Trung Quốc thất vọng vì không giành được quyền lực mềm ở APEC 2018

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có lẽ đã nghĩ rằng ông sẽ là tâm điểm của tuần lễ cấp cao APEC 2018 ở Papua New Guinea. Nhưng ông đã nhầm.

Nếu như 1 năm trước, Đà Nẵng (Việt Nam) là điểm hẹn của 3 nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới Nga – Mỹ - Trung Quốc, thì năm nay sự vắng mặt của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Ptuin tại Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) 2018 ở Papua New Guinea (PNG) dường như là cơ hội để Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình “độc chiếm” diễn đàn này, qua đó tăng cường ảnh hưởng của Bắc Kinh ở khu vực.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại APEC 2018. (Ảnh: Reuters)

Trung Quốc đã cho các quốc đảo Thái Bình Dương vay ít nhất 1,3 tỷ USD, trong đó gần một nửa (590 triệu USD) là dành cho nước chủ nhà của Tuần lễ cấp cao APEC 2018.

Trong chuyến thăm PNG nhân dịp này, Bắc Kinh còn hứa hẹn cung cấp thêm 4 tỷ USD để xây dựng mạng lưới đường quốc gia đầu tiên của quốc đảo này. Đó là một trong số ít những cử chỉ mà Trung Quốc đảm bảo sẽ nhận được sự ca tụng của các quốc đảo Thái Bình Dương như Samoa, Vanuatu, đảo Cook, Tonga, Niue và Fiji.

Thế nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình đã phải rời khỏi hội nghị trong sự thất vọng và bực bội.

Một chiến dịch PR thất bại

Lần đầu tiên trong suốt lịch sử 25 năm của APEC, PNG buộc phải bế mạc hội nghị Thượng đỉnh trong khi các nhà lãnh đạo chưa thể nhất trí về một tuyên bố chung vì những khác biệt trong quan điểm về thương mại, chủ yếu là giữa Mỹ và Trung Quốc.

Bắc Kinh được cho là cũng phải xấu hổ vì thông tin rằng 4 quan chức nước này đã bị mời khỏi văn phòng của Ngoại trưởng PNG Rimbink Pato một cách không khách khí vì đã tìm cách tác động đến tuyên bố của ông. Phía Trung Quốc sau đó có đính chính rằng những thông tin này không phải là sự thật.

Việc không tiếc tiền cho PNG vay để tổ chức sự kiện này, thậm chí còn “tặng không” một đại lộ 16 triệu USD cho thấy Trung Quốc đã kỳ vọng nó sẽ mang lại một chiến thắng về quan hệ công chúng (PR).

Nhưng sai lầm của Bắc Kinh là đã ngăn cản phần lớn phóng viên của các nền kinh tế thành viên APEC và các hãng truyền thông quốc tế tới diễn đàn này, thay vào đó chỉ cho phép các nhà báo của truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin với lý do không đủ chỗ hoặc lo ngại về an ninh (theo phản ánh của Reuters).

Mỹ - Nhật - Australia dằn mặt

Hậu quả lâu dài hơn việc bị mất mặt về ngoại giao là việc Mỹ và các đồng minh, nổi bật là Nhật Bản và Australia, đã liên thủ để đẩy lùi những tham vọng gây ảnh hưởng của Trung Quốc theo một cách cực kỳ công khai.

Hồi đầu tháng này, Australia đã công bố kế hoạch 2,2 tỷ USD để “tiến sâu” vào Thái Bình Dương, trong đó có cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng và tín dụng xuất khẩu để giúp các doanh nghiệp của nước này đầu tư vào khu vực.

Sau đó, ngày 17/11 vừa qua, bộ 3 đối tác Mỹ - Nhật Bản - Australia đã ra thông cáo chung tuyên bố sẽ cùng xác định các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển và tài chính, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến “các tiêu chuẩn và nguyên tắc quốc tế về phát triển, bao gồm việc mở cửa, minh bạch và tài chính bền vững”.

Cách tiếp cận này, theo thông cáo chung của 3 nước, sẽ đáp ứng được “nhu cầu chính đáng của khu vực mà tránh những gánh nặng nợ nần không bền vững cho các nước”, qua đó ngầm chỉ trích cái gọi là “bẫy nợ” của Trung Quốc.

Công khai hơn cả trong việc đả kích Trung Quốc là Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence khi nói rằng, Washington “đưa ra phương án tốt hơn” và
“không nhấn chìm đối tác trong biển nợ” hay ép buộc họ thỏa hiệp quyền tự quyết của mình.

Để chứng minh Washington và các cường quốc đồng minh nghiêm túc sử dụng các phương tiện kinh tế và quân sự nhằm ngăn chặn Trung Quốc bành trướng, ông Pence cũng thông báo việc Mỹ sẽ cùng Australia và PNG tái phát triển và xây dựng một căn cứ hải quân chung ở đảo Manus.

“Chúng tôi sẽ hợp tác với 2 nước này để bảo vệ chủ quyền và quyền hàng hải ở Thái Bình Dương” – ông Pence nhấn mạnh.

Trước đó, hồi tháng 8 năm nay đã xuất hiện thông tin rằng Trung Quốc có thể được trao hợp đồng phát triển 1 cảng biển ở đảo Manus. Một căn cứ quân sự trên hòn đảo này sẽ có ý nghĩa chiến lược quan trọng bởi cảng nước sâu này có thể đón cả các tàu sân bay và hàng trăm tàu hải quân.

