Khi nào thì dùng thuốc điều trị phơi nhiễm HIV?

VOV.VN -Theo chuyên gia y tế, thuốc điều trị phơi nhiễm có tác dụng phụ, vì vậy chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ và khi đã chắc chắn nguồn phơi nhiễm.

Mới đây, một tài khoản trên Facebook đã chia sẻ câu chuyện của nhóm mình khi đi uống trà vải tại của hàng Phúc Long trên đường Huỳnh Thúc Kháng, quận 1, TP HCM và phát hiện trong cốc nước có 1 miếng băng keo cá nhân.

Kết luận trong sổ khám bệnh được chia sẻ trên mạng. Ảnh: Facebook

Tài khoản này chia sẻ: “Sau khi thăm khám tại Bệnh viện Nhiệt Đới, với tình trạng miếng băng keo cá nhân đã qua sử dụng, tức là có khả năng dính máu rất cao thì khả năng bị phơi nhiễm với các bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan hay HP. Ngay lập tức, bác sĩ đã kê đơn thuốc phòng chống phơi nhiễm với liều dùng 28 ngày để đảm bảo hiệu quả tốt nhất của loại thuốc này”. Chẩn đoán này của bác sĩ đã khiến nhóm bạn của tài khoản Facebook này vô cùng lo lắng.

Về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Ngọc Hưng, Trưởng khoa Nội, Bệnh viện 09 (Hà Nội) cho biết, HIV không bao giờ lây nhiễm qua đường tiêu hóa. Vì vậy, nếu uống nước có miếng băng keo dính máu nhiễm HIV thì cũng không thể bị nhiễm HIV.

“Ngay cả khi người uống đang bị nhiệt miệng, lở loét vùng miệng, việc lây nhiễm cũng không thể xảy ra.”- BS Hưng nói.

BS Hưng cũng lý giải, việc lây nhiễm HIV hiện chỉ qua 3 con đường chính là: đường máu (dùng chung kim tiêm), quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. “Thời gian tồn tại bên ngoài môi trường của virus HIV là rất ngắn. Vì vậy, miếng băng keo trong cốc nước trên khó có thể lây nhiễm HIV cho con người”- BS Hưng cho biết.

Cũng theo TS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), phơi nhiễm là sự tiếp xúc với máu và dịch có HIV. Cần phải xác định xem có HIV không và mức độ tiếp cận và tiếp xúc giữa máu và dịch có nhiễm HIV với người bị phơi nhiễm ở mức độ nào, để đánh giá mức độ và nguy cơ.

Do thuốc điều trị phơi nhiễm có tác dụng phụ, vì vậy chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của các chuyên gia, bác sĩ và khi đã chắc chắn nguồn phơi nhiễm.

Theo TS Hoàng Đình Cảnh, trong trường hợp đúng là bị phơi nhiễm, thì hiện đã có thuốc điều trị hiệu quả như kháng virus bằng thuốc ARV. Trong thời gian “72 giờ”, điều trị ARV có thể dự phòng nhiễm HIV, giúp người bị phơi nhiễm tránh bị nhiễm hiệu quả nhất./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dự phòng trước và sau phơi nhiễm HIV
Dự phòng trước và sau phơi nhiễm HIV

VOV.VN -Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV là một chiến lược mới để bảo vệ những người chưa bị HIV khi có hành vi nguy cơ.

Dự phòng trước và sau phơi nhiễm HIV

Dự phòng trước và sau phơi nhiễm HIV

VOV.VN -Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV là một chiến lược mới để bảo vệ những người chưa bị HIV khi có hành vi nguy cơ.

TP HCM: Một bệnh viện có 60 nhân viên phơi nhiễm HIV và viêm gan
TP HCM: Một bệnh viện có 60 nhân viên phơi nhiễm HIV và viêm gan

VOV.VN -Một bệnh viện có 60 nhân viên phơi nhiễm HIV và viêm gan trong 5 năm qua. Đó là  con số Bệnh viện nhân dân Gia Định đã thống kê, điều dưỡng.

TP HCM: Một bệnh viện có 60 nhân viên phơi nhiễm HIV và viêm gan

TP HCM: Một bệnh viện có 60 nhân viên phơi nhiễm HIV và viêm gan

VOV.VN -Một bệnh viện có 60 nhân viên phơi nhiễm HIV và viêm gan trong 5 năm qua. Đó là  con số Bệnh viện nhân dân Gia Định đã thống kê, điều dưỡng.

1.200 trẻ em Mỹ có thể phơi nhiễm HIV và viêm gan vì khám nha khoa
1.200 trẻ em Mỹ có thể phơi nhiễm HIV và viêm gan vì khám nha khoa

VOV.VN - Hơn 1.200 trẻ em tại Seattle, Mỹ có thể bị phơi nhiễm HIV và viêm gan do phòng khám nha khoa trong trường học không khử trùng dụng cụ triệt để.

1.200 trẻ em Mỹ có thể phơi nhiễm HIV và viêm gan vì khám nha khoa

1.200 trẻ em Mỹ có thể phơi nhiễm HIV và viêm gan vì khám nha khoa

VOV.VN - Hơn 1.200 trẻ em tại Seattle, Mỹ có thể bị phơi nhiễm HIV và viêm gan do phòng khám nha khoa trong trường học không khử trùng dụng cụ triệt để.