60 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức ngày trở về

VOV.VN -Dù đã trải qua 60 năm nhưng ký ức những ngày đáng nhớ này vẫn đậm nét trong lòng quân và dân Thủ đô. 

 Ngày 10/10/1954 ghi mốc son trong lịch sử của cả nước nói chung và của Thủ đô Hà Nội nói riêng, đánh dấu kết thúc 80 năm đô hộ của thực dân Pháp. Còn đối với thế hệ những người lính đầu tiên của Trung đoàn Thủ đô và người dân Hà Nội thì ngày 10/10/1954 thực sự là ngày trở về lịch sử, Hà Nội bước sang một trang mới. Dù đã trải qua 60 năm nhưng ký ức những ngày đáng nhớ này vẫn đậm nét trong lòng quân và dân Thủ đô. 

Bà Trịnh Thị Kim Oanh thiếu nữ Hà thành ngày ấy kể lại ký ức ngày 10-10-1954.
Ngày giải phóng Thủ đô, bà Trịnh Kim Oanh ở phường Trung Trực, quận Ba Đình mới 11 tuổi đang là học sinh, sống cùng gia đình tại phố Hàng Bông. Bà kể, những ngày chờ đoàn quân trở về là những ngày vô cùng rộn ràng, bởi người dân Hà Nội đã trong ách kìm kẹp của thực dân Pháp suốt 80 năm, tư thế của người mất nước và những lệnh giới nghiêm khiến bao năm Hà Nội lặng lẽ, phố xá buồn bã, nhà nhà đóng cửa. Nhưng khi liên tiếp đón nhận tin chiến thắng từ chiến trường Điện Biên Phủ, từ bàn ngoại giao, không khí trong lòng Thủ đô đã náo nức niềm tin, hy vọng, mong chờ ngày những người con anh hùng của Hà Nội, của đất nước trở về tháo bỏ gông xiềng ách thực dân. Bà Trịnh Kim Oanh nhớ lại, từ khi đoàn quân giải phóng trở về, nhà nhà mở cửa, người người náo nức đón chào, những người lính trở về như sứ giả của ánh sáng mới, cuộc sống mới.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, đúng theo Hiệp định Geneva, Pháp phải rút quân khỏi Hà Nội và các thành phố của Việt Nam. Ngày 10/10, Trung đoàn Thủ đô dẫn đầu trong Đại đoàn quân Tiên phong 308 tiếp quản Thủ đô. Đối với mỗi chiến sỹ của Trung đoàn, 9 năm kháng chiến, tạm xa Hà Nội là để hẹn một ngày trở về vinh quang tại nơi đã khai sinh ra một Trung đoàn anh hùng. Đoàn quân trở về tiếp quản Thủ đô và tiến hành những công việc đầu tiên của thời kỳ quân quản đó là bảo vệ thành quả cách mạng, ổn định đời sống, sản xuất ở Thủ đô, tuyên truyền tránh để nhân dân bị lôi kéo, xúi giục…

Ông Lê Văn Tính, nguyên chiến sỹ liên lạc Trung đoàn Thủ đô nhớ như in ngày 10/10 khi may mắn còn sống để đứng trong hàng quân tiến về tiếp quản Thủ đô từ ô Cầu Giấy. Trở về với tư thế của người chiến thắng và sẵn sàng chiến đấu khi có tình huống theo phương án được phổ biến, nhưng thực dân Pháp đã rút lui trong im lặng. Vì vậy ngày trở về đã vỡ òa niềm vui trọn vẹn, người dân Thủ đô náo nức đón đoàn quân như đón con em mình. 

Ông Nguyễn Trọng Hàm đã hơn 90 tuổi, là một trong số những người đầu tiên về tiếp quản Thủ đô.
"Sau những ngày tham gia chiến đấu lại được về Thủ đô, không phải người lính nào cũng được như thế. Trung đoàn đi, ông Vương Thừa Vũ tư lệnh chỉ huy, tập trung ở Phùng, tiến vào Cầu Diễn, rồi Cầu Giấy, vào khu nội thành, cột cờ. Nhân dân đứng hai bên đường vô cùng phấn khởi, đoàn quân đi đến đâu là chỉ có cờ hoa vẫy mừng”-Ông Lê Văn Tính kể.