Là một trong những căn cứ quan trọng nhất đối với hạm đội của Mỹ trước các mối đe dọa ở Thái Bình Dương suốt Chiến tranh Thế giới thứ Hai, căn cứ trên đảo Manus sẽ nằm trên đường phòng thủ thứ hai, đề phòng trường hợp Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc phá vỡ thành công đường phòng thủ thứ nhất được gọi là Chuỗi đảo thứ nhất được định hình bởi quần đảo Kuril, Nhật Bản, Đài Loan, phía Bắc Philippines và Borneo tới Bán đảo Malay.

Nhưng thậm chí nếu thông tin về việc Trung Quốc cũng tìm cách “đặt dấu chân quân sự” của họ trên đảo Manus là sai sự thật thì Bắc Kinh sẽ cảnh giác về khả năng Mỹ và Australia phát triển tiền đồn quân sự ở PNG để ngăn chặn bất cứ bước tiến nào của Trung Quốc.

Vành đai - Con đường

Ở một diễn đàn về kinh tế như APEC, người ta sẽ không thể không nhắc tới sáng kiến “Vành đai – Con đường” của Trung Quốc dù có thể đây không hẳn là vấn đề mà Chủ tịch Tập Cận Bình định tập trung vào khi ông đặt chân tới PNG.

Ông Tập Cận Bình đã lên tiếng bảo vệ hoạt động thương mại của Trung Quốc ở khu vực cũng như bác bỏ cáo buộc rằng sáng kiến “Vành đai – Con đường” có động cơ địa chính trị mờ ám nào đó. Nhưng dù Chủ tịch Trung Quốc có ăn nói khéo léo như thế nào thì Bắc Kinh vẫn vấp phải những phản ứng không mong đợi.

Trung Quốc càng đầu tư nhiều với quy mô càng lớn thì Bắc Kinh càng cần phải trấn an những nước đi vay và cộng đồng quốc tế rằng đó không phải là cái “bẫy nợ” hay một nỗ lực tìm cách gây thanh thế, tạo ảnh hưởng.

APEC 2018 đáng lẽ phải là cơ hội để Trung Quốc tỏa sáng nhưng thực tế là tất cả những tham vọng của Bắc Kinh khiến nhiều nước nhỏ hồ nghi, e sợ và các nước lớn quan ngại, phản kháng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Đấu khẩu” căng thẳng tại Hội nghị APEC 2018 và lời kêu gọi hợp tác
“Đấu khẩu” căng thẳng tại Hội nghị APEC 2018 và lời kêu gọi hợp tác

VOV.VN - Lãnh đạo nhiều nền kinh tế thành viên APEC đã kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ trong khu vực để đối phó với các thách thức

“Đấu khẩu” căng thẳng tại Hội nghị APEC 2018 và lời kêu gọi hợp tác

“Đấu khẩu” căng thẳng tại Hội nghị APEC 2018 và lời kêu gọi hợp tác

VOV.VN - Lãnh đạo nhiều nền kinh tế thành viên APEC đã kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ trong khu vực để đối phó với các thách thức

Bầu không khí APEC 'nóng' bởi bài phát biểu của ông Tập Cận Bình
Bầu không khí APEC 'nóng' bởi bài phát biểu của ông Tập Cận Bình

VOV.VN - Bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 17/11 đã làm nóng bầu không khí Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 26.

Bầu không khí APEC 'nóng' bởi bài phát biểu của ông Tập Cận Bình

Bầu không khí APEC 'nóng' bởi bài phát biểu của ông Tập Cận Bình

VOV.VN - Bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 17/11 đã làm nóng bầu không khí Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 26.

Lãnh đạo APEC lần đầu tiên không ra được Tuyên bố chung
Lãnh đạo APEC lần đầu tiên không ra được Tuyên bố chung

VOV.VN - Sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc về đầu tư, thương mại và tầm ảnh hưởng đã phủ bóng lên APEC 2018 và Hội nghị đã không ra được Tuyên bố chung.

Lãnh đạo APEC lần đầu tiên không ra được Tuyên bố chung

Lãnh đạo APEC lần đầu tiên không ra được Tuyên bố chung

VOV.VN - Sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc về đầu tư, thương mại và tầm ảnh hưởng đã phủ bóng lên APEC 2018 và Hội nghị đã không ra được Tuyên bố chung.

Australia hỗ trợ Papua New Guinea đảm bảo an ninh cho APEC 2018
Australia hỗ trợ Papua New Guinea đảm bảo an ninh cho APEC 2018

VOV.VN - Sự hỗ trợ của các lực lượng Australia sẽ giúp Papua New Guinea bảo vệ chống lại các nỗ lực khủng bố, nhằm đảm bảo an ninh cho các cuộc họp APEC. 

Australia hỗ trợ Papua New Guinea đảm bảo an ninh cho APEC 2018

Australia hỗ trợ Papua New Guinea đảm bảo an ninh cho APEC 2018

VOV.VN - Sự hỗ trợ của các lực lượng Australia sẽ giúp Papua New Guinea bảo vệ chống lại các nỗ lực khủng bố, nhằm đảm bảo an ninh cho các cuộc họp APEC. 

Hội nghị Cấp cao APEC 2018: “Nóng” căng thẳng Mỹ- Trung
Hội nghị Cấp cao APEC 2018: “Nóng” căng thẳng Mỹ- Trung

VOV.VN - Trước đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảnh báo, bóng tối của chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương đang đe dọa sự tăng trưởng toàn cầu.

Hội nghị Cấp cao APEC 2018: “Nóng” căng thẳng Mỹ- Trung

Hội nghị Cấp cao APEC 2018: “Nóng” căng thẳng Mỹ- Trung

VOV.VN - Trước đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảnh báo, bóng tối của chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương đang đe dọa sự tăng trưởng toàn cầu.