Nhật Bản dùng chuỗi đảo phòng vệ để khắc chế yết hầu Trung Quốc

VOV.VN - Trung Quốc muốn bành trướng sức mạng kinh tế và quân sự qua đường biển ra Thái Bình Dương. Nhưng chuỗi đảo phòng vệ của Nhật có thể khắc chế ý đồ này.

Theo các nguồn tin của quân đội và chính phủ Nhật Bản thì nước này đang củng cố chuỗi đảo xa của mình ở Biển Hoa Đông trong chiến lược do họ phát triển nhằm giành thế thượng phong trước hải quân Trung Quốc và ngăn chặn ý đồ của Trung Quốc muốn thống trị vùng Tây Thái Bình Dương.

Hải quân Nhật Bản. Ảnh: Outsidethebeltway.

Mỹ muốn các nước đồng minh của mình, nhất là Nhật Bản, kiềm chế sức mạnh quân sự đang trỗi dậy của Trung Quốc. Nước này hối thúc Nhật Bản từ bỏ chính sách thiên về phòng thủ nội địa để chuyển sang gia tăng ảnh hưởng quân sự trong châu Á.

Giăng lưới phòng vệ

Tokyo đang chuyển dịch theo hướng đó bằng việc giăng một tuyến phòng vệ gồm các hệ thống tên lửa phòng không và chống hạm dọc theo 200 hòn đảo ở Biển Hoa Đông trải dài trên một khoảng cách 1.400km từ phần lục địa của nước này tới Đài Loan.

Các cuộc phỏng vấn với khoảng 12 nhà hoạch định quân sự và nhà hoạt định chính sách chính phủ Nhật cho thấy, mục tiêu lớn của Thủ tướng Shinzo Abe về củng cố quân đội đã phát triển lên một nấc mới, bao hàm cả một chiến lược thống trị vùng biển và không phận quanh các đảo xa.

Các cuộc phỏng vấn này là lần đầu tiên các quan chức Nhật tiết lộ về hệ thống phòng vệ có mục đích kiềm chế Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương. Đây là phiên bản Nhật của học thuyết “chống tiếp cận” mà Trung Quốc đang triển khai để đẩy lui Mỹ và đồng minh ra khỏi khu vực.

Chiến hạm Trung Quốc đi từ bờ biển phía đông của họ sẽ phải đi qua hệ thống phòng vệ chặt chẽ bằng tên lửa của Nhật trước khi tới được Tây Thái Bình Dương. Việc tiếp cận Thái Bình Dương là mang tính sống còn đối Bắc Kinh – đây vừa là tuyến cung ứng đi ra các đại dương thế giới, vừa là phương thức để Trung Quốc phóng chiếu sức mạnh hải quân của mình.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã đầu tư nhiều cho việc phát triển một lực lượng hải quân “nước xanh” tầm xa có năng lực bảo vệ các lợi ích toàn cầu ngày càng lớn của nước này.

Đương nhiên không có gì có thể cản ngăn tàu chiến Trung Quốc đi qua vùng này theo luật pháp quốc tế. Tuy nhiên Trung Quốc sẽ phải làm vậy trong tầm ngắm hiệu quả của hỏa tiễn chống hạm của Nhật Bản.

Chuỗi đảo thứ nhất

Bắc Kinh cố gắng xác lập quyền kiểm soát lớn hơn nữa đối với Biển Đông gần đó thông qua các căn cứ gần như đã hoàn thiện trên đảo.

Biển Hoa Đông. Ảnh: martitime-connector.

Chuỗi đảo trải dài từ lãnh thổ Biển Hoa Đông của Nhật Bản xuống phía nam tới Philippines có thể giúp xác định ranh giới giữa vùng ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc.

Các nhà hoạt định quân sự gọi tuyến này là “chuỗi đảo thứ nhất”.

Satoshi Morimoto - từng làm bộ trưởng quốc phòng vào năm 2012 và hiện đang làm cố vấn cho bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản, nói: “Trong 5-6 năm tới, chuỗi đảo thứ nhất này sẽ có vai trò trọng yếu trong việc giữ cân bằng quân sự giữa Trung Quốc và liên minh Mỹ-Nhật”.

Một chiến hạm Mỹ vào cuối tháng 10 đã thách thức các giới hạn lãnh thổ mà Trung Quốc tự ý đặt ra xung quanh các đảo nhân tạo do họ bồi đắp phi pháp ở quần đảo Trường Sa.

Thế nhưng một số quan chức và chuyên gia nói rằng Bắc Kinh dẫu sao trên thực tế có thể đã xác lập được thế quân sự nhất định ở Biển Đông.

