Mỹ sẽ không gửi binh sỹ đến tham chiến tại Mali

(VOV) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta khẳng định: “Mỹ không xem xét triển khai binh sỹ đến Mali vào thời điểm này".

Ngày 15/1, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết, Washington ủng hộ sứ mệnh của Pháp tại Mali, nhưng hiện không có bất kỳ kế hoạch khẩn cấp nào để triển khai lực lượng bộ binh đến quốc gia Tây Phi này.

Phát biểu tại buổi họp báo ở thủ đô Lisbon trong chuyến thăm Bồ Đào Nha, ông Panetta cho rằng, hành động của Pháp chống lại nhóm hồi giáo cực đoan Maghreb có ý nghĩa quan trọng về an ninh vượt ra ngoài châu Phi. Theo ông Panetta, hiện nhóm này không có khả năng thực hiện các vụ tấn công nhằm vào nước Mỹ và các lợi ích của Mỹ trong khu vực nhưng chúng sẽ thực hiện ý đồ đó. Việc Maghreb đang tìm cách thiết lập một căn cứ tại Mali là một phần của kế hoạch đó. Mỹ hy vọng có thể phối hợp với Pháp để có thể cung cấp bất kỳ sự hỗ trợ nào mà Mỹ có thể.

Ông Panetta khẳng định:“Mỹ không xem xét triển khai binh sỹ đến Mali vào thời điểm này. Mỹ đánh giá cao Pháp về nỗ lực đưa binh sỹ đến Mali để ngăn chặn hoạt động của Maghreb, những kẻ khủng bố và các thành viên Al Qaeda đang tìm cách tạo lập một căn cứ hoạt động ở Mali”.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta

Trước đó, phát biểu với báo giới trên đường đến Bồ Đào Nha, ông Panetta cho biết các lực lượng Mỹ có thể hỗ trợ chiến dịch của Pháp về mặt thông tin tình báo, hậu cần và vận tải đường không. Tuy nhiên, một số quan chức tháp tùng ông Panetta trong chuyến thăm cho biết, các cuộc thảo luận với phía Pháp về những phạm vi hỗ trợ cụ thể mà lực lượng Mỹ sẽ đảm nhận vẫn đang diễn ra.

Cũng trong ngày 15/1, người phát ngôn Chính phủ Mỹ Jay Carney cho biết, Mỹ đang cân nhắc hỗ trợ Pháp về hậu cần trong cuộc xung đột tại Mali. Ông Carney cho biết, tuần trước Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Tổng thống Pháp Francois Hollande đã điện đàm về vấn đề này. Mỹ chia sẻ mục tiêu và quyết tâm của Pháp không để Mali bị biến thành “thiên đường an toàn” của lực lượng khủng bố.

Pháp có khoảng 800 binh sỹ đang tham chiến tại Mali và Paris có ý định tăng lên 2.500 binh sỹ trong những tuần tới. Nhưng Tổng thống Pháp Francois Hollande nói rằng các lực lượng Pháp sẽ bắt đầu rút khỏi Mali một khi Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS) đã triển khai binh sỹ đến Mali và sẵn sàng đảm đương nhiệm vụ đảm bảo an ninh.

Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi đang hoàn tất các kế hoạch để triển khai nhiều nhất là 3.300 binh sỹ đến Mali, theo một kế hoạch can thiệp được Liên hợp quốc hậu thuẫn. Cam kết đóng góp nhiều nhất cho sứ mệnh này là Nigeria với 900 binh sỹ; các nước Burkina Faso, Nigeria, Senegal, Togo cùng đóng góp 500 quân; Benin 300 quân; Guinea 144 quân; Ghana 120 quân; và số quân của Cộng hòa Sát vẫn chưa được xác định. Viên tướng người Nigeria được chỉ định làm Tổng chỉ huy lực lượng hỗn hợp này cũng đã sẵn sàng thực thi nhiệm vụ.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta đang công du một số nước châu Âu để tham vấn các đồng minh về nhiều chủ đề, nhưng theo chương trình nghị sự ông sẽ không dừng chân tại Pháp.

Giới quan sát nhận định, việc Mỹ phản ứng có giới hạn trước đề nghị hỗ trợ quân sự của Pháp phản ánh lo ngại của Nhà Trắng về khả năng bị cuốn vào một cuộc xung đột mới, trong bối cảnh Washington đang muốn đẩy nhanh kế hoạch quân khỏi chiến trường Afghanistan. Trước đó, Mỹ cũng từ chối các hoạt động can thiệp quân sự vào Syria./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Liên Hợp Quốc bắt đầu tham vấn về vấn đề Mali
Liên Hợp Quốc bắt đầu tham vấn về vấn đề Mali

(VOV) -Mục tiêu của các cuộc tham vấn này là thông báo về những tiến triển của chiến dịch Serval.

Liên Hợp Quốc bắt đầu tham vấn về vấn đề Mali

Liên Hợp Quốc bắt đầu tham vấn về vấn đề Mali

(VOV) -Mục tiêu của các cuộc tham vấn này là thông báo về những tiến triển của chiến dịch Serval.

ECOWAS sẵn sàng thông qua kế hoạch can thiệp vào Mali
ECOWAS sẵn sàng thông qua kế hoạch can thiệp vào Mali

(VOV) -Nhiệm vụ đầu tiên của ECOWAS là chặn đứng đà tiến quân của các nhóm phiến quân.

ECOWAS sẵn sàng thông qua kế hoạch can thiệp vào Mali

ECOWAS sẵn sàng thông qua kế hoạch can thiệp vào Mali

(VOV) -Nhiệm vụ đầu tiên của ECOWAS là chặn đứng đà tiến quân của các nhóm phiến quân.

Pháp đối mặt nhiều thách thức khi can thiệp vào Mali
Pháp đối mặt nhiều thách thức khi can thiệp vào Mali

(VOV) - Hành động can thiệp quân sự của Pháp chống lại lực lượng Hồi giáo ở Mali sẽ gây ra những hậu quả cho công dân Pháp.

Pháp đối mặt nhiều thách thức khi can thiệp vào Mali

Pháp đối mặt nhiều thách thức khi can thiệp vào Mali

(VOV) - Hành động can thiệp quân sự của Pháp chống lại lực lượng Hồi giáo ở Mali sẽ gây ra những hậu quả cho công dân Pháp.

Pháp tiếp tục chiến dịch quân sự tại Mali
Pháp tiếp tục chiến dịch quân sự tại Mali

(VOV) - Dự kiến, các cuộc không kích của Pháp sẽ tiếp tục cho đến khi phiến quân Hồi giáo rút lui khỏi các khu vực đã chiếm đóng.

Pháp tiếp tục chiến dịch quân sự tại Mali

Pháp tiếp tục chiến dịch quân sự tại Mali

(VOV) - Dự kiến, các cuộc không kích của Pháp sẽ tiếp tục cho đến khi phiến quân Hồi giáo rút lui khỏi các khu vực đã chiếm đóng.