Nhà văn Chu Phác và những trang viết về Điện Biên Phủ

VOV.VN - Những trang văn của Thiếu tướng Nguyễn Chu Phác được ông viết từ kí ức về giai đoạn chiến đấu ác liệt ở Điện Biên Phủ.

Như một sự tri ân thầm lặng, không chỉ tự bỏ những đồng tiền túi và quỹ thời gian ít ỏi của mình khi đã nghỉ hưu để đi tìm đồng đội, nhà văn Nguyễn Chu Phác cũng dành riêng cho mình những trang văn từ kí ức về những ngày tháng chiến đấu ác liệt ở Điện Biên Phủ. Khi đọc những trang hồi kí, tiểu thuyết được viết từ Điện Biên, có người nói “nặng nghĩa tri ân là một phẩm chất không thể thiếu đối với những người lính đã kinh qua và dạn dày trận mạc như nhà văn - Thiếu tướng Chu Phác”.

Đã hơn 60 năm trôi qua kể từ ngày người lính trẻ Nguyễn Chu Phác được điều động hành quân bí mật lên Điện Biên Phủ, chuẩn bị cho chiến dịch. Trong ngôi nhà đượm màu thời gian trên phố nhà binh Lý Nam Đế (Hà Nội), bài hát “One day when we were young” thỉnh thoảng lại vang lên. “Một ngày - khi chúng ta còn trẻ” cũng chính là nội dung bài hát, đưa người lính trẻ năm xưa trở về với những ngày tháng hào hùng cùng đồng đội trong chiến dịch lịch sử.

Nhà văn - Thiếu tướng Nguyễn Chu Phác 

Khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, người lính Điện Biên ngày ấy mới cầm bút viết văn. Từ tác phẩm đầu tiên “Đồng chí tân binh Điện Biên Phủ” được in trên báo quân đội năm 1956 đến “55 ngày bão táp”, “Đồng đội”, “Trong chiến hào Điện Biên”, tiểu thuyết “Noong Nhai-Hồng Cúm”, “Tiếng gọi”, nhà văn Chu Phác đã ghi lại kí ức từ những chiến hào, những gương mặt đồng đội và cả những trận đánh khốc liệt, sự hi sinh của những người lính chỉ vừa tròn mười chín đôi mươi.

Trong tác phẩm mới nhất của ông - truyện kí “Những anh hùng trên đồi A1”, nhà văn Nguyễn Chu Phác nhớ lại kỉ niệm về những đồng đội, mà có những người như ông nói: “Tôi biết ơn họ suốt đời, nhờ họ mà tôi sống và trưởng thành như hôm nay”. Đó là chiến sĩ Hà Ngọc Giá, hi sinh khi lấy thân mình chèn pháo... Đó là 3 “trận đánh nhớ đời” mà người lính trẻ có những phút giây tưởng như cận kề cái chết. Sau này ông có dịp trao đổi nhiều với tiểu đoàn trưởng Nguyễn Dũng Chi và tiểu đoàn trưởng Vũ Đình Hòe của Trung đoàn 174, những người trực tiếp chỉ huy trận đánh đồi A1 mới biết: khi Bộ chỉ huy quyết định đặt gần 1 tấn bộc phá để tấn công địch, các chiến sĩ của ta đã anh dũng nhận nhiệm vụ như thế nào.

Từ câu chuyện được nghe, nhà văn Chu Phác kể lại: “Các anh nghĩ, nếu 1.000 cân bộc phá không nổ thì làm thế nào? Có một anh trung đội phó tên là Bùi Hữu Hữu đứng lên, nói “nếu tình huống không nổ thì tôi sẽ mang 10kg bộc phá đầy đủ kíp, nụ xòe, đứng tại đấy giật ngay cho nó nổ để kích 1.000 cân bộc phá kia. Như vậy chỉ mình tôi chết nhưng cứu được bao nhiêu người khỏi chết”. Một chiến sĩ tên là Mậu của trung đội phó Hữu thấy như vậy cũng nói “nếu vậy thì em cũng xung phong được như anh, nếu như bộc phá của anh không nổ thì đã có em”. Họ dám nhận hi sinh về phần mình và biết rằng sẽ chết, nhưng không những không hề từ chối nhiệm vụ mà còn dám nhận sự hi sinh về mình”. 

