Hai cậu cháu thách nhau đấu võ gây thương tích – tội gì?

VOV.VN - Luật sư cho rằng, trong trường hợp thách nhau đấu võ gây thương tích là lỗi cố ý chứ không phải vô ý.

Ông Nguyễn Văn Sổ ở huyện Kế Sách, Sóc Trăng cùng bạn bè tổ chức uống rượu. Lúc mọi người đều đã bắt đầu ngà ngà say thì anh Phan Văn Khang (cháu gọi ông Sổ là cậu) đã vỗ ngực: Trong bàn có ai giỏi thì ra đấu võ với tôi. Ông Sổ nhận lời thách đấu, anh Khang liền lao tới đấm, đá ông Sổ tới tấp. Không dừng lại, anh Khang tiếp tục đuổi theo túm lấy chân trái của ông Sổ đưa lên cao rồi bẻ ngang. Thấy ông Sổ ngất xỉu, anh Khang mới dừng tay. Kết quả giám định pháp y về thương tật của ông Sổ là 16%. Vụ việc ngay sau đó được thông báo đến cơ quan điều tra và yêu cầu xử lý hình sự anh Khang.

Sau đó, ông Sổ nhận được thông báo không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra - Công an huyện Kế Sách. Đồng thời, Cơ quan điều tra hướng dẫn cho ông Sổ khởi kiện dân sự để yêu cầu anh Khang bồi thường thiệt hại theo quy định.

Vậy hành vi thách nhau đấu võ tay đôi dẫn tới gây thương tích là lỗi cố ý hay vô ý, luật sư Nguyễn Hồng Bách – Liên đoàn Luật sư Việt Nam sẽ phân tích về vụ án này.

Ông Nguyễn Văn Sổ, người bị cháu bẻ chân trong cuộc đấu võ. (Ảnh: Pháp luật TPHCM)
PV: Ông có thể cho biết quy định của pháp luật hình sự về lỗi cố ý và vô ý trong trường hợp này?

Luật sư Nguyễn Hồng Bách: Có quy định rất rõ về hành vi nguy hiểm cho xã hội, chỉ bị coi là tội phạm khi có lỗi cố ý hoặc vô ý. Tức là hành vi đó phải là kết quả của sự lựa chọn của họ trong khi họ có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện cách ứng xử khác phù hợp với đòi hỏi của quy định pháp luật và xã hội.

Lỗi cố ý có 2 hình thức là lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp. Lỗi cố ý trực tiếp thì khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội luôn nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi và mong muốn xảy ra. Lỗi cố ý gián tiếp thì người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức mặc cho hậu quả xảy ra.

Đối với lỗi vô ý gồm 2 hình thức vì quá tự tin và do cẩu thả. Vô ý do quá tự tin là người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả cho bị hại, xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa.

Vô ý do cẩu thả là người phạm tội không thấy trước được hành vi của mình và có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước được hậu quả đó.

Sự khác nhau giữa lỗi cố ý và vô ý là ở khả năng nhận thức, thái độ của người phạm tội đối với hành vi và hậu quả của hành vi phạm tội của mình. Thông thường, trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội với lỗi cố ý sẽ nghiêm khắc hơn so với lỗi vô ý.

PV: Ông có cho rằng, hành vi của anh Khang là cố ý hay không bởi vì anh Khang thách đấu võ với mọi người, trong khi có người can thiệp thì gạt tay họ ra tiếp tục đấm, đá ông Sổ, thì đã thể hiện rõ lỗi cố ý hay chưa?

Luật sư Nguyễn Hồng Bách: Tôi cho rằng đây là tình huống trớ trêu, bởi vì anh Khang thách đấu võ và ông Sổ đã nhận lời thách đấu. Có thể khẳng định đây không phải là cuộc thi đấu thể thao hợp pháp.

Thực tiễn xét xử cho thấy, các trường hợp gây thương tích khi thách đấu võ tự phát vẫn được coi là hành vi cố ý gây thương tích. Mặc dù đã được các bạn nhậu can ngăn, ông Sổ cũng đã bỏ chạy nhưng Khang không dừng lại mà tiếp tục đuổi theo ông Sổ, túm lấy chân trái của ông đưa lên cao rồi bẻ ngang. Chỉ đến khi thấy ông Sổ ngất xỉu, Khang mới dừng tay. Tất cả những hành vi trên của Khang, không thể là lỡ tay hay vô ý được.

