Serbia bình thường hóa quan hệ với tỉnh ly khai Kosovo

(VOV) -  EU đặt điều kiện, nếu Serbia không bình thường hóa quan hệ với Kosovo thì Serbia sẽ không được gia nhập EU.

Hôm 19/4, nước Cộng hòa Serbia và tỉnh ly khai Kosovo đã đạt được sự thống nhất cơ bản đối với bản Hiệp định bình thường hóa quan hệ.

Cuộc đàm phán với sự tham gia của Thủ tướng Serbia Ivica Dacic, người đứng đầu chính quyền Kosovo Hashim Thaci và Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton.

Phát biểu sau vòng đàm phán thứ 10, Người đứng đầu chính quyền Kosovo Haxim Thaci nói: “Hiệp định này khởi đầu cho một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của hòa giải và hợp tác. Hiệp định này giúp chúng tôi hàn gắn vết thương của quá khứ nếu chúng ta có sự hiểu biết và kiến thức để thực hiện trên thực tế”.

Ông Hashim Thaci, người đứng dầu chính quyền Kosovo (ảnh: preseurop)


Thủ tướng Serbia Ivica Dacic cho biết, trong bản Hiệp định có sửa đổi điều 14 đó là Serbia không cản trở việc Kosovo gia nhập các  tổ chức quốc tế được sửa thành là Serbia không được ngăn cản Kosovo gia nhập Liên minh châu Âu.

Ông Dacic cũng cho biết, ông chưa ký chính thức vào bản Hiệp định, do vậy sau này một trong hai bên có thể từ chối hoặc chấp nhận bản Hiệp định này. Serbia sẽ thông báo cho bà Catherine Ashton biết quyết định của mình vào ngày 22/4 tới.

“Sau 10 vòng đàm phán, bà Catherine Ashton  đã cấp cho chúng tôi bản tài liệu cuối cùng mà hai bên sẽ xem xét trong những ngày tới,” ông Dacic nói. “Tôi thay mặt đoàn đàm phán của Serbia đã ký tắt đề xuất này. Hai bên sẽ phải nói là đồng ý hay từ chối đối với bản đề xuất trong những ngày tới”.

Bà Ashton cũng hy vọng sẽ có một thỏa thuận được ký trước hội nghị ngoại trưởng EU vào ngày 22/4 tới, trong đó nhiều khả năng sẽ thảo luận vấn đề liệu Serbia có sẵn sàng bắt đầu đàm phán gia nhập EU hay không.

Theo dư luận, khó khăn chính vẫn là vấn đề tự trị cho các đơn vị hành chính của người thiểu số Serbia ở Kosovo. Cả hai bên trước đó đã đồng ý thiết lập một thể chế hợp nhất các đơn vị hành chính của người Serbia tại Kosovo, tuy nhiên chính quyền Kosovo từ chối đảm bảo quyền về hành pháp và lập pháp cho thể chế này theo yêu cầu của Serbia, quốc gia vẫn kiên quyết không công nhận nền độc lập của Kosovo.

Kosovo vốn là một tỉnh tự trị của  Serbia. Sau cuộc chiến vào tháng 6/1999, Kosovo do Liên hợp quốc tạm thời tiếp quản. Vào tháng 2/2008, Kosovo tự tuyên bố độc lập và được một số quốc gia như Mỹ và phương Tây công nhận, nhưng Serbia vẫn khẳng định chủ quyền đối với Kosovo.

Hiện Serbia mong muốn được gia nhập Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu ra điều kiện, rằng để được gia nhập thì Serbia phải công nhận chủ quyền của Kosovo hoặc bình thường hóa quan hệ với Kosovo.

Nếu trước ngày 22/4, hai bên không ký Hiệp định bình thường hóa quan hệ thì cánh cửa gia nhập Liên minh châu Âu của Serbia sẽ bị đóng vô thời hạn. Còn nếu hai bên ký kết Hiệp định, thì Liên minh châu Âu sẽ khởi động việc đàm phán gia nhập EU của Serbia trong cuộc họp thượng đỉnh của khối này vào tháng 6 tới .

Các cuộc đàm phán do EU làm trung gian nhằm bình thường hóa quan hệ Serbia-Kosovo bắt đầu từ tháng 3/2011./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lãnh đạo Serbia và Kosovo gặp nhau sau 5 năm li khai
Lãnh đạo Serbia và Kosovo gặp nhau sau 5 năm li khai

(VOV) -Đây được xem là tín hiệu đầu tiên cho thấy 2 bên mong muốn giải quyết bất đồng.

Lãnh đạo Serbia và Kosovo gặp nhau sau 5 năm li khai

Lãnh đạo Serbia và Kosovo gặp nhau sau 5 năm li khai

(VOV) -Đây được xem là tín hiệu đầu tiên cho thấy 2 bên mong muốn giải quyết bất đồng.

Kosovo vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ
Kosovo vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Trung Quốc hết sức quan tâm đến tình hình căng thẳng trong quan hệ sắc tộc tại khu vực này.