Kevin Maher, nguyên cục trưởng Cục Nhật Bản của Bộ Ngoại giao Mỹ, nói: “Mục tiêu tối thượng của Trung Quốc là độc chiếm Biển Đông, độc chiếm Biển Hoa Đông. Nếu mà ta cố gắng làm hài lòng Trung Quốc thì điều đó chỉ càng làm cho Bắc Kinh thêm khiêu khích và lấn tới”.

Giành thế thượng phong

Nhật Bản bắt đầu nỗ lực chống lại Trung Quốc từ năm 2010, hai năm trước khi ông Shinzo Abe lên nắm quyền.

Akihisa Nagashima - một nhà lập pháp thuộc Đảng Dân chủ Nhật Bản, cho biết: ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc và sự suy yếu tương đối của Mỹ là một nhân tố quan trọng trong sự đổi thay này.

Trung Quốc đang đầu tư cho loại tên lửa có độ chính xác cao nhằm tạo sức răn đe đối với hải quân Mỹ có ưu thế vượt trội về công nghệ, ngăn hải quân Mỹ đưa tàu chiến và máy bay vào gần Đài Loan và vào Biển Đông.

Khu vực Quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Ảnh: AFP.

Hồi tháng 9 Bắc Kinh tổ chức một cuộc duyệt binh rầm rộ nhân kỷ niệm ngày phát xít Nhật bại trận trong Thế chiến 2. Ý đồ của Trung Quốc khi đó là khoe sức mạnh quốc phòng của mình trước cả bạn bè và đối thủ.

Lần đầu ra mắt tại sự kiện này là hệ thống tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21 D. Hệ thống này chưa qua thử nghiệm nhưng có thể có năng lực phá hủy một tàu sân bay trị giá 5 tỷ USD của Mỹ.

Tên lửa Đông Phong này nằm trong kho vũ khí ước tính gồm 1.200 tên lửa tầm ngắn và tầm trung có thể đánh trúng bất cứ điểm nào dọc theo chuỗi đảo thứ nhất. Trung Quốc cũng đang phát triển các tên lửa hành trình tránh được radar và phóng đi từ tàu ngầm và lục địa.

Yosuke Isozaki - từng là cố vấn an ninh thứ nhất cho Thủ tướng Abe, nói: “Thay vì chống tiếp cận, chúng tôi dùng thuật ngữ ‘ưu thế trên biển và trên không’”.

Ông bổ sung thêm: “Tư duy của chúng tôi là muốn bảo đảm ưu thế trên biển và trên không phù hợp với quân đội Mỹ”.

Toshi Yoshihara – một giáo sư Đại học Hải chiến Mỹ, cho biết Tokyo có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế không gian tác chiến của Trung Quốc từ Biển Hoa Đông tới Tây Thái Bình Dương, trong khi tăng cường mức độ tự do di chuyển của Mỹ, và tạo thêm thời gian cho liên minh Mỹ- Nhật trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Mỹ.

Ông Yoshihara nói: “Anh có thể nói rằng Nhật Bản đang giành thế trên cơ so với Trung Quốc”.

Phó Đô đốc Joseph Aucoin, tư lệnh hạm đội 7 của Mỹ, xem việc Nhật Bản củng cố thế trận ở Biển Hoa Đông là sự bổ sung cho chiến lược rộng lớn hơn của Mỹ.

Ông Aucoin nói với Reuters: “Việc hoạch định kế hoạch của Mỹ đối với bất cứ chiến trường nào đều tính đến khả năng và lực lượng của bạn bè cũng như các kẻ thù tiềm tàng. Mỹ lên kế hoạch duy trì hòa bình và ổn định không chỉ cho Nhật Bản mà còn cho cả khu vực”.

Tổ hợp tên lửa, trạm radar

Trong 5 năm tới, Nhật Bản sẽ tăng lực lượng phòng vệ trên các đảo ở Biển Hoa Đông thêm 1/5, lên mức 10.000 người.

Số quân này chuyên sử dụng tên lửa và radar, họ sẽ được yểm trợ bằng các đơn vị thủy quân lục chiến trên bộ, các tàu ngầm tàng hình, chiến đấu cơ F-35, xe chiến đấu lưỡng cư, tàu sân bay, và Hạm đội 7 của Mỹ đóng đại bản doanh ở Yokosuka, phía nam Tokyo.

Quân đội Mỹ và Nhật Bản giờ có thể xây dựng kế hoạch và tập trận cùng nhau, nhân sức mạnh của nhau lên nhiều lần.

Chi phí quân sự lớn hơn đang gia tăng thêm sức mạnh quốc phòng của Nhật Bản. Ngân sách quốc phòng của Nhật Bản năm tài khóa tiếp theo sẽ lần đầu tiên lên mức 40 tỷ USD, trong đó có tiền chi cho tên lửa chống hạm tầm xa, máy bay săn ngầm, máy bay cảnh báo sớm, phi cơ không người lái Global Hawk, máy bay Osprey, và một máy bay vận tải tầm xa hạng nặng.

