Đại biểu Quốc hội quan tâm đến vấn đề nông nghiệp, nông thôn

VOV.VN -Tình trạng nông dân chán ruộng, bỏ ruộng, suy giảm tăng trưởng, nông sản không có đầu ra… khiến nhiều đại biểu băn khoăn, lo lắng.

Nông nghiệp và nông thôn nước ta có vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm cho kinh tế - xã hội ổn định phát triển, tiếp thêm sức để thực hiện nhiệm vụ chống suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã từ lâu tồn tại những khó khăn, vướng mắc và kể cả những bức xúc. 

Những câu chuyện về nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn được nhắc đến và đưa ra bàn bạc tại tất cả các kỳ họp của Quốc hội. Tại kỳ họp này, cử tri nông dân vẫn tiếp tục phản ánh, kiến nghị những vấn đề liên quan đến lĩnh vực này và đã có trong tổng hợp ý kiến cử tri gửi Quốc hội của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Nông dân chán ruộng

Nói về thực tế thu nhập hiện nay của nông dân, Đại biểu Nguyễn Quốc Cường (đoàn Bắc Giang) cho rằng, lao động nông nghiệp vất vả nhưng thu nhập của nông dân thấp quá. Trung bình một nông dân thu nhập 1 năm chỉ hơn 4 triệu, tương đương với 200 USD. Tình trạng phân bón, thuốc trừ sâu giả tràn lan, nông dân nuôi cá tra thì thua lỗ nặng nề… “Và còn nhiều chuyện khác nữa mà cử tri nông dân đã phản ảnh, kiến nghị đến nhiều cấp, kể cả Quốc hội nhưng việc giải quyết và tháo gỡ rất chậm, kết quả đạt thấp” – đại biểu Nguyễn Quốc Cường nói.

Đại biểu Cường cho biết, gần đây trong nông nghiệp và nông dân đang xuất hiện 2 vấn đề rất đáng chú ý và cần được quan tâm.

Vấn đề thứ nhất, trong khi tăng trưởng chung của kinh tế cả nước đang phục hồi, GDP năm nay khả năng sẽ đạt 5,4% nhưng tăng trưởng của ngành nông nghiệp tiếp tục suy giảm và suy giảm nặng. Giai đoạn 1995 - 2000 tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp là 4,5%. Đến giai đoạn 2001 - 2005 tụt xuống còn 3,8%. Giai đoạn 2006 - 2012 tụt tiếp xuống chỉ còn 3,3 - 3,4%. Năm nay theo báo cáo trước Quốc hội khả năng tăng trưởng của ngành nông nghiệp chỉ còn có 2,81%. “Đây là mức rất thấp so với tăng trưởng của nông nghiệp những giai đoạn trước và cũng rất thấp so với mục tiêu Nghị quyết trung ương 7 Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đề ra” – đại biểu đánh giá.

Vấn đề thứ hai, trong khi lao động nông thôn thiếu việc làm đang có xu hướng gia tăng thì xuất hiện một bộ phận nông dân không còn tha thiết với sản xuất  nông nghiệp. Ở Bắc bộ và cả Bắc Trung bộ nông dân bỏ ruộng không làm, có tỉnh diện tích bỏ ruộng lên đến hàng ngàn hecta. “Đây là điều rất không bình thường. Tại sao và vì đâu nông dân lại bỏ nghề truyền thống, bỏ nguồn sống chính để tìm việc khác mưu sinh?” - Đại biểu đặt câu hỏi.

Trả lời cho chính câu hỏi mình đã đặt ra, đại biểu Quốc Cường cho rằng, hai vấn đề trên có liên quan với nhau và nguyên nhân thì có nhiều nhưng nguyên nhân chính là ở chỗ sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp, nhất là vùng trồng lúa. Ngoài ra, nông dân còn phải đóng góp nhiều khoản khác mà được bổ theo đầu sào, có nghĩa là càng làm nhiều ruộng thì đóng góp càng lớn.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là “Thu nhập và hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp như vậy trong tương lai nông dân còn giữ được vai trò là chủ thể nữa không? Và có đủ sức để xây dựng nông thôn mới hay không?” – đại biểu Cường nói.

