Đánh giá toàn diện chỉ số sức mạnh Quân đội Mỹ 2016

VOV.VN- Báo cáo Chỉ số Sức mạnh Quân đội Mỹ 2016 đã đánh giá toàn diện môi trường, các mối đe dọa và sức mạnh quân sự của Mỹ trong năm 2015.

Môi trường tác chiến toàn cầu

Lực lượng lục quân Mỹ. Ảnh AP

Sức mạnh của Quân đội Mỹ được đánh giá dựa trên năng lực bảo vệ các lợi ích của Mỹ ở 3 khu vực chính – châu Âu, Trung Đông và châu Á:

Châu Âu: Là khu vực ổn định, lâu đời và thân thiện, nơi có các đồng minh lâu đời và thân cận nhất của Mỹ. Mỹ có mối quan hệ chặt chẽ với châu Âu thông qua hiệp ước, các quan hệ kinh tế sâu rộng và sự kết nối văn hóa vững chắc.

Các đối tác của Mỹ ở khu vực này có sự ổn định về chính trị; là các nền kinh tế phát triển và gồm các lực lượng quân đội hiện đại (mặc dù đang suy yếu).

Sự hiện diện trong thời gian dài của Mỹ ở khu vực, cơ sở hạ tầng đồn trú và hậu cần đã được xây dựng vững chắc ở châu Âu, và khuôn khổ cho hành động tập thể được cung cấp bởi NATO là những yếu tố khiến châu Âu là khu vực thuận lợi cho các chiến dịch quân sự của Mỹ.

Trung Đông: Ngược lại, Trung Đông là khu vực bất ổn sâu sắc với các cuộc xung đột, nơi các chế độ độc tài cai trị, số lượng các phần tử khủng bố và các thực thể gây bất ổn khác ngày càng gia tăng.

Mặc dù Mỹ có các quan hệ đối tác mạnh ở khu vực, tuy nhiên các lợi ích của Mỹ đang bị ảnh hưởng bởi những thách thức chính trị và an ninh, sự gia tăng chủ nghĩa khủng bố quốc tế, và môi đe dọa tiềm ẩn từ một Iran sở hữu vũ khí hạt nhân.

Ở mức độ nhất định, ứng phó với những thách thức này là sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực cùng với cơ sở hạ tầng căn cứ đã được Mỹ xây dựng và củng cố trong gần 25 năm.

Châu Á: Đặc điểm của môi trường tác chiến ở châu Á đó là mặt diện tích rộng lớn của nó, chiếm 30% diện tích đất liền toàn cầu. Mặc dù Mỹ có những đồng minh lâu đời, ổn định và các nền kinh tế phát triển ở khu vực này, tuy nhiên khoảng cách địa lý khiến cho các chiến dịch quân sự của Mỹ ở châu Á gặp khó khăn về mặt thời gian và đòi hỏi về mặt hải vận, không vận.

Tóm lại, môi trường tác chiến toàn cầu hiện được đánh giá là “thuân lợi”, đồng nghĩa với việc Mỹ có thể triển khai lực lượng ở bất cứ khu vực nào trên thế giới khi cần để bảo vệ các lợi ích của mình mà không gặp trở ngại lớn hay các mức rủi ro cao.

Các mối đe dọa đối với lợi ích của Mỹ (đối tượng tác chiến)

Trong 6 mối đe dọa chính đối với các lợi ích của Mỹ, thì Nga và Trung Quốc tiếp tục là những đối tượng “đáng quan ngại nhất”, bởi vì hai nước này đang đầu tư mạnh mẽ cho hiện đại hóa và tăng cường năng lực tấn công của quân đội.

Cùng với đó là sự ảnh hưởng “kéo dài hơn” mà những nước này đang thiết lập trong các khu vực tương ứng, như các hành động can dự chủ động của Nga vào cuộc xung đột ở Ukraine và việc cải tạo phi pháp các bãi đá thành các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông.

Các tàu trong hạm đội Hải quân Mỹ. Ảnh AP

Triều Tiên tiếp tục là sự quan tâm lâu dài của Mỹ, không phải bởi vì nước này có bất cứ năng lực đáng kể nào để triển khai sức mạnh tác chiến thông thường chống lại Mỹ, mà bởi Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân có khả năng vươn tới các cơ sở của Mỹ và các đối tác kinh tế và an ninh quan trọng của Mỹ trong khu vực. Bên cạnh đó, một cuộc chiến thông thường giữa Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế toàn cầu.

Tương tự, chủ nghĩa khủng bố ở Afghanistan và Pakistan tiềm ẩn nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột quy mô lớn giữa Pakistan và Ấn Độ (hai cường quốc hạt nhân) hay thậm chí là tạo ra mối đe dọa hạt nhân cho các quốc gia khác nếu các phần tử Hồi giáo cực đoan nắm quyền kiểm soát kho vũ khí hạt nhân của Pakistan, hoặc gây bất ổn cho chính quyền Pakistan, sẽ dẫn đến việc mất kiểm soát đối với kho vũ khí hạt nhân của Pakistan.

