Khó quy trách nhiệm trong việc quản lý di tích văn hóa

VOV.VN - Các vụ sai sót liên quan đến di tích văn hóa trong thời gian gần
đây lỗi một phần là do chưa quy định rõ trách nhiệm.

“Đối với các công trình di tích, đa số chúng ta chỉ mới chỉ quan tâm đến giá trị tín ngưỡng, tôn giáo mà ít quan tâm đến giá trị văn hóa”. Đó là nhận định của các đại biểu tham dự hội thảo “Kiện toàn công tác quản lý và thực hiện nếp sống văn minh tại di tích” diễn ra sáng 6/12 tại Hà Nội.

Tại hội nghị, các đại biểu đã chỉ ra những bất cập, ảnh hưởng đến việc quản lý và thực hiện nếp sống văn minh tại khu di tích. Ngay tại di tích đền Trần - Nam Định được xếp hạng quốc gia, tình trạng cung tiến, đưa thêm hiện vật không rõ nguồn gốc vẫn xảy ra nhưng Sở văn hóa địa phương không thông báo hay nhắc nhở. Nguyên nhân của thực trạng này một phần là do sự yếu kém trong công tác quản lý.

Hội thảo “Kiện toàn công tác quản lý và thực hiện nếp sống văn minh tại di tích”

Bà Lê Thoa, Trưởng phòng Di sản, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ cho biết: “Đưa thêm hoặc di dời các đồ thờ tự trong di tích là một thực tế có nhiều bất cập. Nếu như các di tích được xếp hạng được ngành văn hóa quản lý rất chặt, muốn tu bổ hay sửa chữa hiện vật bị hư hỏng phải xin ý kiến các cơ quan quản lý văn hóa. Với các di tích chưa xếp hạng thì việc xin phép để đưa một pho tượng mới vào tương đối dễ dàng. Người dân nhiều khi không phân biệt được di tích đã xếp hạng hay chưa”.

Những tồn tại này đã được Cục Di sản, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chỉ ra trong Dự thảo hướng dẫn kiện toàn công tác quản lý và thực hiện nếp sống văn minh tại di tích với 9 bất cập. Trong đó, nổi bật là: sự chồng chéo về chức năng quản lý nhà nước và quản lý nghiệp vụ giữa phòng quản lý di sản và ban quản lý di tích trực thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; có ban quản lý di tích trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, được giao quản lý 3 đến 4 di tích, nhưng trên thực tế các di tích này dã được chính quyền cấp huyện quản lý nên vai trò của Ban quản lý di tích mờ nhạt.

Ngoài ra, một số trung tâm quản lý di tích trực thuộc cấp huyện đang làm nhiệm vụ quản lý di sản thế giới; hiện tượng tranh chấp nguồn thu giữa Ban quản lý di tích với chính quyền địa phương và người trực tiếp trông nom di tích, nảy sinh nhiều phức tạp trong công tác quản lý. Tại một số nơi không có hoặc có quá ít nguồn thu nên ít được quan tâm, đầu tư, bảo vệ…

Tại hội thảo, các đại biểu cũng cho rằng, Dự thảo công tác quản lý và thực hiện nếp sống văn minh đô thị chưa đề cập đến công tác phòng chống rủi ro tại di tích. Đây là nguy cơ dẫn đến việc xóa sổ di tích xảy ra trong thời gian gần đây như: nhà Lang (bảo tàng không gian văn hóa Mường, Hòa Bình), đền thờ Lê Lai (Thanh Hóa)…

Ông Nguyễn Thế Chính, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang nêu ý kiến: “Tôi nghĩ rằng, nếu chúng ta đưa công tác phòng cháy, chữa cháy vào nội dung dự thảo sẽ tốt hơn. Giữa Bộ VHTT&DL và Bộ Công an cần ban hành thông tư hướng dẫn công tác phòng cháy chữa cháy mới có hiệu quả. Hầu hết các ban quản lý di tích chủ yếu kiêm nhiệm, không có kinh phí cho công tác phòng cháy, chữa cháy. Khi có cháy chủ yếu huy động sức dân chứ không có lực lượng chính quy làm nhiệm vụ”.

Các đại biểu cũng chỉ rõ nguyên nhân nảy sinh nhiều vụ việc liên quan đến quản lý văn hóa trong thời gian gần đây là do chưa chỉ rõ cá nhân, đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm. Khi chỉ rõ ai là người quản lý trực tiếp thì phải nâng cao trách nhiệm và quyền hạn cho họ, nếu không có quyền thì ban bệ đặt ra chỉ mang tính chất hình thức nhiều hơn là nội dung./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thẩm định dự án tu bổ di tích phố cổ Đồng Văn
Thẩm định dự án tu bổ di tích phố cổ Đồng Văn

VOV.VN - Dự án xác định các hạng mục ưu tiên các ngôi nhà nhân dân đang sinh sống bị xuống cấp cần được tu bổ.

Thẩm định dự án tu bổ di tích phố cổ Đồng Văn

Thẩm định dự án tu bổ di tích phố cổ Đồng Văn

VOV.VN - Dự án xác định các hạng mục ưu tiên các ngôi nhà nhân dân đang sinh sống bị xuống cấp cần được tu bổ.

