Đài Nga bình việc đơn giản hóa thủ tục cho tàu chiến Nga vào Cam Ranh

Đài Tiếng nói nước Nga cũng khẳng định Trung Quốc có tham vọng độc chiếm Biển Đông.

Phải chăng Nga đang trở lại Cam Ranh? Tiêu đề như vậy xuất hiện trên các phương tiện truyền thông thế giới sau khi Nga và Việt Nam ký kết thỏa thuận liên chính phủ về đơn giản hóa thủ tục cho tàu chiến Nga vào vịnh Cam Ranh - một trong những cảng nước sâu tốt nhất trên thế giới.

  
Bình luận viên của Đài Tiếng nói nước Nga Aleksei Lensov viết: Tháng Tư năm 1905, lần đầu tiên có tàu biển lớn vào đỗ cảng Cam Ranh. Đó là đội tàu Thái Bình Dương của nước Nga. Khi đó đang diễn ra cuộc chiến tranh Nga-Nhật, đội tàu này đã đi từ cảng Baltic của Nga đến khu vực chiến sự trong vùng biển Nhật Bản. Đội tàu Nga đã cập cảng Cam Ranh trong hai tuần để lấy nước, thực phẩm và than đá.

Sau ba phần tư thế kỷ, trong tình hình địa chính trị hoàn toàn mới, Liên Xô và Việt Nam đã ký thỏa thuận về việc sử dụng cảng Cam Ranh với tư cách là trạm hậu cần của Hải quân Liên Xô trong vòng 25 năm. Khi đó, tại Cam Ranh đã lập ra căn cứ quân sự lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài, với tổng diện tích 100 km2. Được thuê căn cứ này miễn phí, Liên Xô đã giúp Việt Nam khôi phục Hải quân và các lực lượng vũ trang, điều đó đặc biệt cấp thiết sau cuộc chiến tranh Trung-Việt năm 1979. Năm 2001, ban lãnh đạo Nga đã quyết định sơ tán căn cứ trước thời hạn. Tổng biên tập tạp chí Nga "Quốc phòng" Igor Korotchenko cho biết: “Như vậy, ở đây không hề nói về căn cứ quân sự nào. Đây chỉ là thỏa thuận cho các tàu chiến của Nga vào cảng Cam Ranh bằng thủ tục đơn giản, không cần thỏa thuận ngoại giao, để bổ sung lương thực và nước, để thủy thủ đoàn có thể nghỉ ngơi và tiến hành các sửa chữa cần thiết. Định dạng chỉ có như vậy.”

Đơn giản hóa thủ tục nhập cảng có nghĩa là tàu Hải quân Nga khi vào Cam Ranh chỉ cần thông báo cho giới chức cảng. Sau đó, các tàu tự động được phép nhập cảng. Tàu có thể nhập cảng miễn phí, nhưng phải trả tiền cho tất cả các dịch vụ khác: tiếp nhiên liệu, cung cấp nước và thực phẩm, nạp điện, sửa chữa. Trong thực tế, các điều kiện như thế cũng đã được cung cấp cho hạm đội Thái Bình Dương khi các tàu Nga vào Vịnh Cam Ranh năm 1905. Hiện nay, Việt Nam là nước thứ hai sau Syria mà Nga có thỏa thuận tương tự.

Ông Igor Korotchenko nói tiếp: “Hiện nay, Hải quân Nga đang mở rộng sự hiện diện của mình trên các đại dương thế giới. Điều đó có nghĩa là sẽ có những chuyến đi xa mới, sẽ có giải pháp cho các vấn đề bên ngoài khuôn khổ cũ. Do đó, việc đơn giản hóa thủ tục nhập cảng Cam Ranh sẽ tăng cường khả năng hoạt động của Hải quân Nga.”

Trong số những cơ hội đó là những chuyến đi bất ngờ đến các khu vực. Phía Nga có thể mua nhiên liệu và thực phẩm trực tiếp tại Việt Nam cho tàu mà không phải chở tất cả từ Nga. Và các lực lượng hải quân Nga sẽ có thể đáp trả kẻ thù tiềm năng ở xa biên giới Nga.

Bình luận viên Aleksei Lensov cho rằng còn có một khía cạnh nữa là Nga không tham gia vào bất kỳ cuộc xung đột nào xảy ra trong vùng biển cách xa Nga. Hải quân Nga chỉ bảo vệ lợi ích quốc gia của đất nước mình. Nếu nói về Biển Đông thì Trung Quốc thực sự đang có tham vọng khẳng định quyền sở hữu đối với hầu hết toàn bộ vùng biển này. Nếu trường hợp tình hình trở nên phức tạp, trong khu vực này có thể xuất hiện lực lượng hải quân của Mỹ và các nước đang muốn tuyên bố chủ quyền đối với khu vực giàu tiềm năng dầu khí này. Khi ấy, rất cần nhóm tàu chiến của Nga để duy trì sự cân bằng lực lượng. Trên thực tế, đơn giản hóa thủ tục nhập cảng đối với tàu Nga sẽ cho phép duy trì nhóm tàu này tại Cam Ranh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quân đội Trung Quốc có phải là rồng “xịn”?
Quân đội Trung Quốc có phải là rồng “xịn”?