Cuối cùng, Iran và các nhóm khủng bố khác nhau ở Trung Đông có thể sẽ là mối đe dọa lớn hơn đối với các lợi ích an ninh của Mỹ so với hiện tại nếu sở hữu khả năng lớn hơn trong việc triển khai sức mạnh quân sự bên ngoài khu vực lân cận.

Tình hình sức mạnh quân sự

Sức mạnh quân sự của Mỹ được đánh giá dự trên 3 khía cạnh: số lượng, chất lượng và khả năng sẵn sàng chiến đấu.

Thực trạng chung dễ nhận thấy đó là “sự xuống cấp lực lượng” sau nhiều năm thiếu đầu tư, thiếu các chương trình hiện đại hóa và sự ảnh hưởng tiêu cực từ cắt giảm ngân sách lên tính sẵn sàng chiến đấu và năng lực.

Một số chiến đấu cơ F-22 của Không quân Mỹ. Ảnh AP

Mặc dù quân đội đã tham gia quyết liệt vào các chiến dịch, chủ yếu ở Trung Đông và các khu vực khác kể từ tháng 11/2001, tuy nhiên kinh nghiệm có được là rất ít ỏi và mang tính nhạy cảm về bối cảnh. Kinh nghiệm tác chiến có giá trị bị mất dần cùng với thời gian khi các quân nhân có kinh nghiệm tác chiến độc lập rời khỏi lực lượng.

Lục quân được xếp mức “Yếu”: Chỉ số điểm của Lục quân sụt giảm từ mức “không mạnh” năm 2014 xuống mức “yếu” trong năm 2015, chủ yếu do sự sụt giảm về số lượng, khi Lục quân có ít Đội quân Chiến đấu Lữ đoàn (BCT) hơn để triển khai cho nhiệm vụ ở nước ngoài.

Chất lượng và khả năng sẵ sàng chiến đấu của Lục quân không thay đổi trong năm qua khi quân đội tiếp tục đối mặt với sự sụt giảm mức độ sẵn sàng chiến đấu sau nhiều năm cắt giảm ngân sách.

Hải quân ở mức “Không mạnh”: Hải quân tiếp tục có chỉ số cao về khả năng sẵn sàng chiến đấu, tuy nhiên “bị trả giá” bởi chất lượng trong tương lai. Việc duy trì bảo dưỡng tiếp tục giúp giữ số lượng tàu hoạt động trên biển, tuy nhiên điều này đang bắt đầu ảnh hưởng đến năng lực triển khai của Hải quân.

Với chỉ số điểm “yếu” về mặt chất lượng (chủ yếu do các hệ thống cũ kỹ và các chương trình hiện đại hóa gặp khó khăn) và “không mạnh” về số lượng, Hải quân hiện chỉ có thể đáp ứng được các yêu cầu về chiến dịch.

Trong thời gian tới, lực lượng hạm đội của Hải quân gặp khó khăn hơn nữa trong việc đáp ứng yêu cầu về mặt chiến dịch, đặc biệt khi các hệ thống của kỷ nguyên Reagan đang gần hết hạn phục vụ.

Không quân ở mức “Không mạnh”: Năm 2015, Không quân thực hiện các chuyến bay xuất kích hỗ trợ cho nhiều chiến dịch quan trọng. Không quân có chỉ số đánh giá “rất mạnh” về mặt số lượng.

Chỉ số về chất lượng là “không mạnh”, không thay đổi so với đánh giá của năm trước, trong khi đó khả năng sẵn sàng chiến đấu giảm từ “mạnh” xuống “không mạnh”.

Sự suy giảm về khả năng sẵn sàng chiến đấu được kết luận khi có các báo cáo cho rằng chỉ dưới một nửa các lực lượng không quân chiến đấu đáp ứng được đầy đủ yêu cầu về khả năng sẵn sàng chiến đấu.

Thủy quân lục chiến ở mức “Không mạnh”: Năm 2014, điểm mạnh nhất của thủy quân lục chiến là khả năng sẵn sàng chiến đấu, tuy nhiên năm 2015 có nhiều vấn đề được khẳng định bởi chính lực lượng này.

Mặc dù năng lực chiến đấu của lực lượng được duy trì ở mức cao, tuy nhiên đang bị tác động do phương tiện đã lạc hậu; các chương trình thay thế gặp nhiều khó khăn đối với các phương tiện mặt đất quan trọng (đặc biệt là phương tiện chuyên chở lực lược đổ bộ); và lực lượng đang bị cắt giảm. Sự tiến triển đáng chú ý mà lực lượng thủy quân lục chiến có được chính là việc thay thế lực lượng máy bay cánh quạt (trực thăng).

Năng lực hạt nhân ở mức “Không mạnh”: Hiện đại hóa, thử nghiệm và đầu tư cho nền tảng trí thức/nhân tài trong lĩnh vực này chính là những vấn đề chủ yếu mà chương trình hạt nhân của Mỹ phải đối mặt.

Các hệ thống được đưa vào sử dụng có chất lượng tốt, tuy nhiên lực lượng phụ thuộc vào một số lượng vũ khí hạn chế và chủng loại tương đối lạc hậu, trái ngược với các chương trình hạt nhân được đầu tư mạnh mẽ của các quốc gia cạnh tranh.

