Phí tải nhạc: sau 1 tháng thu được... 15 triệu đồng!

(VOV) -Sau hơn 1 tháng thí điểm thu phí tải nhạc, người nghe vẫn nghe thoải mái, người tải vẫn tải dễ dàng mà không tốn đồng nào.

Theo thống kê của Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV), hiện nay, Việt Nam có khoảng 150 website hoạt động ổn định và cho phép tải nhạc trực tuyến. Việc thí điểm thu phí tải nhạc tại 18 webisite từ 1/11/2012, kết quả thu về chỉ vỏn vẹn 15.116.600đ không khỏi khiến mọi người thất vọng.

Số liệu từ đơn vị cung cấp nội dung nhạc số - Tập đoàn MV Crop cho biết, thu về nhiều nhất là Viettel với 7 triệu đồng, đứng thứ hai là Zing với 6 triệu đồng. Đáng ngạc nhiên là website có thị phần lớn thứ hai Việt Nam, NhacCuaTui chỉ thu về có 36.000 đồng… Nếu tính trung bình 1.000 đồng/bài hát thì trong một tháng chỉ có hơn 15.000 lượt tải. So với những ca khúc hit có thể kiếm được hàng triệu lượt xem trên Youtube như “Chuyện như chưa bắt đầu” của Mỹ Tâm (hơn 5 triệu lượt xem) hay “Nếu như anh đến” của ca sĩ trẻ Văn Mai Hương (gần 2 triệu lượt xem) thì con số này thể hiện sự thất bại bước đầu của các đơn vị tham gia kinh doanh nhạc số.

Vẫn là bất cập từ nhà cung cấp

Trước thời điểm thu phí tải nhạc, đại đa số người dân đều nghi ngờ tính khả thi của việc thu phí. Nhiều tranh cãi nổ ra về vấn đề tác quyền và việc ăn chia giữa các nhà cung cấp và giới nghệ sĩ. Tuy nhiên, khi chấp nhận việc thu phí tải nhạc là một điều bắt buộc, đi theo xu hướng tất yếu của thế giới thì chính những bất cập từ nhà cung cấp lại ngăn trở người nghe thực hiện quyền lợi của mình.

Dự định bán ra tổng số 45.000 ca khúc tiếng Việt trong thời gian tới, đó không phải là những ca khúc đang thịnh hành, được giới trẻ yêu thích mà là những bản nhạc có sẵn trong kho lưu trữ của RIAV. Đa phần người nghe nhạc trên mạng là giới trẻ nhưng chỉ thu về 15 triệu trong hơn một tháng cũng minh chứng cho việc, các đơn vị cung cấp bỏ qua nhu cầu, thị hiếu của người trẻ mà cố kiếm lợi từ những ca khúc “xưa” đã có đầy đủ tác quyền.

Trang Zing Store của mp3zing, tập hợp các album thu phí tải nhạc

Bên cạnh đó, việc thanh toán phí nhạc cũng gây ra cho người nghe nhiều khó khăn. Theo ông Phùng Tiến Công, Phó Tổng giám đốc MV Crop - đơn vị cung cấp nội dung nhạc số - thì: “Mỗi một đơn vị sẽ xây dựng hệ thống thanh toán khác nhau, đưa ra nhiều lựa chọn cho người nghe. Chỉ cần tạo một tài khoản và nạp tiền vào đó là có thể tải nhạc dễ dàng”. Tuy nhiên, chính việc mỗi website áp dụng một hình thức thanh toán khác nhau lại khiến cho người nghe bối rối.

Hiện nay, hình thức thanh toán phổ biến nhất là thông qua thẻ cào điện thoại, thẻ ATM (Zing, Nhaccuatui…), hoặc trực tiếp qua tài khoản điện thoại (goMusic, Keeng.vn). Cá biệt tại Nhacvui.vn, người dùng phải thanh toán qua một loại tiền ảo tại Baokim.vn hay Nganluong.vn. Không có hướng dẫn cụ thể cho từng cách thức thanh toán, việc liên kết với các trang mạng di động như Viettel, Mobiphone… còn nhiều mập mờ. Với nhiều người nghe còn chưa quen sử dụng hệ thống thanh toán trực tuyến thì họ sẽ không sẵn sàng vừa bỏ tiền lại vừa mua “rắc rối” về cho mình.