Nhìn rộng hơn, ở một khía cạnh khác, đại biểu Nguyễn Thị Khá (đoàn Trà Vinh) nhận xét, tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới còn chậm. Cải cách hành chính còn hạn chế. Đây là cản trở lớn trong hiệu quả đầu tư. Thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới chưa được tận dụng có hiệu quả, chưa có chuyển dịch đáng kể trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, hướng đến các sản phẩm có thị trường tiêu thụ lớn có giá trị tăng cao của một số sản phẩm chủ lực được người nông dân làm ra như lúa gạo, cà phê, cao su, hạt điều, tôm, cá da trơn... Đây là những sản phẩm có tỷ trọng lớn trên thị trường thế giới nhưng không có thương hiệu Việt Nam mà phải xuất khẩu bằng các nhãn hiệu của nước khác. “Giống như thân thể là người Việt Nam nhưng áo mặc bên ngoài là mượn của người khác” – đại biểu ví von.

Cùng chung quan điểm này, đại biểu Huỳnh Văn Tiếp (đoàn Cần Thơ) cho rằng: Việc quy hoạch, tổ chức sản xuất, tổ chức thu mua và thị trường tiêu thụ chưa gắn kết được với nhau. Người nông dân chỉ biết lo sản xuất ra hạt gạo, hạt lúa, trái cây, con cá, con tôm... nhưng việc hợp đồng tiêu thụ giá bao nhiêu, lợi nhuận sản xuất sau thu hoạch là bao nhiêu, thị trường tiêu thụ ở đâu người nông dân hoàn toàn không biết.

Các tổng công ty vẫn chủ yếu mua qua thương lái

Một câu chuyện luôn được nhắc đến khi nói về nông nghiệp là tình trạng bị động tiêu thụ nông sản của Việt Nam đã tồn tại nhiều năm, hay điệp khúc “được mùa, mất giá”.  

“Các doanh nghiệp, tổng công ty nhà nước mặc dù được hỗ trợ chính sách bình ổn giá cho người nông dân nhưng chưa thực sự đầu tư đến nơi, đến chốn mà trải qua nhiều tầng nấc trung gian. Người nông dân đổ mồi hôi sôi nước mắt thì lại hưởng lợi ít, người trung gian có lợi thế ngồi mát ăn bát vàng” – đại biểu Nguyễn Thị Khá nói.

Làm rõ hơn thực tế này, đại biểu Huỳnh Văn Tiếp (đoàn Cần Thơ) cho biết: Vừa qua, tôi cùng đoàn Ủy ban kinh tế đến làm việc với các tổng công ty lương thực và được biết việc liên kết hợp đồng tiêu thụ chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 10%, 90% còn lại tổng công ty mua qua thương lái, không xây dựng thương hiệu hạt gạo Việt Nam, buôn bán dưới hình thức trôi nổi, thị trường thế giới thúc thì doanh nghiệp xuất khẩu bán ra có lời, người nông dân đỡ khổ. Còn thị trường ế, chợ xuất khẩu khó khăn thì người nông dân chịu lỗ. Đây là một tồn tại nhiều năm cần có giải pháp khắc phục. Tôi đề nghị Chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, Bộ Công thương thực hiện đề án quy hoạch tái cơ cấu tổ chức lại sản xuất nông nghiệp. Thực hiện, xây dựng và tạo ra thương hiệu sản phẩm gạo, cá tra, trái cây... thương hiệu sản phẩm Việt Nam. Chỉ đạo quy định cho các tổng công ty và doanh nghiệp thực hiện ký kết đầu tư, hợp đồng, đặt hàng và tiêu thụ sản phẩm với nông dân như mô hình Công ty thực vật bảo vệ An Giang đang thực hiện và qua đánh giá là rất hiệu quả.