Bản thân Khang cũng mong muốn cố ý đến cùng trong việc đánh và gây thương tích cho ông Sổ với tỷ lệ thương tật 16%, thỏa mãn dấu hiệu của tội “cố ý gây thương tích” theo quy định tại điều 104 Bộ luật Hình sự. Theo quan điểm của tôi, hành vi nêu trên của anh Khang thậm chí còn có tính chất côn đồ. Đây cũng chính là tình tiết tăng nặng định khung quy định tại điểm I, khoản 1, Điều 104.

PV: Có ý kiến cho rằng một phần nguyên nhân thương tích của ông Sổ cũng do ông đã nhận lời thách đấu nên cũng có một phần lỗi trong sự việc này. Ý kiến của ông như thế nào?

Luật sư Nguyễn Hồng Bách: Nếu anh Khang do sơ xuất mà gây thương tích cho ông Sổ trong lúc đấu võ thì ông Sổ cũng có thể bị coi là có lỗi vì ông này đã tự nguyện chấp nhận đấu võ với anh Khang.

Tuy nhiên, Khang đã gây thương tích cho ông Sổ sau khi ông này đã bỏ chạy; anh Khang được người khác can ngăn, tức là sau khi cuộc đấu võ theo sự thỏa thuận của các bên đã chấm dứt. Vì vậy, khó có thể coi ông Sổ có một phần lỗi trong việc bị anh Khang gây thương tích.

PV: Khi thách nhau đấu võ, anh Khang và ông Sổ đều đã ngà ngà say do uống rượu. Việc gây thương tích trong lúc say rượu, tinh thần bị kích động, không làm chủ được hành vi của mình thì anh Khang có được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hay không, thưa ông?

Luật sư Nguyễn Hồng Bách: Khi sử dụng rượu, bia, chất kích thích trong rượu, bia hạn chế khả năng nhận thức. Nhưng vấn đề cần xem xét là khi phạm tội, hoặc có hành vi sai trái thì có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không. Điều 14 Bộ luật Hình sự quy định: Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc các chất kích thích mạnh khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này, việc sử dụng rượu, bia vẫn bị coi là vi phạm pháp luật và không được miễn trừ trách nhiệm hình sự, thậm chí còn là một số tình tiết tăng nặng.

PV: Trong trường hợp của ông Sổ, cơ quan điều tra của Công an huyện cho rằng anh Khang vô ý và không phải chịu trách nhiệm hình sự. Nếu không đồng ý với kết luận này thì ông Sổ phải làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, anh Khang phải có trách nhiệm như thế nào đối với tổn hại sức khỏe của ông Sổ, thưa ông?

Luật sư Nguyễn Hồng Bách: Tôi nhận định trong trường hợp này là lỗi cố ý chứ không phải vô ý. Nếu các cơ quan chức năng xem xét tổng thể nguyên nhân, điều kiện, động cơ, mục đích, phương tiện diễn ra hành vi vi phạm thì có thể xem xét không truy cứu trách nhiệm hình sự vì họ là cậu – cháu. Về xử lý vi phạm hành chính, có thể anh Khang sẽ bị xử lý theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 5 của Nghị định 167 năm 2003 về hành vi đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau với mức phạt từ 500.000 - 1 triệu đồng. Và nếu có yêu cầu về dân sự thì anh Khang sẽ bồi thường cho ông Sổ theo quy định của pháp luật về bồi thường dân sự.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người bị oan sai nói về quy định phải viết đơn mới được xin lỗi
Người bị oan sai nói về quy định phải viết đơn mới được xin lỗi

VOV.VN - Ông Hàn Đức Long, ông Huỳnh Văn Nén – người bị kết án oan sai nêu quan điểm việc phải viết đơn mới được cơ quan làm sai công khai xin lỗi.

Người bị oan sai nói về quy định phải viết đơn mới được xin lỗi

Người bị oan sai nói về quy định phải viết đơn mới được xin lỗi

VOV.VN - Ông Hàn Đức Long, ông Huỳnh Văn Nén – người bị kết án oan sai nêu quan điểm việc phải viết đơn mới được cơ quan làm sai công khai xin lỗi.

Cựu GĐ Học viện Tư pháp: Không nên quy định luật sư tố giác thân chủ
Cựu GĐ Học viện Tư pháp: Không nên quy định luật sư tố giác thân chủ

VOV.VN - PGS.TS Nguyễn Thái Phúc đã nhấn mạnh như vậy khi bàn về khoản 3, Điều 19 Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 2015.

Cựu GĐ Học viện Tư pháp: Không nên quy định luật sư tố giác thân chủ

Cựu GĐ Học viện Tư pháp: Không nên quy định luật sư tố giác thân chủ

VOV.VN - PGS.TS Nguyễn Thái Phúc đã nhấn mạnh như vậy khi bàn về khoản 3, Điều 19 Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 2015.

Sau khởi tố vụ án là gì?
Sau khởi tố vụ án là gì?

VOV.VN -Nếu khởi tố vụ án nhưng trong quá trình điều tra xác định không có sự việc phạm tội, cơ quan điều tra sẽ ra quyết định đình chỉ điều tra.

Sau khởi tố vụ án là gì?

Sau khởi tố vụ án là gì?

VOV.VN -Nếu khởi tố vụ án nhưng trong quá trình điều tra xác định không có sự việc phạm tội, cơ quan điều tra sẽ ra quyết định đình chỉ điều tra.

Quy định luật sư tố giác thân chủ xung đột với điều luật khác
Quy định luật sư tố giác thân chủ xung đột với điều luật khác

VOV.VN - Theo luật sư Nguyễn Doãn Hùng, quy định tại khoản 3 điều 19 Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 2015 xung đột với điều luật khác.

Quy định luật sư tố giác thân chủ xung đột với điều luật khác

Quy định luật sư tố giác thân chủ xung đột với điều luật khác

VOV.VN - Theo luật sư Nguyễn Doãn Hùng, quy định tại khoản 3 điều 19 Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 2015 xung đột với điều luật khác.

Bố chở con gây tai nạn, con chết, bố 9 lần ra tòa
Bố chở con gây tai nạn, con chết, bố 9 lần ra tòa

VOV.VN -Một vụ tai nạn giao thông xảy ra cách đây 7 năm tại Gia Lai, người bố chở con chạy lấn đường đâm phải xe chạy ngược chiều, hậu quả con chết bố bị tuyên phạt 7 năm tù với 9 lần ra tòa. 

Bố chở con gây tai nạn, con chết, bố 9 lần ra tòa

Bố chở con gây tai nạn, con chết, bố 9 lần ra tòa

VOV.VN -Một vụ tai nạn giao thông xảy ra cách đây 7 năm tại Gia Lai, người bố chở con chạy lấn đường đâm phải xe chạy ngược chiều, hậu quả con chết bố bị tuyên phạt 7 năm tù với 9 lần ra tòa. 

Khách sạn có tivi phải trả tiền tác quyền âm nhạc, có đúng luật?
Khách sạn có tivi phải trả tiền tác quyền âm nhạc, có đúng luật?

VOV.VN - Nhiều ý kiến luật sư cho rằng, việc yêu cầu các chủ khách sạn phải đóng phí bản quyền âm nhạc trên đầu mỗi tivi là sai đối tượng.

Khách sạn có tivi phải trả tiền tác quyền âm nhạc, có đúng luật?

Khách sạn có tivi phải trả tiền tác quyền âm nhạc, có đúng luật?

VOV.VN - Nhiều ý kiến luật sư cho rằng, việc yêu cầu các chủ khách sạn phải đóng phí bản quyền âm nhạc trên đầu mỗi tivi là sai đối tượng.

Tháo gỡ điểm nghẽn trong bồi thường oan sai
Tháo gỡ điểm nghẽn trong bồi thường oan sai

VOV.VN- Dự án Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi) đang được dư luận quan tâm, nhất là khi việc bồi thường oan sai vẫn nóng tính thời sự.

Tháo gỡ điểm nghẽn trong bồi thường oan sai

Tháo gỡ điểm nghẽn trong bồi thường oan sai

VOV.VN- Dự án Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi) đang được dư luận quan tâm, nhất là khi việc bồi thường oan sai vẫn nóng tính thời sự.

“Yêu” khi chưa bước qua tuổi 18, có tội hay vô tội?
“Yêu” khi chưa bước qua tuổi 18, có tội hay vô tội?

VOV.VN - Theo luật sư, nếu khi thực hiện hành vi giao cấu với nạn nhân mà Tuấn chưa đủ 18 tuổi thì Tuấn sẽ không phạm tội giao cấu với trẻ em.

“Yêu” khi chưa bước qua tuổi 18, có tội hay vô tội?

“Yêu” khi chưa bước qua tuổi 18, có tội hay vô tội?

VOV.VN - Theo luật sư, nếu khi thực hiện hành vi giao cấu với nạn nhân mà Tuấn chưa đủ 18 tuổi thì Tuấn sẽ không phạm tội giao cấu với trẻ em.