Tín dụng hỗ trợ lâm, thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỉ USD

VOV.VN - Dù mới được triển khai từ giữa tháng 7/2023 và đến tháng 6/2024 mới hết hạn nhưng chương trình tín dụng cho vay 15.000 tỉ đồng đã hoàn thành giải ngân 100% mục tiêu. 

Thông tin tại Hội thảo “Tín dụng hỗ trợ lâm, thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỉ USD” do Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Báo Lao Động tổ chức ngày 13/4 tại Hải Phòng cho thấy, dù mới được triển khai từ giữa tháng 7/2023 và đến tháng 6/2024 mới hết hạn, nhưng đến nay chương trình cho vay 15.000 tỉ đồng đã hoàn thành giải ngân 100% mục tiêu. 

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các NHTM triển khai Chương trình tín dụng 15.000 tỉ đồng, với lãi suất thấp hơn tối thiểu từ 1-2%/năm, so với mức lãi suất cho vay bình quân cùng kỳ hạn, nhằm hỗ trợ các DN sản xuất, chế biến lâm sản và thủy sản, giúp ngành nông nghiệp giữ vững vị thế trụ đỡ của nền kinh tế.

Nhằm tiếp tục hỗ trợ các DN lâm sản và thủy sản phục hồi, phát triển sản xuất trong thời gian tới, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng xem xét việc nâng quy mô Chương trình tín dụng 15.000 tỉ đồng thành gói 30.000 tỉ đồng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản và đã nhận được sự đồng thuận của các ngân hàng thương mại.

Đến nay, các ngân hàng thương mại đã hoàn thành việc đăng ký nâng quy mô và tiếp tục giải ngân cho vay với doanh số lũy kế trên 17.500 tỉ đồng, đạt 58,3% tổng doanh số cam kết cho vay với trên 6.500 lượt khách hàng vay vốn.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) khẳng định, những quyết sách kịp thời của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã hỗ trợ rất lớn cho các nhóm ngành lâm, thuỷ sản. Ông Nguyễn Hoài Nam cũng đề xuất một số nội dung nhằm tạo thuận lợi hơn cho các DN, khi tiếp cận gói tín dụng này và thúc đẩy sản xuất kinh doanh hiệu quả.

“Chúng tôi mong muốn lãnh đạo 13 ngân hàng đã đăng ký tham gia có quán triệt mạnh mẽ tới toàn bộ các chi nhánh ngay từ khi tiếp nối triển khai. Gói 30.000 tỷ đồng có ý nghĩa rất lớn, đề nghị đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến sâu rộng tới DN và các cơ sở sản xuất ở các địa phương. Các ngân hàng xem xét thêm việc “đơn giản và linh hoạt hơn” về các yêu cầu thủ tục, hồ sơ và điều kiện để các DN có thể tiếp cận vốn thuận lợi hơn”, ông Nam đề cập.

Tại hội thảo, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị, các ngân hàng tăng thêm hạn mức cho vay đối với DN, trên tinh thần tạo điều kiện cho DN. Các DN cũng chia sẻ với ngân hàng trước những nỗi lo về khả năng mất vốn,... để giải quyết vấn đề tài sản thế chấp.

Đối với đề xuất liên quan đến kéo dài thời hạn cho vay của DN, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước nêu rõ, vấn đề này thuộc thẩm quyền của NHTM xác định dòng tiền, tài sản của DN để quyết định cho vay trên tinh thần thấu hiểu, hỗ trợ DN.

Ông Đào Minh Tú nhấn mạnh, thế mạnh của Việt Nam là đất nước nông nghiệp, thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản. Vì vậy, cần đẩy mạnh phát triển hơn nữa lĩnh vực này, phải phát huy thế mạnh, tăng cường tính cạnh tranh trên trường quốc tế.

“Nếu hết gói 30.000 tỷ, Ngân hàng Nhà nước cũng sẵn sàng đề xuất tăng lên gói 45.000 tỷ, thậm chí 50.000 tỷ đồng, nhằm tạo cú hích cho các DN lâm sản, thuỷ sản vượt qua những khó khăn. Các ngân hàng cũng cần quan tâm nhiều hơn nữa đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu thủy hải sản và lâm nghiệp. Đây là một lĩnh vực rất quan trọng của nền kinh tế, không phải chỉ giải quyết vấn đề xuất khẩu để có ngoại tệ, để có thương hiệu, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế,… đây còn là một lĩnh vực giải quyết vấn đề lao động rất lớn”, Phó Thống đốc khẳng định.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng
Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng

VOV.VN - Cùng bàn về chủ đề Giải pháp tăng trưởng tín dụng – thực hiện yêu cầu tại Công điện số 32 của Thủ tướng Chính phủ với sự tham gia của Chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh.

Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng

Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng

VOV.VN - Cùng bàn về chủ đề Giải pháp tăng trưởng tín dụng – thực hiện yêu cầu tại Công điện số 32 của Thủ tướng Chính phủ với sự tham gia của Chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh.

Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng từ nay đến cuối năm
Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng từ nay đến cuối năm

VOV.VN - Ngày 5/4, Thủ tướng đã ban hành Công điện số 32 gửi Thống đốc NHNN Việt Nam về các giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024. Thủ tướng yêu cầu NHNN chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, nhất là về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm đưa vốn vào nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp.

Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng từ nay đến cuối năm

Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng từ nay đến cuối năm

VOV.VN - Ngày 5/4, Thủ tướng đã ban hành Công điện số 32 gửi Thống đốc NHNN Việt Nam về các giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024. Thủ tướng yêu cầu NHNN chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, nhất là về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm đưa vốn vào nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp.

Tăng cường tiếp cận tín dụng, hỗ trợ lãi suất trong dài hạn
Tăng cường tiếp cận tín dụng, hỗ trợ lãi suất trong dài hạn

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 32/CĐ-TTg ngày 5/4/2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024.

Tăng cường tiếp cận tín dụng, hỗ trợ lãi suất trong dài hạn

Tăng cường tiếp cận tín dụng, hỗ trợ lãi suất trong dài hạn

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 32/CĐ-TTg ngày 5/4/2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024.

Khơi thông nguồn vốn bằng biện pháp phi tín dụng
Khơi thông nguồn vốn bằng biện pháp phi tín dụng

VOV.VN - Hiện nay, nguồn vốn trong hệ thống ngân hàng rất dồi dào, lãi suất thấp, thấp nhất trong gần 20 năm gần đây, nhưng dư nợ tín dụng quý 1 đạt chưa được 1% so với cuối năm 2023. Vậy giải pháp nào để đưa nguồn vốn này ra thị trường để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh?

Khơi thông nguồn vốn bằng biện pháp phi tín dụng

Khơi thông nguồn vốn bằng biện pháp phi tín dụng

VOV.VN - Hiện nay, nguồn vốn trong hệ thống ngân hàng rất dồi dào, lãi suất thấp, thấp nhất trong gần 20 năm gần đây, nhưng dư nợ tín dụng quý 1 đạt chưa được 1% so với cuối năm 2023. Vậy giải pháp nào để đưa nguồn vốn này ra thị trường để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh?