Sử dụng hiệu quả nước đổ ải ngay trong đợt 1 xả nước các hồ thủy điện

VOV.VN -Sử dụng hiệu quả nước đổ ải ngay trong đợt 1 xả nước các hồ thủy điện là nội dung trọng tâm đang được ngành thủy lợi và đơn vị chức năng khác triển khai.

Theo kế hoạch, thời gian lấy nước đợt 1 đổ ải vụ Đông xuân 2018-2019 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc bộ sẽ bắt đầu từ 0h ngày 21/1 đến 24h ngày 24/1/2019 với tổng cộng 4 ngày. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước xả từ các hồ thủy điện qua phát điện phục vụ đổ ải ngay trong đợt 1 là nội dung trọng tâm đã và đang được ngành Thủy lợi và Tập đoàn điện lực Việt Nam tập trung triển khai.

Đợt 1 lấy nước đổ ải tạo thuận lợi cho các địa phương vùng ảnh hưởng triều cường góp phần đẩy mặn và thau rửa hệ thống kênh mương công trình thủy lợi. Vụ Đông xuân 2018-2019 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc bộ gieo cấy khoảng 603.000 ha lúa, trong đó diện tích phụ thuộc nguồn nước bổ sung từ các hồ chứa thủy điện khoảng 480.000 ha.

Cán bộ thủy nông mở nắp máy bơm lấy nước từ sông Hồng tại trạm bơm dã chiến Phù Sa - Hà Nội.

Theo kế hoạch vụ Xuân năm nay thành phố Hà nội gieo cấy khoảng 100.000 ha, trong đó tập trung lấy nước đổ ải trong đợt 3 xả nước các hồ thủy điện. Ông Chu Văn Tuấn, Phó chi cục trưởng Chi cục thủy lợi Hà Nội cho biết, chuẩn bị đón nguồn nước xả qua phát điện từ các hồ thủy điện phục vụ đổ ải, ngành thủy lợi và các địa phương đã và đang tập trung nạo vét các cửa lấy nước và hệ thống kênh, lắp đặt trạm bơm dã chiến và tăng cường vận hành đưa nước lên ruộng và các hệ thống kênh chính.

“Đến thời điểm này, thành phố Hà Nội đã cho lắp đặt 132 trạm bơm dã chiến, các trạm bơm đã sẵn sàng để vận hành khi các hồ thủy điện xả nước. Vùng khó khăn về nguồn nước của Hà Nội là những địa phương ở phía Tây nhưng năm nay nhờ được đầu tư và đưa vào vận hành trạm bơm dã chiến Phù Sa thì việc lấy nước sẽ thuận lợi hơn rất nhiều”, ông Chu Văn Tuấn nói.

Bơm nước từ sông Hồng lên kênh chính dẫn nước

Dự kiến, tổng lượng nước xả trong 3 đợt lấy nước đổ ải khoảng 5,44 tỷ mét khối. Ông Vũ Xuân Khu, Phó giám đốc Trung tâm điều độ điện Quốc gia, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, tổng lượng nước của các hồ thuỷ điện hiện thấp hơn so với mực nước dâng bình thường cùng kỳ năm ngoái là 5,57 tỷ m3. Chính phủ đã chỉ đạo tiết kiệm tối đa lượng nước để vừa đảm bảo cấp nước đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp của vùng hạ du, vừa đảm bảo điện phục vụ dân sinh và các lĩnh vực kinh tế.

“Thủy điện hiện nay đang chiếm khoảng 40% sản lượng điện của toàn hệ thống. Ngoài việc sản xuất điện thì việc cung cấp nước cũng rất quan trọng do vậy chúng ta phải cân đối giữa xả nước phục vụ đổ ải với cung cấp điện cần làm sao đảm bảo tối ưu và hiệu quả nhất”, ông Xuân Khu nói.

Theo ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như Tập đoàn Điện lực Việt Nam là tiết kiệm lượng nước xả từ các hồ chứa thủy điện, các đợt xả nước phải trùng với kỳ triều cường. Mặt khác phải tránh kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, đồng thời ưu tiên lịch lấy nước thuận lợi hơn cho các địa phương thường gặp khó khăn về nguồn nước. Vì vậy, phải điều hành lấy nước một cách khoa học để đảm bảo mục tiêu lấy đủ nước phục vụ cho bà con gieo cấy và tiết kiệm nước phục vụ cho phát điện vào mùa khô.

“Đề nghị các địa phương thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hướng dẫn nhân dân lấy nước một cách tiết kiệm, hiệu quả. Trong thời gian tới, chúng tôi cũng sẽ thường xuyên tổ chức các đoàn liên ngành đi kiểm tra chỉ đạo công tác lấy nước ở các địa phương. Nước cần cho nông nghiệp là rất lớn, chúng tôi sẽ chỉ đạo một mặt đủ nước gieo cấy, nhưng mà phải đảm bảo hiệu quả nguồn nước, đảm bảo phát điện mùa khô trong thời  gian tới”, ông Nguyễn Văn Tỉnh cho biết.

Đổ ải vụ Đông xuân 2018-2019, thời gian lấy nước sẽ có 3 đợt gồm: Đợt 1: từ 0 giờ ngày 21 tháng 1 đến 24 giờ ngày 24 tháng 1. Đợt 2: từ 0h ngày 31/1 đến 24h ngày 3/2. Đợt 3: từ 0h ngày 15/2 đến 24h ngày 22/2. Tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nước bổ sung từ các hồ thủy điện phục vụ đổ ải rất cần sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương cũng như sự đồng thuận của bà con nông dân trong việc lấy nước đổ ải, gieo cấy vụ Đông xuân năm nay để có một vụ mùa bội thu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngắm những món đồ xa xỉ mới tậu của các sao
Ngắm những món đồ xa xỉ mới tậu của các sao

VOV.VN -Các siêu sao thế giới đua nhau mua nhà, tậu xe, sắm đồ xa xỉ để chứng tỏ đẳng cấp.

Ngắm những món đồ xa xỉ mới tậu của các sao

Ngắm những món đồ xa xỉ mới tậu của các sao

VOV.VN -Các siêu sao thế giới đua nhau mua nhà, tậu xe, sắm đồ xa xỉ để chứng tỏ đẳng cấp.

Kiên Giang: Kênh Nước Mặn ô nhiễm trầm trọng do xả thải
Kiên Giang: Kênh Nước Mặn ô nhiễm trầm trọng do xả thải

VOV.VN - Tình trạng ô nhiễm chưa được khắc phục, có chiều hướng ngày càng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của rất nhiều hộ dân. 

Kiên Giang: Kênh Nước Mặn ô nhiễm trầm trọng do xả thải

Kiên Giang: Kênh Nước Mặn ô nhiễm trầm trọng do xả thải

VOV.VN - Tình trạng ô nhiễm chưa được khắc phục, có chiều hướng ngày càng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của rất nhiều hộ dân. 

Yêu cầu các địa phương hạn chế thiệt hại do xả lũ hồ chứa gây ra
Yêu cầu các địa phương hạn chế thiệt hại do xả lũ hồ chứa gây ra

VOV.VN - Công điện khẩn yêu cầu các địa phương cần chủ động đối phó ứng phó, hạn chế thiệt hại do xả lũ hồ chứa gây ra. 

Yêu cầu các địa phương hạn chế thiệt hại do xả lũ hồ chứa gây ra

Yêu cầu các địa phương hạn chế thiệt hại do xả lũ hồ chứa gây ra

VOV.VN - Công điện khẩn yêu cầu các địa phương cần chủ động đối phó ứng phó, hạn chế thiệt hại do xả lũ hồ chứa gây ra. 

“Hà bá” sông Đà nuốt nhà dân: Do xả lũ, mưa dài ngày hay cát tặc?
“Hà bá” sông Đà nuốt nhà dân: Do xả lũ, mưa dài ngày hay cát tặc?

VOV.VN - Người dân cho rằng lý do tài sản của họ trôi cả xuống sông là vì xả lũ và cát tặc nhưng chính quyền TP.Hòa Bình và Tổng cục PCTT bác bỏ điều này.

“Hà bá” sông Đà nuốt nhà dân: Do xả lũ, mưa dài ngày hay cát tặc?

“Hà bá” sông Đà nuốt nhà dân: Do xả lũ, mưa dài ngày hay cát tặc?

VOV.VN - Người dân cho rằng lý do tài sản của họ trôi cả xuống sông là vì xả lũ và cát tặc nhưng chính quyền TP.Hòa Bình và Tổng cục PCTT bác bỏ điều này.