Ngoài ra các tên lửa chống hạm từng được Nhật triển khai ở Hokkaido để đối phó với Liên Xô trước đây cũng sẽ được triển khai cho hệ thống phòng thủ ở chuỗi đảo tây nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Báo Mỹ: “Quân đội Trung Quốc chỉ là một con rồng giấy”
Báo Mỹ: “Quân đội Trung Quốc chỉ là một con rồng giấy”

VOV.VN - Dù đã to và mạnh hơn trước nhiều, quân đội và hải quân Trung Quốc vẫn chỉ là lực lượng tầm ngắn và chỉ có ưu thế khi ở gần lãnh thổ nước này.

Báo Mỹ: “Quân đội Trung Quốc chỉ là một con rồng giấy”

Báo Mỹ: “Quân đội Trung Quốc chỉ là một con rồng giấy”

VOV.VN - Dù đã to và mạnh hơn trước nhiều, quân đội và hải quân Trung Quốc vẫn chỉ là lực lượng tầm ngắn và chỉ có ưu thế khi ở gần lãnh thổ nước này.

Luật an ninh mới - đột phá trong chiến lược đối ngoại của Nhật Bản
Luật an ninh mới - đột phá trong chiến lược đối ngoại của Nhật Bản

VOV.VN - Dự luật an ninh mới của Nhật là kết quả của sự chuẩn bị dài lâu, mở đường cho cải tổ Hiến pháp Hòa bình và nâng cao vai trò của quân đội Nhật.

Luật an ninh mới - đột phá trong chiến lược đối ngoại của Nhật Bản

Luật an ninh mới - đột phá trong chiến lược đối ngoại của Nhật Bản

VOV.VN - Dự luật an ninh mới của Nhật là kết quả của sự chuẩn bị dài lâu, mở đường cho cải tổ Hiến pháp Hòa bình và nâng cao vai trò của quân đội Nhật.

Dự luật an ninh mới được Quốc hội Nhật Bản thông qua có gì đặc biệt?
Dự luật an ninh mới được Quốc hội Nhật Bản thông qua có gì đặc biệt?

VOV.VN- Quốc hội Nhật Bản sáng 19/9 đã thông qua dự luật an ninh mới nới lỏng những hạn chế của quân đội nước này từ sau Thế chiến thứ 2.

Dự luật an ninh mới được Quốc hội Nhật Bản thông qua có gì đặc biệt?

Dự luật an ninh mới được Quốc hội Nhật Bản thông qua có gì đặc biệt?

VOV.VN- Quốc hội Nhật Bản sáng 19/9 đã thông qua dự luật an ninh mới nới lỏng những hạn chế của quân đội nước này từ sau Thế chiến thứ 2.

Tình báo Ấn Độ mổ xẻ thủ đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông - Ấn Độ Dương
Tình báo Ấn Độ mổ xẻ thủ đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông - Ấn Độ Dương

VOV.VN - Chủ tịch Ủy ban Tình báo Ấn Độ đã vạch ra các toan tính thâm hiểm của Trung Quốc đối với Biển Đông, Ấn Độ Dương và lãnh thổ Ấn Độ.

Tình báo Ấn Độ mổ xẻ thủ đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông - Ấn Độ Dương

Tình báo Ấn Độ mổ xẻ thủ đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông - Ấn Độ Dương

VOV.VN - Chủ tịch Ủy ban Tình báo Ấn Độ đã vạch ra các toan tính thâm hiểm của Trung Quốc đối với Biển Đông, Ấn Độ Dương và lãnh thổ Ấn Độ.

Hiến pháp mới của Nhật Bản có gây chia rẽ quan hệ quân sự Mỹ- Nhật?
Hiến pháp mới của Nhật Bản có gây chia rẽ quan hệ quân sự Mỹ- Nhật?

VOV.VN- Việc Nhật Bản thông qua Hiến pháp mới trong tuần này vẫn không khiến Nhật có thể hỗ trợ Mỹ trong cuộc chiến chống IS như kỳ vọng.

Hiến pháp mới của Nhật Bản có gây chia rẽ quan hệ quân sự Mỹ- Nhật?

Hiến pháp mới của Nhật Bản có gây chia rẽ quan hệ quân sự Mỹ- Nhật?

VOV.VN- Việc Nhật Bản thông qua Hiến pháp mới trong tuần này vẫn không khiến Nhật có thể hỗ trợ Mỹ trong cuộc chiến chống IS như kỳ vọng.