Dấu ấn đương đại ở “Đền tưởng niệm các Vua Hùng”

VOV.VN - Công trình đền thờ với ngôn ngữ kiến trúc hiện đại kết hợp với những nét kiến trúc dân gian truyền thống, chắt lọc tính dân tộc.

Đó là công trình “Đền tưởng niệm các Vua Hùng” - đồ án công trình đã đoạt giải cuộc thi thiết kế năm 2000, hoàn thành xây dựng năm 2009; toạ lạc tại Công viên Lịch sử văn hoá dân tộc, thuộc phường Long Bình, quận 9, TP Hồ Chí Minh. Tác giả của đồ án là kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu (Hội Kiến trúc sư TP Hồ Chí Minh).

Đây là một quần thể công trình đặc sắc, có giá trị cao về cảnh quan, kiến trúc và ý nghĩa xã hội. Quần thể công trình gồm 4 phần chính là: Quảng trường, Đường tre, Đền thờ và Sân vọng. Các hạng mục kết nối hợp lý và khéo léo như đưa người tham quan vào một hành trình hành hương hướng về cội nguồn.

Ý tưởng độc đáo của đồ án là sử dụng những thành phần công năng kiến trúc khác nhau để hợp thành quần thể không gian tưởng niệm với ngôn ngữ kiến trúc hiện đại. Trong đó, kiến trúc chính của quần thể là đền thờ được đặt trên đỉnh đồi cao 20m.

Năm 2012, UNESCO đã công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của Việt Nam là Di sản phi vật thể của nhân loại. Cũng trong năm 2012, Hội đồng giải thưởng Văn học - nghệ thuật TP Hồ Chí Minh đã trao giải thưởng đặc biệt cho công trình “Đền tưởng niệm các Vua Hùng”. Trước đó, công trình cũng nhận giải nhì Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia năm 2010. Đó là sự ghi nhận xứng đáng cho một vật thể kiến trúc giữ vai trò tôn vinh di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam và thế giới.

“Đền tưởng niệm các vua Hùng” là điểm đến, là không gian tưởng niệm, là nơi tưởng nhớ của những người con phương nam luôn vọng về quê cha đất tổ./.

Lối vào công trình bắt đầu từ quảng trường chính ở dưới chân đồi Viễn. Quảng trường có hình vuông, giữa có hình mặt trời mô phỏng mặt trống đồng Đông Sơn. Hai bên mỗi bên có 9 hàng cột đá cao 6m tượng trưng cho 18 đời Vua Hùng

Nghi môn dẫn lối lên đền trên đồi, có kiến trúc mang dấu ấn hiện đại

Lối lên đền trên đỉnh đồi là “Đường tre” với bóng tre rợp hai bên. Không gian “Đường tre” gợi nhắc hình ảnh của làng quê Việt

Đường tre - với lối đi chính ở giữa, và hai bên mỗi bên trồng hai hàng tre tạo thành lối đi nhỏ

Đi khoảng 1/3 quãng đường trên “Đường tre” là tới nhà bia tưởng niệm

Kết thúc “Đường tre” là công trình chính, toạ lạc trên đỉnh đồi

Công trình có mặt bằng hình vuông, xoay góc 45 độ so với trục chính. Phía trước có một khối sảnh nhô ra với hai cầu thang đi lên ở hai phía

Ngôn ngữ kiến trúc hiện đại, đường nét, mảng khối  kiến trúc mạnh mẽ. Công trình mang âm hưởng đương đại

Tầng trệt được bỏ trống, là không gian hội trong nhà, kế liền với sân hội ngoài trời. Mỗi hàng hiên có 15 cột biểu thị cho 15 bộ lạc tạo lập nước Văn Lang.Vật liệu chính che phủ bề mặt là đá, được kết hợp trang trí với các hoạ tiết dân tộc

Tầng lầu 1 là không gian chính của đền thờ. Từ cửa đền vào là một Bàn nghi

Hai bên hành lang trưng bày bia 33 đá chủ quyền quần đảo Trường Sa

Tường hành lang là những bức tranh gốm thể hiện cuộc sống, xã hội thời kỳ Văn Lang

Từ hành lang có các lối vào sân trong. Không gian này được gọi là “Âm bản trống đồng”, là phần “âm” tròn của khối vuông, tượng trưng cho trời và đất.

Giữa sân không gian “Âm bản trống đồng” là kiến trúc mô phỏng một ngôi đình

Ở giữa kiến trúc đình đặt phiên bản trống đồng Hoàng Hạ (Hoà Bình), có niên đại 2000-2500 năm

Hành lang phía trong, đối diện lối vào là nơi đặt các ban thờ. Chính giữa là ban thờ Quốc tổ Hùng Vương, phối thờ với Tổ phụ Lạc Long Quân, Tổ mẫu Âu Cơ, Đất và Nước

Hai bên là 8 gian thờ khác,thờ: Lạc Hầu, Lạc Tướng, Lạc Dân, Tản Viên Sơn Thánh, Phù Đổng Thiên Vương, An Dương Vương,Trưng Nữ Vương

Những ô cửa phía sau các gian thờ có hoạ tiết trống đồng

Tầng trên cùng của công trình là một vườn mái, gọi là “Sân Vọng”. Nơi đây có 54 cột đá tượng trưng cho 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam

“Âm bản trống đồng” nhìn từ sân Vọng

Quang cảnh đồi Viễn nhìn từ “Sân Vọng”, cao hơn mặt đất đỉnh đồi 11m. Không gian nơi này gợi sự hoành tráng, trời đất giao hoà, tạo nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ với tầm nhìn xa xôi hướng về quê cha đất tổ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phú Thọ sẵn sàng cho Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng
Phú Thọ sẵn sàng cho Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng

VOV.VN -Bên cạnh việc tổ chức các hoạt động thường niên, tỉnh sẽ tổ chức theo hướng tạo cho người dân tham gia nhiều hơn vào lễ hội.

Phú Thọ sẵn sàng cho Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng

Phú Thọ sẵn sàng cho Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng

VOV.VN -Bên cạnh việc tổ chức các hoạt động thường niên, tỉnh sẽ tổ chức theo hướng tạo cho người dân tham gia nhiều hơn vào lễ hội.

Bảo tồn và phát huy Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Bảo tồn và phát huy Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

VOV.VN - Trải qua hàng nghìn năm, Tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng vẫn góp phần hun đúc tâm hồn, tình cảm và ý chí của dân tộc ta.

Bảo tồn và phát huy Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Bảo tồn và phát huy Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

VOV.VN - Trải qua hàng nghìn năm, Tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng vẫn góp phần hun đúc tâm hồn, tình cảm và ý chí của dân tộc ta.

Hát Ghẹo trên đất Tổ Hùng Vương
Hát Ghẹo trên đất Tổ Hùng Vương

VOV.VN - Vùng đất Tổ Hùng Vương xưa còn có hát Ghẹo, nó luôn song hành với hát Xoan bao đời nay.

Hát Ghẹo trên đất Tổ Hùng Vương

Hát Ghẹo trên đất Tổ Hùng Vương

VOV.VN - Vùng đất Tổ Hùng Vương xưa còn có hát Ghẹo, nó luôn song hành với hát Xoan bao đời nay.

Phú Thọ cùng 4 tỉnh tổ chức Lễ hội Đền Hùng 2014
Phú Thọ cùng 4 tỉnh tổ chức Lễ hội Đền Hùng 2014

VOV.VN - Theo kế hoạch, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Ngọ 2014 sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 5 - 9/4/2014 (tức 6 - 10/3 âm lịch).

Phú Thọ cùng 4 tỉnh tổ chức Lễ hội Đền Hùng 2014

Phú Thọ cùng 4 tỉnh tổ chức Lễ hội Đền Hùng 2014

VOV.VN - Theo kế hoạch, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Ngọ 2014 sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 5 - 9/4/2014 (tức 6 - 10/3 âm lịch).

Lễ hội Đền Hùng 2014 hướng đến người dân nhiều hơn
Lễ hội Đền Hùng 2014 hướng đến người dân nhiều hơn

VOV.VN - Ông Hà Kế San, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, Trưởng BTC khẳng định Lễ hội sẽ ngày được tạo điều kiện để người dân tham gia.

Lễ hội Đền Hùng 2014 hướng đến người dân nhiều hơn

Lễ hội Đền Hùng 2014 hướng đến người dân nhiều hơn

VOV.VN - Ông Hà Kế San, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, Trưởng BTC khẳng định Lễ hội sẽ ngày được tạo điều kiện để người dân tham gia.

Rộn ràng lễ rước kiệu ở vùng ven Đền Hùng
Rộn ràng lễ rước kiệu ở vùng ven Đền Hùng

VOV.VN - Rước kiệu là hoạt động mang tính cộng đồng thể hiện tư tưởng hướng về cội nguồn, biết ơn tổ tiên và phát huy tinh thần đoàn kết.

Rộn ràng lễ rước kiệu ở vùng ven Đền Hùng

Rộn ràng lễ rước kiệu ở vùng ven Đền Hùng

VOV.VN - Rước kiệu là hoạt động mang tính cộng đồng thể hiện tư tưởng hướng về cội nguồn, biết ơn tổ tiên và phát huy tinh thần đoàn kết.