Mỹ phản đối dùng vũ lực ở Biển Đông

Ông Locklear: "Chúng ta cần duy trì những gì ở đâu thuộc ai thì vẫn như thế, cho đến khi có Bộ quy tắc ứng xử"

Mỹ sẽ phản đối bất kỳ động thái của nước nào dùng vũ lực để nắm giữ các khu vực có tranh chấp tại Biển Đông, Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ nói vào hôm thứ Tư (5/6).

Mặc dù không nêu tên nước nào cụ thể, Đô đốc Samuel Locklear nói thêm rằng các nước tuyên bố có chủ quyền tại khu vực này có thể cần phải thỏa hiệp để giải quyết tranh chấp chủ quyền.

"Chúng tôi sẽ phản đối việc bất kỳ ai dùng vũ lực để thay đổi trạng thái nguyên trạng hiện nay", ông Locklear nói với các phóng viên trong chuyến công du tới Malaysia.

"Chúng ta cần duy trì những gì ở đâu thuộc ai thì vẫn như thế cho tới khi chúng ta có được bộ qui tắc ứng xử hoặc một giải pháp mà các quốc gia liên quan chấp nhận một cách hòa bình".

Chính phủ các nước châu Á muốn có một bộ qui tắc ứng xử với Trung Quốc có tính ràng buộc nhằm ngăn các hành động thù địch và phòng ngừa giao tranh.

Tuy nhiên Bắc Kinh chưa nói rõ khi nào họ sẽ bàn thảo đề xuất này.

Đô đốc Locklear nói rằng Mỹ sẽ không đứng về phía nào nhưng cho biết thêm một bộ qui tắc ứng xử sẽ tạo điều kiện cho hải quân "hiểu được biên giới của những gì họ có thể làm để phục vụ một cách tốt nhất cho một giải pháp hòa bình".

Cần phải kiềm chế

Tuy nhiên ông nói, nhiều khả năng sẽ không có leo thang theo chiều hướng xấu bởi các nước "hiểu rằng đây có thể là một quá trình lâu dài, và họ hiểu cần phải kiềm chế".

Trung Quốc đã và đang tìm kiếm cách giải quyết tranh chấp qua đàm phán song phương, nhưng một số nước muốn có đàm phán đa phương.

"Dường như tôi thấy rằng, khi người ta có cách tiếp cận tập thể thì sẽ khả dĩ hơn về lâu dài", Đô đốc Locklear nói.

"Người ta không thể giải quyết được tình huống phức tạp mà lại chỉ nhận mà lại không chịu cho. Do đó về lâu dài sẽ có sự thỏa hiệp".

Tại Hội nghị Thường niên về an ninh- Đối thoại Shangri La, ở Singapore mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đưa ra thêm nhiều chi tiết về chính sách của chính quyền Obama nhằm tái cân bằng hoạt động ngoại giao và quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương.

Ông Hagel nhấn mạnh rằng, năm 2020 không chỉ 60% lực lượng Hải quân Mỹ sẽ được tập trung vào Thái Bình Dương, mà còn có tới 60% lực lượng không quân, bao gồm sự hiện diện của một số loại phi cơ chiến đấu, cường kích tối tân như F-22 Raptor và F-35 Joint Strike.

Sự kết hợp của công nghệ mới, khái niệm mới và những gì ông gọi là khả năng "thay đổi cuộc chơi" khác sẽ đảm bảo cho người Mỹ có thể tự do hành động ở khu vực trong tương lai.

Phóng viên về quốc phòng và ngoại giao BBC, Jonathan Marcus, nhận định bài phát biểu của ông Hagel đã không thuyết phục được phái đoàn quân sự Trung Quốc tại Hội nghị.

Cuối tuần này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có cuộc gặp cấp cao tại California với Tổng thống Mỹ Barack Obama, sự kiện được cho là sẽ thu hút sự chú ý của giới quan sát đặc biệt ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi mà cả hai quốc gia có thể có những cạnh tranh nhất định về quyền lợi cũng như quan tâm chiến lược./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ - Trung hội đàm quốc phòng bên lề Đối thoại Shangri-La
Mỹ - Trung hội đàm quốc phòng bên lề Đối thoại Shangri-La

Cuộc hội đàm diễn ra thiện chí và cả hai đều tin tưởng quan hệ 2 nước đang “theo chiều hướng tích cực hơn”

Mỹ - Trung hội đàm quốc phòng bên lề Đối thoại Shangri-La

Mỹ - Trung hội đàm quốc phòng bên lề Đối thoại Shangri-La

Cuộc hội đàm diễn ra thiện chí và cả hai đều tin tưởng quan hệ 2 nước đang “theo chiều hướng tích cực hơn”

EU ủng hộ ASEAN ở Biển Đông
EU ủng hộ ASEAN ở Biển Đông

(VOV) -EU đã lần đầu tiên lên tiếng thể hiện sự ủng hộ đối với biện pháp “tòa án quốc tế tuân theo luật quốc tế”

EU ủng hộ ASEAN ở Biển Đông

EU ủng hộ ASEAN ở Biển Đông

(VOV) -EU đã lần đầu tiên lên tiếng thể hiện sự ủng hộ đối với biện pháp “tòa án quốc tế tuân theo luật quốc tế”

Biển Đông là tâm điểm của Đối thoại Shangri-La
Biển Đông là tâm điểm của Đối thoại Shangri-La

Đối thoại Shangri-La năm nay diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc và Philippines đang có căng thẳng ngoại giao vì tranh chấp chủ quyền bãi cạn Scarborough.  

Biển Đông là tâm điểm của Đối thoại Shangri-La

Biển Đông là tâm điểm của Đối thoại Shangri-La

Đối thoại Shangri-La năm nay diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc và Philippines đang có căng thẳng ngoại giao vì tranh chấp chủ quyền bãi cạn Scarborough.  

Tranh chấp Biển Đông được đề cập đến tại Đối thoại Shangri-La 11
Tranh chấp Biển Đông được đề cập đến tại Đối thoại Shangri-La 11

Hội nghị năm nay thu hút số lượng kỷ lục đại biểu tham dự, với trên 350 đại biểu đến từ 28 nước châu Á-Thái Bình Dương

Tranh chấp Biển Đông được đề cập đến tại Đối thoại Shangri-La 11

Tranh chấp Biển Đông được đề cập đến tại Đối thoại Shangri-La 11

Hội nghị năm nay thu hút số lượng kỷ lục đại biểu tham dự, với trên 350 đại biểu đến từ 28 nước châu Á-Thái Bình Dương

Hội nghị Shangri-La 12: Mỹ cáo buộc Trung Quốc là "tin tặc"
Hội nghị Shangri-La 12: Mỹ cáo buộc Trung Quốc là "tin tặc"

Mỹ thẳng thừng cáo buộc chính phủ và quân đội Trung Quốc nhiều lần thâm nhập vào các hệ thống thông tin nhạy cảm của Mỹ.

Hội nghị Shangri-La 12: Mỹ cáo buộc Trung Quốc là "tin tặc"

Hội nghị Shangri-La 12: Mỹ cáo buộc Trung Quốc là "tin tặc"

Mỹ thẳng thừng cáo buộc chính phủ và quân đội Trung Quốc nhiều lần thâm nhập vào các hệ thống thông tin nhạy cảm của Mỹ.

Mỹ phản đối thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và Hoa Đông
Mỹ phản đối thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và Hoa Đông

Mỹ sẽ triển khai thêm vũ khí và lực lượng tới châu Á-TBD nhằm duy trì cam kết xoay trục chiến lược sang khu vực này.

Mỹ phản đối thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và Hoa Đông

Mỹ phản đối thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và Hoa Đông

Mỹ sẽ triển khai thêm vũ khí và lực lượng tới châu Á-TBD nhằm duy trì cam kết xoay trục chiến lược sang khu vực này.

Diễn đàn Shangri-La: Mỹ- Trung "gườm" nhau
Diễn đàn Shangri-La: Mỹ- Trung "gườm" nhau

(VOV) - Mỹ khẳng định cam kết hợp tác với các đồng minh tại Hội nghị Shangri-La, Nga và phương Tây mâu thuẫn trong vấn đề Syria

Diễn đàn Shangri-La: Mỹ- Trung "gườm" nhau

Diễn đàn Shangri-La: Mỹ- Trung "gườm" nhau

(VOV) - Mỹ khẳng định cam kết hợp tác với các đồng minh tại Hội nghị Shangri-La, Nga và phương Tây mâu thuẫn trong vấn đề Syria

Biển Đông – một nội dung chính của Hội nghị Cấp cao ASEAN
Biển Đông – một nội dung chính của Hội nghị Cấp cao ASEAN

(VOV) - Đây là nội dung mà dư luận hết sức quan tâm, sẽ được các nhà lãnh đạo ASEAN bàn tại HNCC ở Brunei.

Biển Đông – một nội dung chính của Hội nghị Cấp cao ASEAN

Biển Đông – một nội dung chính của Hội nghị Cấp cao ASEAN

(VOV) - Đây là nội dung mà dư luận hết sức quan tâm, sẽ được các nhà lãnh đạo ASEAN bàn tại HNCC ở Brunei.

Trung Quốc lấy Biển Đông làm phép thử ngoại giao?
Trung Quốc lấy Biển Đông làm phép thử ngoại giao?

(VOV) - Một câu hỏi đặt ra là liệu Trung Quốc có thật sự xuống thang hay không trong vấn đề gây nhiều căng thẳng tại khu vực.

Trung Quốc lấy Biển Đông làm phép thử ngoại giao?

Trung Quốc lấy Biển Đông làm phép thử ngoại giao?

(VOV) - Một câu hỏi đặt ra là liệu Trung Quốc có thật sự xuống thang hay không trong vấn đề gây nhiều căng thẳng tại khu vực.

Philippines quyết đi tới cùng vụ tranh chấp Biển Đông
Philippines quyết đi tới cùng vụ tranh chấp Biển Đông

Tuy nhiên, Philippines khẳng định vẫn để ngỏ cánh cửa cho các cuộc đàm phán song phương.

Philippines quyết đi tới cùng vụ tranh chấp Biển Đông

Philippines quyết đi tới cùng vụ tranh chấp Biển Đông

Tuy nhiên, Philippines khẳng định vẫn để ngỏ cánh cửa cho các cuộc đàm phán song phương.

Shangri-La 10 quan tâm an ninh biển
Shangri-La 10 quan tâm an ninh biển

Trong ngày đầu tiên của Hội nghị, vấn đề an ninh biển được các đại biểu cũng như các học giả đặc biệt quan tâm.

Shangri-La 10 quan tâm an ninh biển

Shangri-La 10 quan tâm an ninh biển

Trong ngày đầu tiên của Hội nghị, vấn đề an ninh biển được các đại biểu cũng như các học giả đặc biệt quan tâm.