Liệu pháp mới điều trị ung thư vú bảo vệ khuôn ngực

Tỷ lệ phụ nữ phương Tây có khă năng mắc ung thư vú là 8:1, tại Nhật Bản tỷ lệ là 25:1.

Những năm gần đây tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư vú trên toàn thế giới tăng rất cao. Báo cáo tổng kết cho thấy trên thế giới cứ mỗi 3 phút thì có 1 phụ nữ bị mắc ung thư vú. cứ mỗi 13 phút lại có một phụ nữ chết do ung thư vú.

Theo giới thiệu của Giáo sư Lưu Viện Sinh, chuyên gia của bệnh viện Ung bướu hiện đại Quảng Châu, trước đây sau khi bệnh nhân ung thư vú làm phẫu thuật cắt bỏ khối u sẽ để lại một vết cắt lớn, một bên ngực sẽ không còn. Ở vị trí một bác sĩ phải chứng kiến điều đó bản thân tôi cảm thấy rất thương cảm cho bệnh nhân.

Hiện nay có khá nhiều bệnh nhân ung thư vú do lơ sợ phải phẫu thuật cắt bỏ ngực nên đã không dám đi điều trị, chính tâm lý lo sợ này đã làm cho bệnh nhân mất đi cơ hội được điều trị, đây là một điều rất đáng tiếc. Các chuyên gia khuyên bạn rằng hiện nay điều trị ung thư vú không nhất thiết phải phẫu thuật cắt bỏ ngực, các bạn nên có thái độ tích cực đối diện với bệnh tật, hãy lạc quan để tự mang lại cho bản thân cơ hội được điều trị.

Tuy nhiên phẫu thuật bảo tồn ngực yêu cầu lại cao hơn phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn rất nhiều, tưởng chừng phẫu thuật bảo tồn ngực chỉ cần cắt bỏ một phần ngực thôi, nhưng sau khi phẫu thuật cắt bỏ phần đó thì cần phải đảm bảo bề ngoài của khuôn ngực, ngoài ra trong quá trình tiến hành phẫu thuật cần phải làm sinh thiết để chẩn đoán xem còn sót lại tế bào ung thư không. Phẫu thuật bảo tồn phức tạp hơn phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn rất nhiều, hình thức phẫu thuật này yêu cầu bác sĩ phải có kinh nghiệm thực tế dày dặn mới có thể đảm bảo hiệu quả điều trị.

Có rất nhiều bệnh nhân ung thư vú giai đoạn cuối đã điều trị hoá chất nhiều đợt, thậm chí có những bệnh nhân đã có hiện tượng di căn bệnh tình khá năng, đã bị nhờn với hoá chất sử dụng, chúng tôi có thể lựa chọn những hoá chất phù hợp và nhẹ nhàng hơn cho bệnh nhân, hoặc sử dụng thuốc điều trị nội tiết, ví dụ như Aromatase ức chế enzyme thế hệ thứ 3, đều mang lại hiệu quả rất tốt, ngoài ra còn kết hợp thêm những liệu pháp điều trị di căn xương, có những bệnh nhân có thể sống được rất nhiều năm, không còn hoang mang lo lắng tiêu cực về tái phát hay di căn, hiện nay ung thư có thể trở thành một căn bệnh mãn tính, bệnh nhân ung thư có thể sống bình thường với khối u trong cơ thể. Có một bệnh nhân người Indonesia bị ung thư vú đã 6 năm và cách đây 1 năm bị di căn xương nhưng hiện tại bệnh nhân vẫn sống rất khoẻ mạnh.

Cuối cùng Giáo sư Lưu Viện Sinh còn nói thêm thực nghiệm lâm sàng quy mô lớn của bệnh viện Ung bướu hiện đại Quảng Châu đã chứng minh rằng bệnh nhân ung thư vú bị taáiphát và di căn sau 5 – 10 năm phẫu thuật bảo tồn + xạ trị so với bệnh nhân điều trị bằng phương pháp phẫu thuật truyền thống thống kê cho thấy không có sự khác biệt, vì vậy chỉ cần nắm rõ tình trạng bệnh, bác sĩ có kinh nghiệm điều trị bệnh nhân có thể an tâm tiếp nhận điều trị phẫu thuật bảo tồn ngực./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên