Mỹ khẳng định quan điểm trong vấn đề Biển Đông

(VOV) - Mỹ phản đối mọi hành động ép buộc, đe dọa, hoặc dùng vũ lực để thực thi tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.

Tuyên bố của quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Joe Yun tại một hội thảo lớn về Biển Đông vừa diễn ra tại Washington DC nêu rõ: Mỹ phản đối mọi hành động ép buộc, đe dọa, hoặc dùng vũ lực để thực thi tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông và hy vọng quá trình đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử giữa Trung Quốc và ASEAN sẽ sớm bắt đầu.

Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Joe Yun phát biểu tại Hội thảo (Ảnh: Nhật Quỳnh)

Phát biểu tại hội thảo Biển Đông lần thứ 3 do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Mỹ) tổ chức, quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Joe Yun nêu rõ, Mỹ không can dự vào các tuyên bố lãnh thổ, chủ quyền tại Biển Đông nhưng rất quan tâm đến việc giải quyết tranh chấp trong vấn đề này.

Ông Joe Yun nhấn mạnh, bất cứ tuyên bố chủ quyền nào cũng phải dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Quốc tế về Luật biển (UNCLOS), cũng như đặc điểm đất, đá và đảo.

Theo quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, mối quan tâm hàng đầu của Washington là tự do hàng hải, khi 50% tổng lượng hoàng hóa trên thế giới được trung chuyển qua khu vực Biển Đông và cần được bảo vệ. Quan tâm thứ 2 của Mỹ là đảm bảo hoạt động khai thác hợp pháp những nguồn tài nguyên trên Biển Đông của các công ty, trong đó có các công ty Mỹ.

Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Joe Yun nói, Mỹ phản đối mọi hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng tại Biển Đông trong bối cảnh nhiều quốc gia đang tuyên bố chủ quyền tại khu vực này.

“Chúng tôi cho rằng không nước nào được sử dụng các biện pháp ép buộc, đe dọa, đặc biệt là dùng vũ lực để thực thi tuyên bố chủ quyền, Thay vào đó, các bên cần sử dụng các biện pháp hòa bình như thương lượng ngoại giao hoặc thông qua nước trung gian thứ 3, hoặc phân xử của trọng tài quốc tế. Trong trường hợp có tranh chấp giữa 2 quốc gia, nếu một bên quyết định sử dụng công cụ pháp lý thì bên kia không được đe dọa, ngăn cản đối phương đưa tranh chấp ra trọng tài quốc tế”, ông Joe Yun nói.

Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nói những căng thẳng hiện nay cho thấy tầm quan trọng của pháp quyền cũng như cách tiếp cận hợp lý của các bên. Đây cũng chính là lý do Mỹ ủng hộ Trung Quốc và ASEAN đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Theo ông Joe Yun, Bộ Quy tắc này là mắt xích chủ chốt để tạo ra một khung pháp lý về cách ứng xử và thực thi tuyên bố chủ quyền, cũng như giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.

“Để đảm bảo hiệu quả thì quan trọng nhất là COC phải mang tính ràng buộc pháp lý và có cơ chế giải quyết tranh chấp. Ổn định tại Biển Đông là vấn đề chung nên tôi hy vọng các ý kiến khác ngoài Trung Quốc và ASEAN cũng sẽ được xem xét. Mục tiêu của chúng ta là đạt được một giải pháp hòa bình đối với tranh chấp trên Biển Đông”, ông Joe Yun cho biết.