Kosovo vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Kosovo vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Trung Quốc hết sức quan tâm đến tình hình căng thẳng trong quan hệ sắc tộc tại khu vực này.

NATO: Căng thẳng Kosovo được nới lỏng
NATO: Căng thẳng Kosovo được nới lỏng

Ngay sau đó, Kosovo tuyên bố các thỏa thuận do NATO đưa ra là không thể chấp nhận được.

NATO: Căng thẳng Kosovo được nới lỏng

NATO: Căng thẳng Kosovo được nới lỏng

Ngay sau đó, Kosovo tuyên bố các thỏa thuận do NATO đưa ra là không thể chấp nhận được.

Đàm phán giữa Serbia và Kosovo tiếp tục thất bại
Đàm phán giữa Serbia và Kosovo tiếp tục thất bại

(VOV) - Điều này gây khó khăn đối với Serbia trong quá trình đàm phán gia nhập Liên minh Châu Âu vào tháng 6 tới.

Đàm phán giữa Serbia và Kosovo tiếp tục thất bại

Đàm phán giữa Serbia và Kosovo tiếp tục thất bại

(VOV) - Điều này gây khó khăn đối với Serbia trong quá trình đàm phán gia nhập Liên minh Châu Âu vào tháng 6 tới.

Vị thế mới cho Kosovo
Vị thế mới cho Kosovo

Mảnh đất này cần có một vị thế mới, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và địa lý của mình, để tạo sức bật, một tương lai bền vững, tốt đẹp hơn

Vị thế mới cho Kosovo

Vị thế mới cho Kosovo

Mảnh đất này cần có một vị thế mới, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và địa lý của mình, để tạo sức bật, một tương lai bền vững, tốt đẹp hơn

EU ủng hộ Kosovo và Serbia gia nhập Liên minh
EU ủng hộ Kosovo và Serbia gia nhập Liên minh

Hiện 2 nước này còn rất nhiều thủ tục pháy lý và chuyên môn phải giải quyết để có thể hoàn thành kế hoạch gia nhập EU.  

EU ủng hộ Kosovo và Serbia gia nhập Liên minh

EU ủng hộ Kosovo và Serbia gia nhập Liên minh

Hiện 2 nước này còn rất nhiều thủ tục pháy lý và chuyên môn phải giải quyết để có thể hoàn thành kế hoạch gia nhập EU.  

Serbia cáo buộc Kosovo gây ra xung đột
Serbia cáo buộc Kosovo gây ra xung đột

Thủ tướng Serbia Mirko Cvetkovic ngày 30/7, đã cáo buộc các nhà chức trách Kosovo kích động cuộc khủng hoảng gần đây giữa 2 bên.  

Serbia cáo buộc Kosovo gây ra xung đột

Serbia cáo buộc Kosovo gây ra xung đột

Thủ tướng Serbia Mirko Cvetkovic ngày 30/7, đã cáo buộc các nhà chức trách Kosovo kích động cuộc khủng hoảng gần đây giữa 2 bên.  

NATO dỡ bỏ các chướng ngại vật ở phía Bắc Kosovo
NATO dỡ bỏ các chướng ngại vật ở phía Bắc Kosovo

Lính KFOR đã dùng đạn hơi cay để giải tán những người Serbia khi họ lấy thân mình bảo vệ hàng rào chướng ngại vật tại hai cửa khẩu Yarine và Brnyak.

NATO dỡ bỏ các chướng ngại vật ở phía Bắc Kosovo

NATO dỡ bỏ các chướng ngại vật ở phía Bắc Kosovo

Lính KFOR đã dùng đạn hơi cay để giải tán những người Serbia khi họ lấy thân mình bảo vệ hàng rào chướng ngại vật tại hai cửa khẩu Yarine và Brnyak.

Nga gửi đoàn xe chở đồ cứu trợ đến Kosovo
Nga gửi đoàn xe chở đồ cứu trợ đến Kosovo

Đoàn xe chở hàng hoá, máy phát điện, chăn, thực phẩm, bát đĩa và lều chõng dã chiến để cứu trợ cho người Serbia tại Kosovo.  

Nga gửi đoàn xe chở đồ cứu trợ đến Kosovo

Nga gửi đoàn xe chở đồ cứu trợ đến Kosovo

Đoàn xe chở hàng hoá, máy phát điện, chăn, thực phẩm, bát đĩa và lều chõng dã chiến để cứu trợ cho người Serbia tại Kosovo.  

Đàm phán Serbia-Kosovo thất bại
Đàm phán Serbia-Kosovo thất bại

(VOV) - Việc bình thường hóa quan hệ Serbia- Kosovo khó thực hiện.

Đàm phán Serbia-Kosovo thất bại

Đàm phán Serbia-Kosovo thất bại

(VOV) - Việc bình thường hóa quan hệ Serbia- Kosovo khó thực hiện.