Giấy phép lái xe của Việt Nam có dùng được ở nước ngoài?

VOV.VN - Giấy phép lái xe quốc tế (bằng lái xe quốc tế) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các nước (bao gồm cả khu vực hành chính) tham gia Công ước Viên cấp theo một mẫu thống nhất.

Theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 29 ban hành năm 2015 của Bộ Giao thông Vận tải ( GTVT) thì giấy phép lái xe quốc gia là giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền của các nước cấp, có giá trị trên lãnh thổ nước đó.

Như vậy, bằng lái xe Việt Nam không dùng được ở nước ngoài, chỉ dùng được tại Việt Nam.

Ngoài ra, Thông tư 29 cũng có quy định: Giấy phép lái xe quốc tế (bằng lái xe quốc tế) là giấy phép lái xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các nước (bao gồm cả khu vực hành chính) tham gia Công ước Viên cấp theo một mẫu thống nhất. Giấy phép lái xe quốc tế (bằng lái xe quốc tế) có tên tiếng Anh là International Driving Permit, gọi tắt là IDP. Muốn lái xe ở Mỹ thì cần phải làm thủ tục cấp giấy phép lái xe quốc tế.

Thủ tục cấp bằng lái xe quốc tế được quy định như sau:

- Hồ sơ đề nghị cấp bằng lái xe quốc tế: Cá nhân nộp đơn đề nghị cấp IDP quốc tế theo mẫu quy định trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.

- Bước 1: Nộp hồ sơ:

+ Cá nhân nộp đơn trực tiếp tại Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, phải xuất trình bản chính giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp, hộ chiếu, thẻ thường trú (đối với người nước ngoài) để thực hiện kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của việc cấp IDP và phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí khi được tiếp nhận hồ sơ theo quy định;

+ Cá nhân khi nộp đơn qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, cá nhân kê khai theo hướng dẫn và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của nội dung đã kê khai, phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí thông qua chức năng thanh toán lệ phí của hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nộp phí sử dụng dịch vụ khác theo nhu cầu của cá nhân.

Trường hợp đơn đề nghị không đúng theo quy định, cơ quan tiếp nhận đơn có trách nhiệm thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản, hay qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung, sửa đổi cho cá nhân trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đơn;

- Bước 2: Giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp IDP đúng theo quy định, Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thực hiện việc cấp IDP cho cá nhân; trường hợp không cấp IDP thì phải trả lời và nêu rõ lý do.

Một số trường hợp không được cấp bằng lái xe quốc tế cụ thể như sau: Giấy phép lái xe quốc gia bị tẩy xóa, hư hỏng không còn đủ các thông tin cần thiết hoặc có sự khác biệt về nhận dạng; Giấy phép lái xe quốc gia không do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.

Trường hợp phát hiện cá nhân có hành vi gian dối để được cấp IDP, tẩy xóa hoặc làm sai lệch thông tin trên IDP được cấp, ngoài việc bị cơ quan cấp IDP ra quyết định thu hồi IDP, cá nhân đó còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp IDP trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bị phát hiện hành vi vi phạm.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đi xe vào đường cấm và đường một chiều sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Đi xe vào đường cấm và đường một chiều sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

VOV.VN - Người điều khiển phương tiện đi vào đường cấm, đường ngược chiều có thể bị phạt tới 3 triệu đồng đối với xe máy và 18 triệu đồng với ô tô.

Đi xe vào đường cấm và đường một chiều sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Đi xe vào đường cấm và đường một chiều sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

VOV.VN - Người điều khiển phương tiện đi vào đường cấm, đường ngược chiều có thể bị phạt tới 3 triệu đồng đối với xe máy và 18 triệu đồng với ô tô.

Cách kéo dài tuổi thọ pin ô tô
Cách kéo dài tuổi thọ pin ô tô

VOV.VN - Trong chiếc ô tô điện, pin là thứ có giá trị lớn nhất cũng như đóng vai trò quyết định quá trình vận hành của xe.

Cách kéo dài tuổi thọ pin ô tô

Cách kéo dài tuổi thọ pin ô tô

VOV.VN - Trong chiếc ô tô điện, pin là thứ có giá trị lớn nhất cũng như đóng vai trò quyết định quá trình vận hành của xe.

Trường hợp nào không bao giờ được sử dụng phanh tay?
Trường hợp nào không bao giờ được sử dụng phanh tay?

VOV.VN - Hệ thống phanh là một trong những tính năng quan trọng nhất của một chiếc xe hơi, vì sự an toàn của người lái và hành khách nên bạn cần biết khi nào sử dụng chúng.

Trường hợp nào không bao giờ được sử dụng phanh tay?

Trường hợp nào không bao giờ được sử dụng phanh tay?

VOV.VN - Hệ thống phanh là một trong những tính năng quan trọng nhất của một chiếc xe hơi, vì sự an toàn của người lái và hành khách nên bạn cần biết khi nào sử dụng chúng.

Khi nào nên bật đèn cảnh báo nguy hiểm trên xe?
Khi nào nên bật đèn cảnh báo nguy hiểm trên xe?

VOV.VN - Nhiều lái xe vẫn thường sử dụng đèn khẩn cấp không hợp lý khi đi qua các ngã tư, vòng xuyến, vậy nên sử dụng đèn khẩn cấp thế nào cho đúng?

Khi nào nên bật đèn cảnh báo nguy hiểm trên xe?

Khi nào nên bật đèn cảnh báo nguy hiểm trên xe?

VOV.VN - Nhiều lái xe vẫn thường sử dụng đèn khẩn cấp không hợp lý khi đi qua các ngã tư, vòng xuyến, vậy nên sử dụng đèn khẩn cấp thế nào cho đúng?