Quyền Trợ lý Joe Yun cho biết cuộc họp giữa các nhóm công tác COC của Trung Quốc và ASEAN tại Thái Lan vào tuần trước đã đạt kết quả tích cực và Mỹ hy vọng quá trình đàm phán chính thức về Bộ quy tắc này sẽ bắt đầu trong năm nay./.                                                                                                

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

EU ủng hộ ASEAN ở Biển Đông
EU ủng hộ ASEAN ở Biển Đông

(VOV) -EU đã lần đầu tiên lên tiếng thể hiện sự ủng hộ đối với biện pháp “tòa án quốc tế tuân theo luật quốc tế”

EU ủng hộ ASEAN ở Biển Đông

EU ủng hộ ASEAN ở Biển Đông

(VOV) -EU đã lần đầu tiên lên tiếng thể hiện sự ủng hộ đối với biện pháp “tòa án quốc tế tuân theo luật quốc tế”

Thái Lan đề xuất một cuộc họp về vấn đề Biển Đông
Thái Lan đề xuất một cuộc họp về vấn đề Biển Đông

Cuộc họp được đề xuất sẽ diễn ra vào tháng 8 nhằm củng cố lập trường chung về vấn đề Biển Đông.

Thái Lan đề xuất một cuộc họp về vấn đề Biển Đông

Thái Lan đề xuất một cuộc họp về vấn đề Biển Đông

Cuộc họp được đề xuất sẽ diễn ra vào tháng 8 nhằm củng cố lập trường chung về vấn đề Biển Đông.

Mỹ phản đối thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và Hoa Đông
Mỹ phản đối thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và Hoa Đông

Mỹ sẽ triển khai thêm vũ khí và lực lượng tới châu Á-TBD nhằm duy trì cam kết xoay trục chiến lược sang khu vực này.

Mỹ phản đối thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và Hoa Đông

Mỹ phản đối thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và Hoa Đông

Mỹ sẽ triển khai thêm vũ khí và lực lượng tới châu Á-TBD nhằm duy trì cam kết xoay trục chiến lược sang khu vực này.

Mỹ phản đối dùng vũ lực ở Biển Đông
Mỹ phản đối dùng vũ lực ở Biển Đông

Ông Locklear: "Chúng ta cần duy trì những gì ở đâu thuộc ai thì vẫn như thế, cho đến khi có Bộ quy tắc ứng xử"

Mỹ phản đối dùng vũ lực ở Biển Đông

Mỹ phản đối dùng vũ lực ở Biển Đông

Ông Locklear: "Chúng ta cần duy trì những gì ở đâu thuộc ai thì vẫn như thế, cho đến khi có Bộ quy tắc ứng xử"

Philippines quyết đi tới cùng vụ tranh chấp Biển Đông
Philippines quyết đi tới cùng vụ tranh chấp Biển Đông

Tuy nhiên, Philippines khẳng định vẫn để ngỏ cánh cửa cho các cuộc đàm phán song phương.

Philippines quyết đi tới cùng vụ tranh chấp Biển Đông

Philippines quyết đi tới cùng vụ tranh chấp Biển Đông

Tuy nhiên, Philippines khẳng định vẫn để ngỏ cánh cửa cho các cuộc đàm phán song phương.

Khai mạc hội thảo khoa học về Biển Đông tại Hàn Quốc
Khai mạc hội thảo khoa học về Biển Đông tại Hàn Quốc

(VOV) -Hội thảo phân tích thực trạng tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và Philippines.

Khai mạc hội thảo khoa học về Biển Đông tại Hàn Quốc

Khai mạc hội thảo khoa học về Biển Đông tại Hàn Quốc

(VOV) -Hội thảo phân tích thực trạng tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và Philippines.

Thủ tướng trả lời về Biển Đông tại Hội nghị Shangri-La
Thủ tướng trả lời về Biển Đông tại Hội nghị Shangri-La

(VOV) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp lắng nghe và trả lời một số câu hỏi của các đại biểu tham dự đối thoại Shangri-La lần thứ 12.

Thủ tướng trả lời về Biển Đông tại Hội nghị Shangri-La

Thủ tướng trả lời về Biển Đông tại Hội nghị Shangri-La

(VOV) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp lắng nghe và trả lời một số câu hỏi của các đại biểu tham dự đối thoại Shangri-La lần thứ 12.