Ngoài ra, để chặn đà suy giảm của nông nghiệp, theo Đại biểu Nguyễn Quốc Cường (Bắc Giang) thì cần thiết phải điều chỉnh cơ cấu đầu tư đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn hơn nữa. Bên cạnh đó, cần phải bổ sung điều chỉnh những chính sách cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn sao cho phù hợp thiết thực hiệu quả và khả thi và nhất là những chính sách hỗ trợ nông dân phải đến được với nông dân. Vừa qua chúng ta có những chính sách tốt như chính sách về vốn, chính sách hỗ trợ để bảo đảm cho nông dân có lãi ít nhất 30% hoặc là thu mua tạm trữ... nhưng trên thực tế là chưa đến được với nông dân./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giá gạo tăng, nông dân không được hưởng: Lỗi từ chính sách!
Giá gạo tăng, nông dân không được hưởng: Lỗi từ chính sách!

VOV.VN-Hạn chế xuất hiện cả trong chính sách về sản xuất và chính sách xuất khẩu lúa gạo.

Giá gạo tăng, nông dân không được hưởng: Lỗi từ chính sách!

Giá gạo tăng, nông dân không được hưởng: Lỗi từ chính sách!

VOV.VN-Hạn chế xuất hiện cả trong chính sách về sản xuất và chính sách xuất khẩu lúa gạo.

Sự thật chuyện nông dân bỏ ruộng
Sự thật chuyện nông dân bỏ ruộng

VOV.VN-Thu nhập từ làm ruộng quá thấp, nông dân “cực chẳng đã” phải bỏ ruộng tìm việc mưu sinh, tương lai họ chờ “trời sinh voi sẽ sinh cỏ"...

Sự thật chuyện nông dân bỏ ruộng

Sự thật chuyện nông dân bỏ ruộng

VOV.VN-Thu nhập từ làm ruộng quá thấp, nông dân “cực chẳng đã” phải bỏ ruộng tìm việc mưu sinh, tương lai họ chờ “trời sinh voi sẽ sinh cỏ"...

Tư thương ép giá khoai lang, nông dân Đắc Nông khốn khó
Tư thương ép giá khoai lang, nông dân Đắc Nông khốn khó

VOV.VN-Giá khoai lang giảm từ 9 triệu đồng/tấn xuống còn 5 triệu đồng/tấn, tư thương ép giá với lý do Nhà nước đánh thuế cao.

Tư thương ép giá khoai lang, nông dân Đắc Nông khốn khó

Tư thương ép giá khoai lang, nông dân Đắc Nông khốn khó

VOV.VN-Giá khoai lang giảm từ 9 triệu đồng/tấn xuống còn 5 triệu đồng/tấn, tư thương ép giá với lý do Nhà nước đánh thuế cao.

Tái cơ cấu nông nghiệp để “trả nợ” nông dân?
Tái cơ cấu nông nghiệp để “trả nợ” nông dân?

VOV.VN-Cần cấp thiết tìm giải pháp phát triển nông nghiệp thực chất để cải thiện đời sống nông dân, cũng là một cách để 'trả nợ' nông dân.

Tái cơ cấu nông nghiệp để “trả nợ” nông dân?

Tái cơ cấu nông nghiệp để “trả nợ” nông dân?

VOV.VN-Cần cấp thiết tìm giải pháp phát triển nông nghiệp thực chất để cải thiện đời sống nông dân, cũng là một cách để 'trả nợ' nông dân.

Nông dân chỉ được hưởng 30% lãi từ trồng lúa
Nông dân chỉ được hưởng 30% lãi từ trồng lúa

VOV.VN-Chỉ được 30% lợi nhuận, còn lại trung gian và doanh nghiệp xuất khẩu hưởng, nhưng nông dân phải bỏ ra tới 70% chi phí sản xuất.

Nông dân chỉ được hưởng 30% lãi từ trồng lúa

Nông dân chỉ được hưởng 30% lãi từ trồng lúa

VOV.VN-Chỉ được 30% lợi nhuận, còn lại trung gian và doanh nghiệp xuất khẩu hưởng, nhưng nông dân phải bỏ ra tới 70% chi phí sản xuất.