Mùa xuân về miền Chầu văn

VOV.VN -Trải qua bao thăng trầm, nghệ thuật hát văn vẫn duy trì, phát huy được những nét tinh hoa trong thực hành nghi lễ chầu văn của người Nam Định.

Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, các đền, phủ thờ Mẫu, thờ Đức thánh Trần tại Nam Định lại tưng bừng tiếng đàn, nhịp phách với những giai điệu hát văn ngọt ngào, sâu lắng. Trải qua bao thăng trầm, nghệ thuật hát văn vẫn duy trì, phát huy được những nét tinh hoa trong thực hành nghi lễ chầu văn của người Nam Định.

Khởi nguồn từ tín ngưỡng thờ Đức Thánh Cha và tục thờ Mẫu, nghệ thuật hát văn gắn liền với nghi thức hầu bóng, lên đồng trong những lễ hội lớn của Nam Định. Các điệu hát văn thường kể lại sự tích, ca ngợi các vị thánh, những chiến công và sự hy sinh oanh liệt của các vị anh hùng được nhân dân tôn thờ. Do đó, có thể ví hát văn như một dạng kể sử thi của người Việt.

Hát văn - di sản văn hóa của người Việt

Ông Hồ Đức Thọ, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Nam Định cho biết: “Chầu văn của người Kinh, nhất là vùng Nam Định có lời lẽ trong sáng. Bao nhiêu tình yêu đất nước, quê hương, tình yêu nhân loại đều được diễn tả. Những diễn xướng từ các vị thánh, các ông hoàng, các vị quan lớn hay là các chầu các cô, các cậu có ban phát lộc cho đệ tử đều mong muốn cho tín đồ đệ tử được sống một cuộc đời hạnh phúc, ấm no”.

Không chỉ đặc sắc, ý nghĩa về nội dung ca từ, nghệ thuật chầu văn Nam Định còn đa dạng hình thức biểu hiện như: Hát thờ, hát cửa đền, hát hầu đồng và hát thi. Trong đó, Hát thờ thường vào những ngày lễ tiết, tiệc thánh và hát trước khi vào các giá văn lên đồng. Còn hát cửa đền lại thường diễn ra tại các đền phủ trong những ngày đầu xuân, lễ hội. Hát hầu được sử dụng trong nghi lễ chầu văn hầu bóng theo tín ngưỡng thờ Tam phủ, Tứ phủ. Theo Nghệ sĩ ưu tú Bích Thục, hát văn Nam Định có một phong cách riêng, đó là lối hát thiên về chất giọng hoang sơ, thô mộc, giản dị, đúng theo lề lối cổ.


Cung văn đang biểu diễn hát văn tại Phủ Dầy, Nam Định.

Hầu hết các giá văn cổ được lưu truyền trong dân gian ở thể thơ lục bát, song thất lục bát. Làn điệu của hát văn phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm như Bỉ, Miễu, Phú, Vãn, Dọc, Cờn, Dồn… Tùy theo từng lễ hội mà các nghệ sĩ Nam Định sử dụng lối hát cho phù hợp. Chẳng hạn, lối hát Bỉ mang sắc thái trịnh trọng, để hát trước khi vào một bản văn thờ hoặc văn thi. Còn Cờn dùng để ca ngợi sắc đẹp các nữ thần… Gần 50 năm trải lòng qua những điệu hát văn ngọt ngào, cung văn Nguyễn Văn Thanh cho biết, từ những bài văn cổ, các nghệ sĩ Nam Định đã dàn dựng, phát triển được 15 giá hầu đồng. Mỗi điệu chầu văn đòi hỏi một kỹ thuật riêng nhưng điểm chung của hát văn là thường sử dụng đảo phách tạo nên không khí kỳ bí, linh thiêng.

“Hát câu văn là phải hát làm sao cho người hầu người ta có cảm giác là có thánh, câu văn cất lên phải linh thiêng thì người hầu người ta mới cảm nhận và hầu nghiêm trang về việc thánh, việc mẫu. Tiết tấu và lời hát làm sao hát cho óng chuốt, người ta nghe mới thấm thía”, anh Thanh cho biết.

Ngoài hát văn hầu thánh, gắn liền với không gian biểu diễn trước điện thờ, ở Nam Định, không gian biểu diễn của hát văn được mở rộng. Hát văn có thể tách rời hầu bóng, trở thành loại hình biểu diễn độc lập, xuất hiện trên những sân khấu lớn hoặc những sinh hoạt cộng đồng khác. Vì thế, lời văn cũng được sáng tác mới cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và nhu cầu thưởng thức của người dân. Có thể là những bài ca ngợi về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, ca ngợi mùa xuân, vẻ đẹp của quê hương đất nước. Đó là sức sống mới của loại hình nghệ thuật hát văn trong cuộc sống hiện nay.

Đầu xuân trẩy hội Phủ Dầy - trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh, cũng là nơi thường xuyên diễn ra hoạt động nghi lễ chầu văn tiêu biểu của Nam Định, du khách sẽ được thưởng thức những giai điệu lắng đọng, cảm nhận những nét tinh hoa của nghệ thuật hát văn, một di sản văn hóa tâm linh của dân tộc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hàng trăm thanh đồng hội tụ tại lễ hội chầu văn 2014
Hàng trăm thanh đồng hội tụ tại lễ hội chầu văn 2014

Ngày 19/4, tại đền Tân Ninh (thành phố Bắc Giang) đã diễn ra Liên hoan nghi lễ chầu văn năm 2014.