Ngoài ra, việc xuất hiện đồng thời những bản nhạc có nội dung tương tự nhưng lại miễn phí tải khiến người nghe tiếp tục… hoang mang. Ngoại trừ Zing đưa bài hát vào riêng mục Zing Store, Nhacvui.vn đưa riêng vào mục Tải nhạc thì hầu hết các website khác vẫn để lẫn lộn bài hát có thu phí và bài nhạc thường. Sự lộn xộn đó vừa tạo điều kiện cho người nghe không ý thức có thể lách luật mà cũng gây khó khăn trong việc quản lý của các nhà cung cấp.

Chất lượng bản nhạc tải về cũng là một vấn đề. Mặc dù đơn vị cung cấp nhạc số MV Crop đã cam kết đưa ra chất lượng tốt nhất, kèm với đó là thông tin đính kèm để tương xứng với mức giá người nghe phải trả nhưng điều này vẫn chưa thực hiện được. 100 album bán thử nghiệm ban đầu đều là những album khá cũ và có nhiều bản nhạc không đảm bảo chất lượng (chỉ có 128kbs so với 320kbs). Việc buôn bán không ngay thẳng này khiến người nghe có ý thức mất niềm tin vào nhà cung cấp ngay từ những bước ban đầu.

15 triệu và tác quyền…?

Ở Việt Nam, để khuyến khích các website và đơn vị phân phối trong thời gian đầu còn gặp nhiều khó khăn thì MV Crop đã đề nghị một tỉ lệ chia là 55% cho tác quyền và 45% cho các website. Trên thực tế, các nhạc sĩ đều mong mỏi việc thu phí có thể thực hiện được bởi âm nhạc là sản phẩm được làm ra bởi mồ hôi, công sức của không chỉ các nhạc sĩ mà còn các ca sĩ, người phối khí… Khi âm nhạc trở thành thương phẩm vì không vì lý do gì, lại lờ tịt đi tác quyền và quyền liên quan.

NSND Thanh Hoa đã từng bức xúc: “Nghệ sĩ đi mua mớ rau cũng phải trả tiền cho người lao động. Vậy tại sao người nghe lại không trả tiền cho sức lao động của các nghệ sĩ? Đó là điều vô lý, giống như là bắt nạt nghệ sĩ vậy”. Phát động chương trình “Nghe có ý thức” và được nhiều nghệ sĩ ủng hộ nhưng không ít người trong ngành và nhạc sĩ Quốc Trung tỏ ra bi quan về vấn đề hoàn trả tác quyền. Chính nhạc sĩ Quốc Trung từng gay gắt: “Thu phí là sự thoả hiệp mập mờ trong việc hợp thức hoá hành động sai trái nhiều năm qua của những trang web”.

Các nghệ sĩ cùng hưởng ứng hành động "Nghe có ý thức"

Không những thế, việc cho nghe miễn phí mà chỉ thu phí khi tải nhạc cũng tạo nên nhiều bức xúc từ các nghệ sĩ. Nỗ lực của các nghệ sĩ trong việc xây dựng ý thức của người nghe ngược lại với những việc mà các nhà cung cấp nhạc số đang làm. Chính nhạc sĩ Quốc Trung cũng thừa nhận: “người nghe vẫn có thể nghe miễn phí thì chẳng tội gì phải tải về cho nặng máy”. Tác quyền vẫn bị xâm phạm trắng trợn và người nghe vẫn thỏa mãn với những bản nhạc tải phi pháp và nghe công sức của nghệ sĩ một cách miễn phí.