Nhà văn Nguyễn Chu Phác thời trẻ- khi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Những trang văn của nhà văn Chu Phác như những kí ức được gợi lại từ dòng tâm tưởng. Tâm huyết của ông hướng về những người chiến sĩ Điện Biên năm xưa, bằng giọng kể chân thực, tự hào. Ông luôn cố gắng kể lại những tình huống, sự kiện một cách chi tiết về sự hi sinh của đồng đội, bởi ông nghĩ rằng, chiến tranh luôn là sự đổ máu, chiến thắng chưa bao giờ dễ dàng đối với người nằm xuống và cả những người may mắn trở về hôm nay. Có lẽ vì thế, đối với nhà văn Chu Phác, đi tìm đồng đội hay viết văn cũng là một nghĩa cử, nhưng cũng là một quá trình tìm lại chính mình.

Ông cho biết, chiến tranh là vậy, có những trận đánh bất ngờ, bị lãng quên. Nhớ về trận đánh đêm ngày 15/3/1954, ông kể sau ngày chiến thắng, chúng tôi trở lại chiến trường xưa tìm kiếm hài cốt đồng đội. Riêng trận đánh ngày 15/3/1954 đó, hàng trăm chiến sĩ, cán bộ của Trung đoàn 57 đã nằm lại trong chiến hào ở đầu bản Noong Nhai: “Quân ta đào hào suốt đêm nên rất mệt. Theo lệnh trên, đại đội của anh Bách, anh Dục phải dừng lại đấy để ngăn chặn giữa Mường Thanh và Hồng Cúm, còn đơn vị của tôi được về nghỉ. Đêm tối chúng bí mật, đánh úp lúc quân mình đang ngủ. Cả đại đội nằm dưới chiến hào - chưa có hố chiến đấu, mới chỉ là hàm ếch thôi. Lúc đó được lệnh chi viện thì đơn vị tôi đến. Tiến dọc chiến hào thì nó bắn xuyên táo không tiến được, trên mặt đất thì có 3 xe tăng bắn liên tiếp, trên nhà sàn chúng đặt khẩu đại liên bắn chúc xuống. Mình chạy dưới giao thông hào thì nó bắn chúc vào đầu”.

Đối với Điện Biên Phủ, như một sự tình cờ, nhà văn Hữu Mai từng viết: “Cao điểm cuối cùng” - nơi mặt trận phía Đông, nhà văn Hồ Phương có tác phẩm “Cánh đồng phía Tây”, còn nhà văn Chu Phác viết tiểu thuyết “Noong Nhai-Hồng Cúm”- mặt trận phía Nam. Riêng ông, khi cầm bút luôn tâm niệm: lịch sử có nhiều góc nhìn. Khi viết về Điện Biên, về cuộc kháng chiến của quân và dân ta, ông mong muốn viết lại những điều mình trải qua với tất cả tấm lòng và sự trân trọng lịch sử. Do vậy, dù tuổi đã cao nhưng ngày ngày, ông vẫn cặm cụi bên bàn làm việc, vẫn say sưa viết, say sưa nghiên cứu và tiếp tục hành trình đi tìm đồng đội.

Một phần kí ức không nhỏ và không bao giờ quên với nhà văn, Thiếu tướng Nguyễn Chu Phác là Điện Biên, những kí ức đó được ông viết lại qua những tác phẩm văn học của mình

Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Đặng Vũ Minh - Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học Kĩ thuật Việt Nam, một người bạn của nhà văn cho biết: “Phải nói khi tiếp xúc với nhà văn Chu Phác, biết ông là con người tham gia quân đội từ lúc trẻ, đã kinh qua cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, sau đó là tác giả của nhiều tác phẩm được nhiều người biết đến, tôi hết sức cảm phục. Nay tuổi đã cao nhưng ông vẫn đem theo ngọn lửa của Điện Biên, và đấy là điều thế hệ trẻ cần học tập. Quan trọng nhất của một tác phẩm để lại có lẽ có nhiều mặt nhưng quan trọng nhất sau khi đọc xong, người ta phải rút cho mình bài học gì và để cho con người ta hiểu được những điều tốt lành hơn. Chính những cuốn sách nhà văn Chu Phác viết nên đã giúp cho tôi những điều đó”.

