Nghệ sĩ ưu tú Quang Phác - Người thầy tận tâm

VOV.VN - Từng làm giảng viên thanh nhạc, ông luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, được đồng nghiệp và học sinh quý mến.

Đầu tháng 5/2013 vừa qua, trước khi đến Nhà hát Đài Tiếng nói Việt nam (TNVN) biểu diễn, nghệ sĩ ưu tú Quang Phác gọi điện mời tôi đến xem và nhân tiện nhận cuốn sách nhạc, trong đó có bài “Gửi anh một khúc dân ca” của tôi mà ông là người biên tập tuyển chọn.

Trước giờ hẹn tôi ở 58 phố Quán Sứ để chờ Quang Phác, giống như hồi đầu tháng 3/1975, tôi từng chờ ông đến để thu thanh ca khúc “Mùa xuân Quy Nhơn, mùa xuân Bình Định” mà tôi viết “đón đầu” để phát trong chương trình ca nhạc khi thành phố Quy Nhơn và tỉnh Bình Định được giải phóng (29/3/1975).

Nghệ sĩ Quang Phác và những người đồng nghiệp, học trò của mình (ảnh: Nguyễn Văn Thế)

Dạo đó, Quang Phác nghiên cứu và tập rất kỹ bài hát của tôi. Khi vào phòng thu, ông không cần nhìn bản nhạc mà như đã thuộc lòng, chỉ thu hai lần là xong. Mọi người có mặt đều ưng ý. Lần này gặp lại nhau, Quang Phác ôm chầm lấy tôi rất lâu trước sự ngỡ ngàng của những người có mặt. Tôi bất ngờ và cảm động. Chúng tôi nắm tay nhau, cùng mọi người vào nhà hát xem Đoàn nghệ thuật 19/5 của Hội Người cao tuổi Việt Nam biểu diễn. Hôm nay, với cương vị là Phó trưởng đoàn nên nghệ sĩ ưu tú Quang Phác chỉ làm khán giả ngồi xem đồng nghiệp của mình múa hát.

Là một giọng nam cao nhẹ nhàng, mềm mại, hát như tâm sự, giãi bày, thổ lộ, không bao giờ muốn “khoe” kỹ thuật thanh nhạc đã khiến Quang Phác thể hiện rất thành công chất trữ tình thơ mộng trong sáng, mượt mà, có độ vang vừa đủ, thích hợp với một số bài dân ca hoặc những bài hát trữ tình mang chất liệu dân gian. Trong đó, có thể kể đến những bài ông thường hát nhiều và cũng được công chúng tán thưởng nhất như: “Bèo dạt mây trôi” (Dân ca Nghệ Tĩnh), “Hồ trên núi” (Phó Đức Phương), “Hò biển” (Nguyễn Cường), “Đảng là cuộc sống của tôi” (Nguyễn Đức Toàn), “Tình đất đỏ miền Đông” (Trần Long Ẩn), “Đi dọc Việt Nam” (Cát Vận)…



Quang Phác sớm hiểu được khả năng, sở trường của mình ngay từ những ngày trúng tuyển vào học thanh nhạc tại hệ trung cấp Trường âm nhạc Việt Nam. Cùng khóa với ông là nhiều tài năng khác và đều trở thành nghệ sĩ giảng viên danh tiếng như Thanh Huyền, Bích Liên, Anh Đào, Mỹ Bình… Trước ông không lâu là Quý Dương, Trần Hiếu, Thúy Huyền... Làm sao có thể tự khẳng định mình, không để bị đánh chìm bên cạnh những giọng hát ấy! Quang Phác đã chọn đúng hướng đi: Trở về với cội nguồn dân tộc, với kho tàng dân ca vô cùng phong phú của mảnh đất mình sinh ra và từ đó phát triển giọng hát. 

Ông gần gũi các nghệ nhân, xin được tập hát chèo, hát quan họ. Ông học hát ca trù với bác Đinh Khắc Ban, nghệ sĩ đàn đáy lão luyện. Ông nghiên cứu các bài bản cổ truyền, nắm bắt cái “thần” của nó, đồng thời, thử nghiệm trên giọng hát bằng kỹ năng thanh nhạc hiện đại. Sự say mê nghề nghiệp cộng với đức tính cần cù, khiêm tốn học hỏi đã đưa đến kết quả khả quan: Ông tốt nghiệp loại xuất sắc và được giữ lại trường làm giảng viên, sau đó được cử đi học tiếp tại nhạc viện Sophia (Bungary) và lại về nước vừa giảng dạy, vừa tham gia biểu diễn.