Với những diễn biến ở những khu vực có lợi ích quốc gia của Mỹ ở nước ngoài, sự bất ổn ngày càng gia tăng ở cấp độ toàn cầu, hiện đang có yêu cầu lớn hơn đòi hỏi hiện đại hóa các năng lực hạt nhân của Mỹ, đặc biệt là đối với các hệ thống đã lạc hậu.

Lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ tham gia huấn luyện chiến đấu. Ảnh AP

Việc tiếp tục phụ thuộc vào các hệ thống di sản như B-52 cuối cùng sẽ làm suy giảm tính hiệu quả của chương trình hạt nhân và dẫn đến suy yếu về khả năng đánh chặn chiến lược của Mỹ.  

Tóm lại, các chỉ số đánh giá sức mạnh quân sự cho thấy quân đội Mỹ có khả năng đáp ứng những yêu cầu của một cuộc xung đột lớn cấp độ khu vực trong khi đó vẫn duy trì được sự hiện diện và các hoạt động can dự rộng lớn, tuy nhiên sẽ rất khó khăn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cao hơn và chắc chắn sẽ không được trang bị đủ để có thể tiến hành đồng thời hai cuộc xung đột lớn ở cấp độ khu vực./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhật Bản xem xét cung cấp hỗ trợ cho quân đội Mỹ ở Biển Đông
Nhật Bản xem xét cung cấp hỗ trợ cho quân đội Mỹ ở Biển Đông

VOV.VN - Theo đề xuất mới, Nhật sẽ hỗ trợ hậu cần cho quân đội Mỹ ở bất cứ đâu trên Biển Đông khi họ thấy an ninh bị đe dọa.

Nhật Bản xem xét cung cấp hỗ trợ cho quân đội Mỹ ở Biển Đông

Nhật Bản xem xét cung cấp hỗ trợ cho quân đội Mỹ ở Biển Đông

VOV.VN - Theo đề xuất mới, Nhật sẽ hỗ trợ hậu cần cho quân đội Mỹ ở bất cứ đâu trên Biển Đông khi họ thấy an ninh bị đe dọa.

M4 - súng trường tấn công tiêu chuẩn của quân đội Mỹ
M4 - súng trường tấn công tiêu chuẩn của quân đội Mỹ

VOV.VN- Súng trường M4 là loại súng trường tấn công gọn nhẹ và được coi là trang bị tiêu chuẩn cho mọi đơn vị quân đội Mỹ.

M4 - súng trường tấn công tiêu chuẩn của quân đội Mỹ

M4 - súng trường tấn công tiêu chuẩn của quân đội Mỹ

VOV.VN- Súng trường M4 là loại súng trường tấn công gọn nhẹ và được coi là trang bị tiêu chuẩn cho mọi đơn vị quân đội Mỹ.

Cắt giảm quân số toàn diện, Quân đội Mỹ chịu ảnh hưởng ra sao?
Cắt giảm quân số toàn diện, Quân đội Mỹ chịu ảnh hưởng ra sao?

VOV.VN -Trước những áp lực về ngân sách, Mỹ buộc phải cắt giảm 120.000 quân ở hầu hết các các lực lượng

Cắt giảm quân số toàn diện, Quân đội Mỹ chịu ảnh hưởng ra sao?

Cắt giảm quân số toàn diện, Quân đội Mỹ chịu ảnh hưởng ra sao?

VOV.VN -Trước những áp lực về ngân sách, Mỹ buộc phải cắt giảm 120.000 quân ở hầu hết các các lực lượng

Những sự thật đáng ngạc nhiên về Quân đội Mỹ
Những sự thật đáng ngạc nhiên về Quân đội Mỹ

VOV.VN- Ra đời trước khi nước Mỹ được thành lập và có tới 31 Tổng thống từng là quân nhân, Quân đội Mỹ có rất nhiều điều đáng để tìm hiểu.

Những sự thật đáng ngạc nhiên về Quân đội Mỹ

Những sự thật đáng ngạc nhiên về Quân đội Mỹ

VOV.VN- Ra đời trước khi nước Mỹ được thành lập và có tới 31 Tổng thống từng là quân nhân, Quân đội Mỹ có rất nhiều điều đáng để tìm hiểu.

Quân đội Mỹ và Nga sẽ hội đàm về các cuộc không kích ở Syria
Quân đội Mỹ và Nga sẽ hội đàm về các cuộc không kích ở Syria

VOV.VN - Giới ngoại giao 2 nước cho biết, quân đội Mỹ và Nga sẽ tổ chức các cuộc hội đàm càng sớm càng tốt để tránh va chạm trên chiến trường Syria.

Quân đội Mỹ và Nga sẽ hội đàm về các cuộc không kích ở Syria

Quân đội Mỹ và Nga sẽ hội đàm về các cuộc không kích ở Syria

VOV.VN - Giới ngoại giao 2 nước cho biết, quân đội Mỹ và Nga sẽ tổ chức các cuộc hội đàm càng sớm càng tốt để tránh va chạm trên chiến trường Syria.