Phan Quang – Người kể chuyện “Nghìn lẻ một đêm” bằng tiếng Việt

VOV.VN -Câu thần chú “Vừng ơi mở ra” cho tôi được đi cùng cuốn sách nhan đề “Nghìn  lẻ một đêm" và văn minh A-rập”.

Tôi (tác giả bài viết) chọn tên bài “Vừng ơi- mở ra” để bắt đầu kể về cuốn sách mới nhất của nhà văn - dịch giả Phan Quang. Nhiều thế hệ trẻ Việt Nam đều biết đến câu thần chú quen thuộc này của chàng thiếu niên mới lớn Alibaba trong truyện “Alibaba và 40 tên cướp”. “Vừng ơi mở ra” cho tôi được đi cùng cuốn sách nhan đề “Nghìn  lẻ một đêm và văn minh A-rập”. Và nếu bạn nào có ước mơ được hiểu các câu chuyện của nàng Sheherazade , thì xin hãy cùng tôi “bay” cùng cuốn sách dày gần 250 trang (khổ 14x22,5) này. Có nhiều điều lý thú đang chờ chúng ta.


Bộ truyện “Nghìn lẻ một đêm” mà Phan Quang nói đến chính là bản dịch ra tiếng Pháp của nhà văn Antoine Galland, được ông chuyển ngữ sang tiếng Việt vào những năm 70 của thế kỷ trước (đến 2013 đã được tái bản lần thứ 30). Đó là truyện của một người con gái (nàng Sheherazade) tài sắc vẹn toàn, thông minh rất mực, đã không quản hiểm nguy, dám hy sinh tấm thân ngà ngọc của mình để cứu các bạn gái khỏi cái chết bi thương do một bạo chúa gây ra để trả thù việc ông ta bắt gặp người vợ mình đi ngoại tình.

“Nghìn lẻ một đêm” là… cái gì? Đó là nội dung đầu tiên mà Phan Quang muốn nói cùng bạn đọc. Ông đã dày công tìm xem các nhà văn lớn trên thế giới nói về bộ truyện. Bắt đầu từ người đã “sáng tác” lại “Nghìn lẻ một đêm” bằng tiếng Pháp - dịch giả Antoine Galland, đến Đại văn hào Nga M.Gorki đầu thế kỷ 20, nhà văn Mỹ La tinh nổi tiếng Gabriel G.Marquez…

Ông trích dẫn lời của nhà văn Gaston Picard (1892-1962): “Sau đêm 1001, bạo chúa Sharia thỏa mãn và hài lòng, ra lệnh ân xá cho nàng  Sheherazade. Thế là một cuốn sách bậc thầy ra đời, một cuốn sách của những cuốn sách, một chuyện kể của những câu chuyện kể. Quả vậy, chỉ có một cuốn sách thôi mà làm bằng nhiều cuốn sách, chỉ  một câu chuyện thôi nhưng lại gồm nhiều câu chuyện, gắn kết với nhau bằng một sợi dây nối truyện đầu với truyện hai, truyện ba, truyện mười, truyện một trăm. Sợi dây thắt nút chặt chẽ tựa các đốt xương con rắn, co dãn như cao su, đầy tưởng tượng như tùy ngẫu hứng, nhưng cuối cùng vẫn có một sợi dây”.

Khẳng định trong “Nghìn lẻ một đêm” có nhiều truyện nội dung vay mượn từ cổ tích các dân tộc khác “chứ không phải riêng của người A-rập”, Phan Quang khép lại phần này với nhận định của Viện Arab toàn cầu (IMA) Paris: “Thiên tuyệt tác ấy xưa đã tạo lập mối liên hệ giữa phương Đông và phương Tây, và nay vẫn tiếp tục tác động như một chứng nhân văn hóa duy nhất”.

Để giúp bạn đọc  hiểu rõ hơn về bộ truyện, Phan Quang tiếp tục dẫn dắt chúng ta đến với thế giới A-rập và thế giới của “Nghìn lẻ một đêm” bằng các nội dung nhỏ:

- A-rập và người A-rập, họ là ai?

- Phác họa chân dung nhà sáng lập đạo Hồi (Mohamed)

- Đời sống tình cảm của đấng tiên tri (Mohamed)

- Tinh túy Phật giáo ở người A-rập

- Khởi nguồn là những  truyện kể dân gian

- Một thể loại văn học

- Một hiện thực khác của đạo Hồi

- Khoa học A-rập thời Trung đại


Từ những nội dung này, cho thấy “Nghìn lẻ một đêm” có nhiều câu chuyện thiên về giáo dục lối sống ở đời, người được xã hội kính trọng là người làm ăn chuyên cần mà vẫn biết cách vui chơi, giải trí khi cần, thành thạo trong hoan lạc song không sa đà vào lãng phí xa hoa… thanh niên không nên chỉ ngồi hưởng lạc mà chẳng làm bất cứ công việc gì, cho dù bỗng chốc được thừa kế một khối tài sản khổng lồ do ông cha để lại... Các câu chuyện được lưu hành ở nhiều nơi được các cây bút tại chỗ chép thành văn. Và điều đó cho thấy công lao to lớn của Antoine Galland khi ông đã làm cho các tác phẩm vốn chỉ lưu truyền rộng rãi trong phạm vi Trung Đông, thông qua tiếng Pháp lan khắp Tây Âu và từ đây chu du nhiều lục địa, trở thành gạch nối văn hóa Đông và Tây.