Bài “Bèo dạt mây trôi” do ông thể hiện được thu đĩa. Bài “Hồ trên núi” và “Hò biển” trở thành hai bài hát làm nổi danh cả tác giả lẫn người hát. Quang Phác đã được Đài TNVN giới thiệu chương trình riêng của mình hai lần vào các năm 1973, 1980, một lần trên đài phát thanh Campuchia năm 1982 và đã tổ chức một rê-xi-tan (độc diễn) ở Cung văn hóa hữu nghị Việt – Xô, Hà Nội năm 1988 trước đông đảo người hâm mộ.

Quang Phác còn chú ý chọn lọc một số bài nhạc nhẹ mang tính dân tộc và một số bài hát nước ngoài hợp với chất giọng của mình để biểu diễn và đạt được hiệu quả tốt như các bài: “Hương Tràm” (Thuận Yến – Hoài Vũ), “Mặt trời bé thơ”, “Chiếc vòng cầu hôn” (Trần Tiến), “Chuyện tình của biển” (Thanh Tùng), “Nước Nga tổ quốc tôi” (nhạc Liên Xô), “Tổ quốc tôi” (nhạc Bungary)...

Trong giảng dạy, Quang Phác là một giảng viên tận tâm, chịu khó, từng góp phần đào tạo trực tiếp một số tài năng trẻ như: Phan Muôn (Đài TNVN), Thanh Bảng (Đoàn ca múa Nghệ Tĩnh), Hoàng Chè (Đoàn nghệ thuật quân khu II)... và hướng dẫn một thời gian cho Trung Đức (Nhà hát ca múa nhạc Hà Sơn Bình), Thúy Lan (Đài TNVN), Ngọc Khuê (Đoàn nghệ thuật Phòng Không, không quân), Vi Hoa (Đoàn nghệ thuật Bộ đội Biên Phòng)...

Nghệ sĩ Quang Phác chăm sóc người vợ khi đau ốm (ảnh: Nguyễn Văn Thế)

Từ giảng viên khoa thanh nhạc của Học viện âm nhạc quốc gia đến Chủ nhiệm khoa Âm nhạc của trường Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương, ông đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, được đồng nghiệp và học sinh quý mến. Sau khi nghỉ hưu, Quang Phác vẫn được các trường nghệ thuật mời đến giảng dạy, sau đó nhận nhiệm vụ cùng với các nghệ sĩ khác tổ chức biểu diễn và quản lý Đoàn nghệ thuật 19/5.

Là nghệ sĩ ưu tú (1997), từng trực tiếp đào tạo cho các học sinh nước bạn Lào, từng  làm chuyên gia âm nhạc ở Trường Quốc gia nghệ thuật Campuchia, Quang Phác đã góp phần tô đẹp thêm tình hữu nghị quốc tế, kể cả khi ông đi dự liên hoan âm nhạc quốc tế ở Đan Mạch.

Tuy vậy, ông rất vất vả trong hạnh phúc gia đình. Một mình Quang Phác chăm sóc bệnh tình cho vợ và con trai, nhưng ông đã bền bỉ vượt lên tất cả bằng nghị lực của mình. Dòng họ Trần và bà con xã Phú Minh (Sóc Sơn, Hà Nội) rất tự hào bởi quê hương mình đã có một Đảng viên, một thầy giáo, một nghệ sĩ ưu tú Quang Phác.

Khi đương nhiệm cũng như lúc về hưu (2002), Quang Phác rất bận với công việc chung và riêng nên ông không có điều kiện thu thanh và biểu diễn được nhiều. Đó là một thiệt thòi cho cả bản thân ông và công chúng. Nhưng những dấu ấn nghệ thuật của nghệ sĩ ưu tú Quang Phác không dễ nhạt phai trong ký ức những người yêu nghệ thuật một thời. Điều đó có lẽ là phần thưởng quý giá nhất đối với mỗi cuộc đời nghệ sĩ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nghệ sĩ Nhà hát Tuổi Trẻ biểu diễn tại Trường Sa
Nghệ sĩ Nhà hát Tuổi Trẻ biểu diễn tại Trường Sa

(VOV) - Đội nghệ thuật xung kích của Nhà hát Tuổi Trẻ đang có chuyến biểu diễn phục vụ tại huyện đảo Trường Sa từ 5-16/4.

Nghệ sĩ Nhà hát Tuổi Trẻ biểu diễn tại Trường Sa

Nghệ sĩ Nhà hát Tuổi Trẻ biểu diễn tại Trường Sa

(VOV) - Đội nghệ thuật xung kích của Nhà hát Tuổi Trẻ đang có chuyến biểu diễn phục vụ tại huyện đảo Trường Sa từ 5-16/4.

Nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn ghi "dấu ấn" với Jazz
Nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn ghi "dấu ấn" với Jazz

VOV.VN - Liveshow “Dấu Ấn” số 2 về nghệ sĩ Saxophone Trần Mạnh Tuấn diễn ra vào ngày 7/9 đã thành công tốt đẹp.

Nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn ghi "dấu ấn" với Jazz

Nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn ghi "dấu ấn" với Jazz

VOV.VN - Liveshow “Dấu Ấn” số 2 về nghệ sĩ Saxophone Trần Mạnh Tuấn diễn ra vào ngày 7/9 đã thành công tốt đẹp.

NSƯT Trung Hiếu: "Nghệ sĩ phải biết làm mới mình"
NSƯT Trung Hiếu: "Nghệ sĩ phải biết làm mới mình"

(VOV) - Dù không phải là một cái tên “hot” nhưng NSƯT Trung Hiếu là một nghệ sĩ có sức sáng tạo bền bỉ.

NSƯT Trung Hiếu: "Nghệ sĩ phải biết làm mới mình"

NSƯT Trung Hiếu: "Nghệ sĩ phải biết làm mới mình"

(VOV) - Dù không phải là một cái tên “hot” nhưng NSƯT Trung Hiếu là một nghệ sĩ có sức sáng tạo bền bỉ.

Nghệ sĩ piano Trần Thị Tâm Ngọc: Phía trước là một con đường
Nghệ sĩ piano Trần Thị Tâm Ngọc: Phía trước là một con đường

(VOV) - Và chỉ duy nhất con đường âm nhạc, Tâm Ngọc đã đi trên con đường ấy khởi nguồn từ mơ ước của người cha...

Nghệ sĩ piano Trần Thị Tâm Ngọc: Phía trước là một con đường

Nghệ sĩ piano Trần Thị Tâm Ngọc: Phía trước là một con đường

(VOV) - Và chỉ duy nhất con đường âm nhạc, Tâm Ngọc đã đi trên con đường ấy khởi nguồn từ mơ ước của người cha...

Tâm và tài qua góc nhìn nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Á
Tâm và tài qua góc nhìn nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Á

(VOV) - Cuốn sách dày gần 800 trang là tập hợp 4.500 bức ảnh của hơn 400 nhân vật có nhiều cống hiến cho đất nước.

Tâm và tài qua góc nhìn nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Á

Tâm và tài qua góc nhìn nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Á

(VOV) - Cuốn sách dày gần 800 trang là tập hợp 4.500 bức ảnh của hơn 400 nhân vật có nhiều cống hiến cho đất nước.

Nhiều nghệ sĩ phản đối sửa lời Quốc ca
Nhiều nghệ sĩ phản đối sửa lời Quốc ca

Trước đề xuất sửa lời Quốc ca, các nghệ sĩ như nhạc sĩ Phó Đức Phương, Nguyễn Thụy Kha, NSƯT Ánh Tuyết… lên tiếng phản đối.

Nhiều nghệ sĩ phản đối sửa lời Quốc ca

Nhiều nghệ sĩ phản đối sửa lời Quốc ca

Trước đề xuất sửa lời Quốc ca, các nghệ sĩ như nhạc sĩ Phó Đức Phương, Nguyễn Thụy Kha, NSƯT Ánh Tuyết… lên tiếng phản đối.

Truy tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú cho cố nghệ sĩ Văn Hiệp
Truy tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú cho cố nghệ sĩ Văn Hiệp

VOV.VN - Đây là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với những tâm huyết, miệt mài sáng tạo và cống hiến của nghệ sĩ Văn Hiệp.

Truy tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú cho cố nghệ sĩ Văn Hiệp

Truy tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú cho cố nghệ sĩ Văn Hiệp

VOV.VN - Đây là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với những tâm huyết, miệt mài sáng tạo và cống hiến của nghệ sĩ Văn Hiệp.

Nghệ sĩ Thế Sơn qua đời ở tuổi 29
Nghệ sĩ Thế Sơn qua đời ở tuổi 29

Nghệ sĩ Thế Sơn qua đời lúc 1h45 ngày 6/8.

Nghệ sĩ Thế Sơn qua đời ở tuổi 29

Nghệ sĩ Thế Sơn qua đời ở tuổi 29

Nghệ sĩ Thế Sơn qua đời lúc 1h45 ngày 6/8.

Nghệ sĩ Văn Vượng: Học Đại tướng để sống tốt
Nghệ sĩ Văn Vượng: Học Đại tướng để sống tốt

VOV.VN - Với Văn Vượng, kỷ niệm gặp gỡ với Đại tướng luôn in đậm trong tâm trí, để ông vượt lên những khó khăn, cống hiến cho cuộc đời.

Nghệ sĩ Văn Vượng: Học Đại tướng để sống tốt

Nghệ sĩ Văn Vượng: Học Đại tướng để sống tốt

VOV.VN - Với Văn Vượng, kỷ niệm gặp gỡ với Đại tướng luôn in đậm trong tâm trí, để ông vượt lên những khó khăn, cống hiến cho cuộc đời.