VOV.VN - Nhìn bề ngoài, vũ khí Trung Quốc khá hiện đại, không thua kém vũ khí của phương Tây. Thế nhưng thực tế như thế nào?

Quân đội Trung Quốc có phải là rồng “xịn”?

Quân đội Trung Quốc có phải là rồng “xịn”?

VOV.VN - Nhìn bề ngoài, vũ khí Trung Quốc khá hiện đại, không thua kém vũ khí của phương Tây. Thế nhưng thực tế như thế nào?

Bị lên án vì xây đảo trái phép, Trung Quốc 'đòi' Mỹ đứng ngoài cuộc
Bị lên án vì xây đảo trái phép, Trung Quốc 'đòi' Mỹ đứng ngoài cuộc

VOV.VN - Đáp trả việc Mỹ chỉ trích dự án xây đảo nhân tạo tại Biển Đông, Tướng Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố, dự án này là “hợp pháp và chính đáng”.

Bị lên án vì xây đảo trái phép, Trung Quốc 'đòi' Mỹ đứng ngoài cuộc

Bị lên án vì xây đảo trái phép, Trung Quốc 'đòi' Mỹ đứng ngoài cuộc

VOV.VN - Đáp trả việc Mỹ chỉ trích dự án xây đảo nhân tạo tại Biển Đông, Tướng Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố, dự án này là “hợp pháp và chính đáng”.

Tình báo Ấn Độ mổ xẻ thủ đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông - Ấn Độ Dương
Tình báo Ấn Độ mổ xẻ thủ đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông - Ấn Độ Dương

VOV.VN - Chủ tịch Ủy ban Tình báo Ấn Độ đã vạch ra các toan tính thâm hiểm của Trung Quốc đối với Biển Đông, Ấn Độ Dương và lãnh thổ Ấn Độ.

Tình báo Ấn Độ mổ xẻ thủ đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông - Ấn Độ Dương

Tình báo Ấn Độ mổ xẻ thủ đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông - Ấn Độ Dương

VOV.VN - Chủ tịch Ủy ban Tình báo Ấn Độ đã vạch ra các toan tính thâm hiểm của Trung Quốc đối với Biển Đông, Ấn Độ Dương và lãnh thổ Ấn Độ.

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin
Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

VOV.VN - Nối tiếp thành công ở châu Phi, Trung Quốc đang tích cực mở rộng thế lực về mọi mặt ngay trên “sân sau” của siêu cường Mỹ.

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

VOV.VN - Nối tiếp thành công ở châu Phi, Trung Quốc đang tích cực mở rộng thế lực về mọi mặt ngay trên “sân sau” của siêu cường Mỹ.

Trung Quốc vạch ra 6 ưu tiên trong quan hệ nước lớn kiểu mới với Mỹ
Trung Quốc vạch ra 6 ưu tiên trong quan hệ nước lớn kiểu mới với Mỹ

VOV.VN - Trung Quốc muốn cải thiện liên lạc cấp cao với Mỹ nhằm xây dựng lòng tin chiến lược. Trong khi đó, phía Mỹ bày tỏ ý không ủng hộ Đài Loan độc lập.

Trung Quốc vạch ra 6 ưu tiên trong quan hệ nước lớn kiểu mới với Mỹ

Trung Quốc vạch ra 6 ưu tiên trong quan hệ nước lớn kiểu mới với Mỹ

VOV.VN - Trung Quốc muốn cải thiện liên lạc cấp cao với Mỹ nhằm xây dựng lòng tin chiến lược. Trong khi đó, phía Mỹ bày tỏ ý không ủng hộ Đài Loan độc lập.

Trung Quốc thách thức lời kêu gọi của Mỹ về dự án xây đảo ở Biển Đông
Trung Quốc thách thức lời kêu gọi của Mỹ về dự án xây đảo ở Biển Đông

VOV.VN - Hôm nay (24/11) Trung Quốc đã phản ứng lại các nhận xét của Mỹ mà Trung Quốc coi là “thiếu trách nhiệm”.

Trung Quốc thách thức lời kêu gọi của Mỹ về dự án xây đảo ở Biển Đông

Trung Quốc thách thức lời kêu gọi của Mỹ về dự án xây đảo ở Biển Đông

VOV.VN - Hôm nay (24/11) Trung Quốc đã phản ứng lại các nhận xét của Mỹ mà Trung Quốc coi là “thiếu trách nhiệm”.

Trung Quốc bất chấp phản ứng quốc tế, cố tình san lấp đảo ở Biển Đông
Trung Quốc bất chấp phản ứng quốc tế, cố tình san lấp đảo ở Biển Đông

VOV.VN - Đáp lại những chỉ trích của Mỹ, Trung Quốc đã có phản ứng về các hoạt động san lấp ở Biển Đông.

Trung Quốc bất chấp phản ứng quốc tế, cố tình san lấp đảo ở Biển Đông

Trung Quốc bất chấp phản ứng quốc tế, cố tình san lấp đảo ở Biển Đông

VOV.VN - Đáp lại những chỉ trích của Mỹ, Trung Quốc đã có phản ứng về các hoạt động san lấp ở Biển Đông.