Dịch giả Phan Quang khẳng định: Người A-rập theo đạo Hồi coi “Nghìn lẻ một đêm” như một cuốn sách mang tính giáo dục. Bộ truyện phản ánh một hiện thực Hồi giáo rất khác biệt so với hình ảnh về đạo Hồi phổ biến trong suy nghĩ của phần đông nhân dân thế giới ngày nay… Các truyện đều bàng bạc tinh thần nhân văn sâu sắc. Đó là tiếng hát tôn vinh lao động cần cù,t inh thần quật khởi của con người vượt qua trở ngại, khó khăn. Đó là lời ca ngợi tự do, quyền tự do của con người được yêu đương, được mưu cầu hạnh phúc và được sống thoải mái… vượt lên mọi luật lệ khắc nghiệt của triều đình và của tôn giáo.

Đến bây giờ, có thể khẳng định tại Việt Nam, nhà văn Phan Quang là người am hiểu nhất về bộ truyện “Nghìn lẻ một đêm”. Cuốn sách “Nghìn lẻ một đêm và văn minh A Rập” của ông thực sự là một công trình nghiên cứu khoa học mà bất cứ một nghiên cứu sinh nào nghiên cứu về văn hoá A-rập mong ước thực hiện. Hơn một nửa số trang của cuốn sách này, ông  dành cho phần Phụ lục trong đó có những nội dung thoạt nghe đã tò mò muốn đọc: “Từ gốc A-rập trong ngôn ngữ Pháp (và từ đó xuất hiện ở tiếng Việt), “Trạng Quỳnh và Avicenne”, “Một phụ nữ Hồi giáo vào Viện Hàn lâm Pháp”, “Sự khác biệt giữa người Pháp và người Thổ Nhĩ Kỳ”…

Cũng là để nhắc với người đọc bộ truyện “Nghìn lẻ một đêm”, tác giả cho in đoạn kết của bộ truyện: “Đêm 10001”, cái đêm mà nhà vua quyết định “đại xá” cho nàng Sheherazade và cưới nàng làm vợ. Một bức thư của nhà văn Antoine Galland – người đã chuyển ngữ ra tiếng Pháp bộ truyện A-rập này, “Thư gửi hầu tước phu nhân D’O” kể về việc ông đang dịch “Nghìn lẻ một đêm”, cùng niên biểu tóm tắt cuộc đời của ông.

Nhà văn Phan Quang có một tập sách du ký nhan đề “Thơ thẩn Paris”. Ở trong tập sách  mới này, ông tiết lộ: những lần đi Pháp, ông đã dành nhiều thời gian để tìm mua những bản in tiếng Pháp bộ “Nghìn lẻ một đêm” và đến nay cũng có được những bản in quý hiếm. “Thơ thẩn Paris” là vậy. Cũng vui thay, bản in quý nhất lại là “quà tặng” của một bà đồng nát dạo quanh Hồ Gươm.

Năm 2013,nhà xuất bản Kim Đồng và Nhà xuất bản Văn học cùng tái bản hai bộ truyện cổ do Phan Quang chuyển ngữ từ tiếng Pháp ra tiếng Việt: “Nghìn lẻ một đêm” của Antoine Galland, và “Nghìn lẻ một ngày” của Francois Pestis de la Croix. Đây là lần tái bản thứ 30 và thứ 10 của hai cuốn sách này, cho thấy nhiệt tình của bạn đọc Việt Nam  đối với những tác phẩm này.

Soạn cuốn “Nghìn lẻ một đêm và văn minh A Rập” với nhiều tranh ảnh quý hiếm, Phan Quang chọn Nhà xuất bản Kim Đồng để phát hành. Đấy là cả một dụng tâm của một học giả uyên thâm về “Nghìn lẻ một đêm”. Trong “Lời thưa” nơi đầu sách, ông viết “Tôi vốn say mê Nghìn lẻ một đêm từ ngày còn bé, và khi bắt tay chuyển từ tiếng Pháp sang tiếng Việt bản của Antoine Galland vào những năm 70 của thế kỷ trước, tôi đọc tất cả những gì gặp được có liên quan đến bộ truyện cổ. Với phương châm “Đọc có ghi mới hiểu”, tôi kiên trì ghi chép. Gặp đâu chép đó một số điểm tâm đắc kèm theo cảm nhận của mình, cũng có lúc nhìn rộng ra chút ít để yên tâm là mình hiểu đúng. Nhân đến lúc vượt qua cái mốc 85 mùa xuân, tôi dành ít thời gian còn lại, sắp xếp chỉnh lý một vài thứ ghi chép cho tương đối lớp lang. Nếu những trang này có cung cấp được một số thông tin và giúp bạn vài khoảnh khắc thư giãn, đối với tôi vậy là thỏa nguyện lắm rồi”.