Từ vụ chùa Chân Long, nghĩ về bảo tồn di tích đền chùa
Từ vụ chùa Chân Long, nghĩ về bảo tồn di tích đền chùa

VOV.VN - Hiện trạng của di sản văn hoá vật thể tại các đền chùa chưa bao giờ mong manh đến thế dù chúng ta có hành lang pháp lý bảo vệ di sản.

Từ vụ chùa Chân Long, nghĩ về bảo tồn di tích đền chùa

Từ vụ chùa Chân Long, nghĩ về bảo tồn di tích đền chùa

VOV.VN - Hiện trạng của di sản văn hoá vật thể tại các đền chùa chưa bao giờ mong manh đến thế dù chúng ta có hành lang pháp lý bảo vệ di sản.

Tuyên Quang bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử
Tuyên Quang bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử

VOV.VN - Việc làm này có ý nghĩa giáo dục truyền thống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang.

Tuyên Quang bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử

Tuyên Quang bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử

VOV.VN - Việc làm này có ý nghĩa giáo dục truyền thống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang.

Huế hợp tác với hơn 50 tổ chức quốc tế để bảo tồn di tích
Huế hợp tác với hơn 50 tổ chức quốc tế để bảo tồn di tích

VOV.VN - Cùng với việc bảo tồn, trùng tu các di tích đã xuống cấp, Huế còn tập trung vào các hoạt động thu hút du khách đến thăm di dích.

Huế hợp tác với hơn 50 tổ chức quốc tế để bảo tồn di tích

Huế hợp tác với hơn 50 tổ chức quốc tế để bảo tồn di tích

VOV.VN - Cùng với việc bảo tồn, trùng tu các di tích đã xuống cấp, Huế còn tập trung vào các hoạt động thu hút du khách đến thăm di dích.

Lam Kinh chính thức nhận bằng Di tích quốc gia đặc biệt
Lam Kinh chính thức nhận bằng Di tích quốc gia đặc biệt

VOV.VN -Khu di tích lịch sử Lam Kinh gồm những lăng phần, đền miếu và một hành cung của các vua nhà Hậu Lê mỗi lần về bái yết tổ tiên.

Lam Kinh chính thức nhận bằng Di tích quốc gia đặc biệt

Lam Kinh chính thức nhận bằng Di tích quốc gia đặc biệt

VOV.VN -Khu di tích lịch sử Lam Kinh gồm những lăng phần, đền miếu và một hành cung của các vua nhà Hậu Lê mỗi lần về bái yết tổ tiên.

Hà Nội giãn dân phố cổ để bảo vệ di tích
Hà Nội giãn dân phố cổ để bảo vệ di tích

VOV.VN -Sẽ có khoảng 720 hộ dân đang sinh sống tại các điểm di tích, trường học, công sở... phố cổ được di dời sang khu đô thị Việt Hưng

Hà Nội giãn dân phố cổ để bảo vệ di tích

Hà Nội giãn dân phố cổ để bảo vệ di tích

VOV.VN -Sẽ có khoảng 720 hộ dân đang sinh sống tại các điểm di tích, trường học, công sở... phố cổ được di dời sang khu đô thị Việt Hưng

Không được đưa sư tử đá ngoại lai vào di tích
Không được đưa sư tử đá ngoại lai vào di tích

VOV.VN - Không được đưa sư tử đá ngoại lai vào di tích của tổ tiên bởi đó là vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc - PGS.TS Trần Lâm Biền nêu ý kiến.

Không được đưa sư tử đá ngoại lai vào di tích

Không được đưa sư tử đá ngoại lai vào di tích

VOV.VN - Không được đưa sư tử đá ngoại lai vào di tích của tổ tiên bởi đó là vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc - PGS.TS Trần Lâm Biền nêu ý kiến.

Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn di tích Thành Nhà Hồ
Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn di tích Thành Nhà Hồ

Mục tiêu Quy hoạch là bảo tồn di tích Thành Nhà Hồ, tôn vinh giá trị nổi bật và xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử đặc biệt. 

Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn di tích Thành Nhà Hồ

Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn di tích Thành Nhà Hồ

Mục tiêu Quy hoạch là bảo tồn di tích Thành Nhà Hồ, tôn vinh giá trị nổi bật và xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử đặc biệt. 

20 năm quần thể di tích Huế được công nhận di sản văn hóa TG
20 năm quần thể di tích Huế được công nhận di sản văn hóa TG

VOV.VN -Theo đánh giá của UNESCO, công tác bảo tồn di tích Cố đố Huế hiện đang chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững.

20 năm quần thể di tích Huế được công nhận di sản văn hóa TG

20 năm quần thể di tích Huế được công nhận di sản văn hóa TG

VOV.VN -Theo đánh giá của UNESCO, công tác bảo tồn di tích Cố đố Huế hiện đang chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững.

Di tích văn hóa - "mồi ngon" của bà Hỏa
Di tích văn hóa - "mồi ngon" của bà Hỏa

VOV.VN - Các vụ cháy di tích gây ra những tổn thất không chỉ về vật chất mà còn cả những giá trị vô hình không thể đong đếm được.

Di tích văn hóa - "mồi ngon" của bà Hỏa

Di tích văn hóa - "mồi ngon" của bà Hỏa

VOV.VN - Các vụ cháy di tích gây ra những tổn thất không chỉ về vật chất mà còn cả những giá trị vô hình không thể đong đếm được.