Quy định mới với hàng công nghiệp nguy hiểm

(VOV) - Hàng công nghiệp nguy hiểm phải thể hiện biểu trưng và báo hiệu, được đóng gói trong quá trình vận chuyển.

Ngày 28/12, Thứ trưởng Bộ Công Thương – Lê Dương Quang đã ký ban hành Thông tư số 44/2012/TT-BCT quy định: Danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển; vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.

Theo đó, danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm không bao gồm các loại hóa chất phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý; các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng, y tế; các chất nổ, vật liệu nổ công nghiệp; các hóa chất thuộc loại 6 quy định tại Điều 4 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 9/11/2009 của Chính phủ.

Thông tư cũng quy định, hàng công nghiệp nguy hiểm phải được đóng gói trong quá trình vận chuyển. Kích thước bao bì, ký hiệu, màu sắc biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2012/TT-BCT ngày 13/2/2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Nhãn hàng công nghiệp phải được thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh rõ nghĩa, dễ đọc và có màu sắc tương phản với màu nền của phương tiện chứa; vị trí dán báo hiệu nguy hiểm ở bên dưới biểu trưng nguy hiểm, không bị che khuất.

Thông tư quy định bao gói ngoài có thể tích lớn hơn 450 lít phải thể hiện biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm ở cả hai mặt bên, đối diện nhau; đối với côngtenơ, biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm thể hiện trên hai mặt bên và mặt sau.

Đối với bồn, bể chuyên dụng, Thông tư quy định biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm thể hiện trên hai mặt bên và mặt sau. Các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt vận chuyển hàng rời với khối lượng lớn, ngoài biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm phải có bảng thông tin khẩn cấp đặt tại đuôi phương tiện vận chuyển.

Ngoài ra, Thông tư quy định người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, người áp tải, nhân viên xếp dỡ và thủ kho hàng công nghiệp nguy hiểm phải được huấn luyện kỹ thuật an toàn trong vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm; có sức khỏe đáp ứng yêu cầu của từng ngành nghề theo quy định pháp luật lao động hiện hành.

Người vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp với hàng công nghiệp nguy hiểm vận chuyển theo quy định hiện hành về an toàn lao động; phải được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm.

Thông tư số 44/2012/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/2/2013, thay thế Thông tư số 02/2004/TT-BCN, áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt trên lãnh thổ Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sẽ không dùng tiền ngân sách xóa nợ ngân hàng
Sẽ không dùng tiền ngân sách xóa nợ ngân hàng

Hạn chế dùng vốn nhà nước xử lý nợ xấu, dự kiến không dùng ngân sách để xóa nợ… là trả lời của Thống đốc với đại biểu Quốc hội.

Sẽ không dùng tiền ngân sách xóa nợ ngân hàng

Sẽ không dùng tiền ngân sách xóa nợ ngân hàng

Hạn chế dùng vốn nhà nước xử lý nợ xấu, dự kiến không dùng ngân sách để xóa nợ… là trả lời của Thống đốc với đại biểu Quốc hội.

Đóng cửa hay sáp nhập ngân hàng yếu kém?
Đóng cửa hay sáp nhập ngân hàng yếu kém?

(VOV) - Sự thiếu hợp tác của các ngân hàng thương mại yếu kém gây khó khăn cho quá trình tái cơ cấu hệ thống. 

Đóng cửa hay sáp nhập ngân hàng yếu kém?

Đóng cửa hay sáp nhập ngân hàng yếu kém?

(VOV) - Sự thiếu hợp tác của các ngân hàng thương mại yếu kém gây khó khăn cho quá trình tái cơ cấu hệ thống. 

Gỡ khó cho doanh nghiệp nhập khẩu điện thoại, rượu, mỹ phẩm
Gỡ khó cho doanh nghiệp nhập khẩu điện thoại, rượu, mỹ phẩm

(VOV) - Các doanh nghiệp có thể nhập khẩu điện thoại qua đường hàng không thay vì đường biển như trước đây.

Gỡ khó cho doanh nghiệp nhập khẩu điện thoại, rượu, mỹ phẩm

Gỡ khó cho doanh nghiệp nhập khẩu điện thoại, rượu, mỹ phẩm

(VOV) - Các doanh nghiệp có thể nhập khẩu điện thoại qua đường hàng không thay vì đường biển như trước đây.