Năm xưa, bên chiến hào, người lính Chu Phác chưa từng nghĩ mình sẽ là một nhà văn. Bởi chiến tranh quá ác liệt, bên cạnh những đồng đội thì món quà tuyệt vời nhất là một vài cuốn tiểu thuyết trong ba lô, mang theo những đợt hành quân. Giấy, bút hoàn toàn không có. Đến khi kết nạp Đảng ở Điện Biên, những lời thề được ghi lại trên vỏ bao thuốc lá cùng mẩu bút chì nho nhỏ. Nhưng có lẽ, bởi có những giây phút thiêng liêng ấy, nhà văn mới có thể cầm bút trong ngày đất nước hòa bình. Một phần kí ức không nhỏ và không bao giờ quên, đó là Điện Biên. Dù cho ra đời hàng chục đầu sách lớn, nhỏ nhưng chừng đó vẫn chưa bao giờ đủ, chưa bao giờ nguôi ngoai với một người lính như ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hiến tặng hiện vật cho bảo tàng về Điện Biên Phủ
Hiến tặng hiện vật cho bảo tàng về Điện Biên Phủ

VOV.VN - Hơn 203 hiện vật đa dạng về chất liệu cùng hơn 80 tài liệu giấy đã được hiến tặng cho Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Hiến tặng hiện vật cho bảo tàng về Điện Biên Phủ

Hiến tặng hiện vật cho bảo tàng về Điện Biên Phủ

VOV.VN - Hơn 203 hiện vật đa dạng về chất liệu cùng hơn 80 tài liệu giấy đã được hiến tặng cho Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Tái hiện chiến dịch Điện Biên Phủ trong...90 phút
Tái hiện chiến dịch Điện Biên Phủ trong...90 phút

VOV.VN -Trong chương trình, công chúng sẽ là người đang tham gia chiến dịch, chứng kiến thời khắc lịch sử chứ không phải đến xem nghệ thuật.

Tái hiện chiến dịch Điện Biên Phủ trong...90 phút

Tái hiện chiến dịch Điện Biên Phủ trong...90 phút

VOV.VN -Trong chương trình, công chúng sẽ là người đang tham gia chiến dịch, chứng kiến thời khắc lịch sử chứ không phải đến xem nghệ thuật.

"Khúc tráng ca về chiến sĩ Điện Biên" của họa sĩ Nguyễn Sáng
"Khúc tráng ca về chiến sĩ Điện Biên" của họa sĩ Nguyễn Sáng

VOV.VN - Bức tranh sơn mài “Kết nạp Đảng ở chiến hào Điện Biên Phủ” với đề tài cách mạng đã khẳng định tài năng của họa sĩ Nguyễn Sáng.

"Khúc tráng ca về chiến sĩ Điện Biên" của họa sĩ Nguyễn Sáng

"Khúc tráng ca về chiến sĩ Điện Biên" của họa sĩ Nguyễn Sáng

VOV.VN - Bức tranh sơn mài “Kết nạp Đảng ở chiến hào Điện Biên Phủ” với đề tài cách mạng đã khẳng định tài năng của họa sĩ Nguyễn Sáng.

Ra mắt truyện ký “Những anh hùng trên đồi A1”
Ra mắt truyện ký “Những anh hùng trên đồi A1”

VOV.VN - Thiếu tướng – nhà văn Nguyễn Chu Phác vừa cho ra mắt tác phẩm truyện ký về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Ra mắt truyện ký “Những anh hùng trên đồi A1”

Ra mắt truyện ký “Những anh hùng trên đồi A1”

VOV.VN - Thiếu tướng – nhà văn Nguyễn Chu Phác vừa cho ra mắt tác phẩm truyện ký về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Ra mắt bộ sách kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
Ra mắt bộ sách kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

VOV.VN - Bộ sách “Kỉ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ” gồm 15 tập, mỗi tập sách là một nội dung riêng biệt.

Ra mắt bộ sách kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Ra mắt bộ sách kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

VOV.VN - Bộ sách “Kỉ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ” gồm 15 tập, mỗi tập sách là một nội dung riêng biệt.

Thiết kế bộ tem 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
Thiết kế bộ tem 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ tem bưu chính “Kỷ niệm 60 chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2014)” gồm 1 mẫu tem có giá mặt 3.000 đồng.

Thiết kế bộ tem 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Thiết kế bộ tem 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ tem bưu chính “Kỷ niệm 60 chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2014)” gồm 1 mẫu tem có giá mặt 3.000 đồng.

Ra mắt hồi kí “Người lính Điện Biên kể chuyện”
Ra mắt hồi kí “Người lính Điện Biên kể chuyện”

VOV.VN - Cuốn hồi kí của nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn là những câu chuyện mộc mạc, chân thực về những người lính Điện Biên.

Ra mắt hồi kí “Người lính Điện Biên kể chuyện”

Ra mắt hồi kí “Người lính Điện Biên kể chuyện”

VOV.VN - Cuốn hồi kí của nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn là những câu chuyện mộc mạc, chân thực về những người lính Điện Biên.