuân Nghĩa cảnh báo ẩn số rủi ro nợ xấu bất động sản 2015

Rủi ro lớn nhất của thị trường bất động sản năm 2015 là xử lý nợ bằng cách giãn và khoanh nợ, theo TS Lê Xuân Nghĩa - Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển kinh doanh phân tích.

Xác định lại số liệu nợ xấu của từng ngân hàng
Xác định lại số liệu nợ xấu của từng ngân hàng

VOV.VN -Theo các NH, số liệu nợ xấu của các NH chênh khá xa so với số nợ xấu mà cơ quan thanh tra giám sát NH Nhà nước đưa ra.

Xác định lại số liệu nợ xấu của từng ngân hàng

Xác định lại số liệu nợ xấu của từng ngân hàng

VOV.VN -Theo các NH, số liệu nợ xấu của các NH chênh khá xa so với số nợ xấu mà cơ quan thanh tra giám sát NH Nhà nước đưa ra.

Ngân hàng Việt Nam đã thoát đáy khủng hoảng nợ xấu
Ngân hàng Việt Nam đã thoát đáy khủng hoảng nợ xấu

VOV.VN -Bloomberg vừa nhận định ngân hàng Việt Nam đang lấy lại được niềm tin và phục hồi với tốc độ nhanh nhất khu vực châu Á.

Ngân hàng Việt Nam đã thoát đáy khủng hoảng nợ xấu

Ngân hàng Việt Nam đã thoát đáy khủng hoảng nợ xấu

VOV.VN -Bloomberg vừa nhận định ngân hàng Việt Nam đang lấy lại được niềm tin và phục hồi với tốc độ nhanh nhất khu vực châu Á.