Trong lúc đọc cuốn sách này, người viết bài này có cuộc trao đổi ngắn với một nhà báo trẻ về “Trẻ em Việt Nam học Sử”. Người bạn tôi quan niệm “Nên chỉ cho các em cách học sử nói riêng, học các kiến thức khác nói chung bằng việc chỉ cho các bạn trẻ biết tìm ở đâu, tìm như thế nào”… Nếu ai muốn hiểu về bộ truyện “Nghìn lẻ một đêm”, thì nên tìm đọc cuốn sách “Nghìn lẻ một đêm và văn minh A Rập”. Các bậc phụ huynh cũng đừng ngại con em mình còn nhỏ quá mà không cho làm quen với bộ truyện “Nghìn lẻ một đêm”. Đọc ngay bây giờ kẻo lớn lên không có thời gian đọc.

Tấm thảm bay vẫn tiếp tục bay trên  những sa mạc, những núi cao để đưa các bạn đên với những”phiên chợ Ba Tư” đầy sắc màu, âm thanh sôi động./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ra mắt "Truyện cổ tích nổi tiếng" song ngữ Việt-Anh
Ra mắt "Truyện cổ tích nổi tiếng" song ngữ Việt-Anh

VOV.VN -Cuốn sách tập hợp những tác phẩm kinh điển, nhận được nhiều tình cảm của trẻ em Việt Nam, cũng như các thế hệ phụ huynh...

Ra mắt "Truyện cổ tích nổi tiếng" song ngữ Việt-Anh

Ra mắt "Truyện cổ tích nổi tiếng" song ngữ Việt-Anh

VOV.VN -Cuốn sách tập hợp những tác phẩm kinh điển, nhận được nhiều tình cảm của trẻ em Việt Nam, cũng như các thế hệ phụ huynh...

Giới thiệu hát chèo cho trẻ em bằng cổ tích vui
Giới thiệu hát chèo cho trẻ em bằng cổ tích vui

Tính chất giáo dục thông qua các thông điệp từ vở diễn sẽ giúp trẻ em dễ tiếp nhận hơn.

Giới thiệu hát chèo cho trẻ em bằng cổ tích vui

Giới thiệu hát chèo cho trẻ em bằng cổ tích vui

Tính chất giáo dục thông qua các thông điệp từ vở diễn sẽ giúp trẻ em dễ tiếp nhận hơn.

Chiếu phim cổ tích Grimm miễn phí tại Hà Nội
Chiếu phim cổ tích Grimm miễn phí tại Hà Nội

(VOV) - Trong tuần lễ phim Đức diễn ra vào giữa tháng 1 sẽ có các phim cổ tích Grimm được dựng lại mới dành cho trẻ em.

Chiếu phim cổ tích Grimm miễn phí tại Hà Nội

Chiếu phim cổ tích Grimm miễn phí tại Hà Nội

(VOV) - Trong tuần lễ phim Đức diễn ra vào giữa tháng 1 sẽ có các phim cổ tích Grimm được dựng lại mới dành cho trẻ em.

Cù Trọng Xoay làm đạo diễn “Cuội sau cổ tích”
Cù Trọng Xoay làm đạo diễn “Cuội sau cổ tích”

(VOV) - “Cuội sau cổ tích” là vở kịch dành cho thiếu nhi do Cù Trọng Xoay làm đạo diễn sắp ra mắt khán giả nhí.

Cù Trọng Xoay làm đạo diễn “Cuội sau cổ tích”

Cù Trọng Xoay làm đạo diễn “Cuội sau cổ tích”

(VOV) - “Cuội sau cổ tích” là vở kịch dành cho thiếu nhi do Cù Trọng Xoay làm đạo diễn sắp ra mắt khán giả nhí.

Snow White & The Huntsman- câu chuyện cổ tích kinh điển
Snow White & The Huntsman- câu chuyện cổ tích kinh điển

“Snow White & The Huntsman”- phim hành động, viễn tưởng và phiêu lưu của Mỹ sẽ ra mắt độc giả Việt Nam từ ngày 1/6/2012.

Snow White & The Huntsman- câu chuyện cổ tích kinh điển

Snow White & The Huntsman- câu chuyện cổ tích kinh điển

“Snow White & The Huntsman”- phim hành động, viễn tưởng và phiêu lưu của Mỹ sẽ ra mắt độc giả Việt Nam từ ngày 1/6/2012.

Lạc vào thế giới cổ tích của giấy Han-ji
Lạc vào thế giới cổ tích của giấy Han-ji

VOV.VN - Bằng những trang giấy truyền thống của Hàn Quốc, tác giả Yang Sang Hoon đã xây dựng một thế giới cổ tích, khơi gợi tâm hồn thơ bé của khán giả.

Lạc vào thế giới cổ tích của giấy Han-ji

Lạc vào thế giới cổ tích của giấy Han-ji

VOV.VN - Bằng những trang giấy truyền thống của Hàn Quốc, tác giả Yang Sang Hoon đã xây dựng một thế giới cổ tích, khơi gợi tâm hồn thơ bé của khán giả.