Ở nước ngoài, các trang bán nhạc chỉ cho nghe một đoạn nhỏ, nếu muốn nghe cả bài thì phải trả tiền và tải nhạc về. Ông Phùng Tiến Công cho biết: “Việt Nam sắp tới cũng sẽ theo hướng này. Đây là một bước trong lộ trình mà chắc chắn phải thực hiện”. Thế nhưng, còn gần 1 tháng nữa là tới ngày thu phí nhạc số chính thức trên 7 website Zing, Nhaccuatui, Nhac.vui, Keeng, Music, Go, Yeucahat (1/1/2013) mà việc thu phí vẫn không cho thấy dấu hiệu khả quan. 15 triệu cho hơn một tháng và số tiền các tác giả nhận được vẫn chỉ là biểu trưng mang tính khích lệ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thu phí tải nhạc từ 1/11: liệu có bắt cóc bỏ đĩa?
Thu phí tải nhạc từ 1/11: liệu có bắt cóc bỏ đĩa?

(VOV) - Nhiều người cho rằng việc này là khó thực hiện. Nếu thu được tiền thì việc phân chia lợi nhuận cũng sẽ gây nhiều tranh cãi.

Thu phí tải nhạc từ 1/11: liệu có bắt cóc bỏ đĩa?

Thu phí tải nhạc từ 1/11: liệu có bắt cóc bỏ đĩa?

(VOV) - Nhiều người cho rằng việc này là khó thực hiện. Nếu thu được tiền thì việc phân chia lợi nhuận cũng sẽ gây nhiều tranh cãi.

Thu phí dịch vụ tải nhạc trực tuyến từ ngày 1/11
Thu phí dịch vụ tải nhạc trực tuyến từ ngày 1/11

Các chuyên gia cho rằng, để chấm dứt tình trạng vi phạm bản quyền, đã đến lúc các websites và dịch vụ âm nhạc trực tuyến trên di động cần đồng loạt thu phí tải nhạc.

Thu phí dịch vụ tải nhạc trực tuyến từ ngày 1/11

Thu phí dịch vụ tải nhạc trực tuyến từ ngày 1/11

Các chuyên gia cho rằng, để chấm dứt tình trạng vi phạm bản quyền, đã đến lúc các websites và dịch vụ âm nhạc trực tuyến trên di động cần đồng loạt thu phí tải nhạc.

“Nghe có ý thức” để hình thành văn hóa nghe nhạc
“Nghe có ý thức” để hình thành văn hóa nghe nhạc

(VOV) - Đây là ý thức, trách nhiệm của người dân và đồng thời để các nhạc sĩ có trách nhiệm hơn với chính sản phẩm của mình.

“Nghe có ý thức” để hình thành văn hóa nghe nhạc

“Nghe có ý thức” để hình thành văn hóa nghe nhạc

(VOV) - Đây là ý thức, trách nhiệm của người dân và đồng thời để các nhạc sĩ có trách nhiệm hơn với chính sản phẩm của mình.

NS Quốc Trung: "Thu phí nhạc số mập mờ sẽ không có tác dụng"
NS Quốc Trung: "Thu phí nhạc số mập mờ sẽ không có tác dụng"

(VOV) - Nhạc sỹ Quốc Trung cho rằng, việc thu phí nhạc số nửa vời từ ngày 1/11/2012 là một sự thỏa hiệp mập mờ và không có nhiều tác dụng.

NS Quốc Trung: "Thu phí nhạc số mập mờ sẽ không có tác dụng"

NS Quốc Trung: "Thu phí nhạc số mập mờ sẽ không có tác dụng"

(VOV) - Nhạc sỹ Quốc Trung cho rằng, việc thu phí nhạc số nửa vời từ ngày 1/11/2012 là một sự thỏa hiệp mập mờ và không có nhiều tác dụng.

Thu phí nhạc số: Hy vọng vào ý thức người nghe
Thu phí nhạc số: Hy vọng vào ý thức người nghe

(VOV) -Việc thu phí nhạc số gây nhiều tranh cãi vì cách làm chưa triệt để song là bước đi đáng khích lệ.

Thu phí nhạc số: Hy vọng vào ý thức người nghe

Thu phí nhạc số: Hy vọng vào ý thức người nghe

(VOV) -Việc thu phí nhạc số gây nhiều tranh cãi vì cách làm chưa triệt để song là bước đi đáng khích lệ.