Hàng trăm thanh đồng hội tụ tại lễ hội chầu văn 2014

Hàng trăm thanh đồng hội tụ tại lễ hội chầu văn 2014

Ngày 19/4, tại đền Tân Ninh (thành phố Bắc Giang) đã diễn ra Liên hoan nghi lễ chầu văn năm 2014.

Kéo co và chầu văn sẽ được trình UNESCO xem xét
Kéo co và chầu văn sẽ được trình UNESCO xem xét

VOV.VN - Hai hồ sơ “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” và "Nghi lễ và trò chơi kéo co" sẽ được gửi tới UNESCO trước ngày 31/3.

Kéo co và chầu văn sẽ được trình UNESCO xem xét

Kéo co và chầu văn sẽ được trình UNESCO xem xét

VOV.VN - Hai hồ sơ “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” và "Nghi lễ và trò chơi kéo co" sẽ được gửi tới UNESCO trước ngày 31/3.

Cần bảo tồn và phát triển Hát chầu văn
Cần bảo tồn và phát triển Hát chầu văn

Đây là loại hình nghệ thuật độc đáo và đặc sắc mang đậm tính truyền thống trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng. Tuy nhiên, loại hình nghệ thuật này hiện nay ít được giới trẻ quan tâm

Cần bảo tồn và phát triển Hát chầu văn

Cần bảo tồn và phát triển Hát chầu văn

Đây là loại hình nghệ thuật độc đáo và đặc sắc mang đậm tính truyền thống trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng. Tuy nhiên, loại hình nghệ thuật này hiện nay ít được giới trẻ quan tâm

Thanh đồng "thăng hoa" ở Liên hoan nghi lễ Chầu văn
Thanh đồng "thăng hoa" ở Liên hoan nghi lễ Chầu văn

VOV.VN - Hình thức hát văn (hát bóng) đã thu hút đông đảo người xem đến và cổ vũ cho sự kiện mang tính tâm linh, độc đáo.

Thanh đồng "thăng hoa" ở Liên hoan nghi lễ Chầu văn

Thanh đồng "thăng hoa" ở Liên hoan nghi lễ Chầu văn

VOV.VN - Hình thức hát văn (hát bóng) đã thu hút đông đảo người xem đến và cổ vũ cho sự kiện mang tính tâm linh, độc đáo.

Liên hoan hát chầu văn khu vực đồng bằng sông Hồng
Liên hoan hát chầu văn khu vực đồng bằng sông Hồng

Bộ VH – TT &DL cho biết, Liên hoan sẽ diễn ra vào tháng 3/2010 tại tỉnh Vĩnh Phúc.

Liên hoan hát chầu văn khu vực đồng bằng sông Hồng

Liên hoan hát chầu văn khu vực đồng bằng sông Hồng

Bộ VH – TT &DL cho biết, Liên hoan sẽ diễn ra vào tháng 3/2010 tại tỉnh Vĩnh Phúc.

Khai mạc liên hoan hát Chầu văn Đồng bằng Sông Hồng
Khai mạc liên hoan hát Chầu văn Đồng bằng Sông Hồng

Liên hoan hát Chầu văn khu vực Đồng bằng sông Hồng lần thứ nhất năm 2010 đã khai mạc tối qua 26/3 tại Thiền viện Trúc Lâm - Tây Thiên, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

Khai mạc liên hoan hát Chầu văn Đồng bằng Sông Hồng

Khai mạc liên hoan hát Chầu văn Đồng bằng Sông Hồng

Liên hoan hát Chầu văn khu vực Đồng bằng sông Hồng lần thứ nhất năm 2010 đã khai mạc tối qua 26/3 tại Thiền viện Trúc Lâm - Tây Thiên, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

Trình diễn nghệ thuật Chầu văn tại L'Espace
Trình diễn nghệ thuật Chầu văn tại L'Espace

(VOV) - Chầu văn vẫn gắn với nghi lễ lên đồng. Đây là một nghi lễ tiêu biểu nhất của đạo Mẫu Tứ phủ của người Việt.

Trình diễn nghệ thuật Chầu văn tại L'Espace

Trình diễn nghệ thuật Chầu văn tại L'Espace

(VOV) - Chầu văn vẫn gắn với nghi lễ lên đồng. Đây là một nghi lễ tiêu biểu nhất của đạo Mẫu Tứ phủ của người Việt.

Liên hoan nghi lễ chầu văn: Tôn vinh giá trị truyền thống
Liên hoan nghi lễ chầu văn: Tôn vinh giá trị truyền thống

VOV.VN - Liên hoan Nghi lễ chầu văn diễn ra từ 25/09 đến 05/10 tại Hà Nội thu hút đông đảo công chúng đến tham dự.

Liên hoan nghi lễ chầu văn: Tôn vinh giá trị truyền thống

Liên hoan nghi lễ chầu văn: Tôn vinh giá trị truyền thống

VOV.VN - Liên hoan Nghi lễ chầu văn diễn ra từ 25/09 đến 05/10 tại Hà Nội thu hút đông đảo công chúng đến tham dự.

Lập hồ sơ đề nghị công nhận Chầu văn là Di sản văn hóa
Lập hồ sơ đề nghị công nhận Chầu văn là Di sản văn hóa

Các cơ quan chức năng đang lập hồ sơ trình UNESCO để công nhận Chầu văn là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Lập hồ sơ đề nghị công nhận Chầu văn là Di sản văn hóa

Lập hồ sơ đề nghị công nhận Chầu văn là Di sản văn hóa

Các cơ quan chức năng đang lập hồ sơ trình UNESCO để công nhận Chầu văn là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.