Trong đoàn quân trở về, có không ít chiến sỹ của Trung đoàn Thủ đô được sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, vì vậy ngày tiếp quản là ngày về nơi chôn rau cắt rốn. Ông Nguyễn Trọng Hàm, nguyên chiến sỹ trung đoàn Thủ đô nay đã ngoài 90 tuổi cho biết: sau 9 năm đằng đẵng kháng chiến, không một tin tức của gia đình, ngày về tiếp quản Thủ đô ông mới được gặp lại bố mẹ, anh chị em. Sinh ra và lớn lên ở phố Phùng Hưng, Hà Nội trước khi tham gia Trung đoàn Thủ đô, ông là tự vệ thành, công nhân phố Hàng Thiếc.

Ông cùng đồng đội đã trực tiếp tham gia trận đánh ác liệt 60 ngày đêm bảo vệ cơ quan đầu não chỉ huy kháng chiến rút lên chiến khu an toàn, nhiều đồng đội của ông đã anh dũng ngã xuống, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, ôm bom ba càng lao vào xe tăng địch…Ông Nguyễn Trọng Hàm là một trong những người đầu tiên về tiếp quản Thủ đô ngay từ ngày 7/10 với tư cách là phái viên Bộ tổng tham mưu để triển khai kế hoạch bàn giao và theo dõi tình hình, vì vậy ông cũng là người được trực tiếp chứng kiến giờ phút lịch sử khi những người lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hà Nội. “16 giờ 30 chiều 9/10/1954, toán lính cuối cùng của Pháp rời khỏi cầu Long Biên sang Gia Lâm. Hà Nội bừng lên không khí náo nhiệt, khác hẳn, cờ hoa khẩu hiệu tất cả mọi nơi đều trang hoàng được xây dựng các cổng chào từ các ngõ ngách chứ không phải chỉ ở phố lớn.”  

Là một trong những chiến sỹ trẻ nhất của Trung đoàn 58 thuộc Trung đoàn Thủ đô, ông Vũ Ngọc Diệp khi đó mới 16 tuổi, vốn sinh ra và lớn lên ở phố Sinh Từ, Hà Nội, sớm tham gia kháng chiến, ông mong mỏi từng ngày được trở về trong chiến thắng. Không thể diễn tả hết niềm vui khi được tham gia cánh quân tiếp quản từ hướng Nam Hà thành,  ông Vũ Ngọc Diệp nhớ rành rẽ từng chi tiết: "Sáng mùng 10, cả đoàn hành quân dọc đường Bạch Mai, lên phố Huế, Bờ Hồ, Trung đoàn 58 được giao nhiệm vụ tiếp quản dọc bờ sông Hồng từ cầu Long Biên về đến Nhà hát lớn. Vào tiếp quản Hà Nội lại về đúng quê cũ, trong lòng rất vui sướng, nhưng cũng hơi tò mò, không biết sau 9 năm kháng chiến Hà Nội có gì thay đổi.”

Ngày giải phóng Thủ đô trong lòng quân và dân Hà Nội là một kỷ niệm đẹp về tình quân dân cá nước, gắn bó máu thịt. Kể từ ngày 10/10 năm ấy Hà Nội đã thực sự bước sang một trang sử mới của quá trình bảo vệ, xây dựng và phát triển của Thủ đô ngàn năm văn hiến ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

30 điểm bắn pháo hoa kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô
30 điểm bắn pháo hoa kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô

VOV.VN -5 điểm tầm cao gồm: hồ Hoàn Kiếm, Công viên Thống Nhất, vườn hoa Nguyễn Hoàng Tôn, hồ Văn Quán và sân vận động Quốc gia Mỹ Đình. 

30 điểm bắn pháo hoa kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô

30 điểm bắn pháo hoa kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô

VOV.VN -5 điểm tầm cao gồm: hồ Hoàn Kiếm, Công viên Thống Nhất, vườn hoa Nguyễn Hoàng Tôn, hồ Văn Quán và sân vận động Quốc gia Mỹ Đình. 

Gặp mặt nhân chứng lịch sử nhân kỷ niệm 60 năm giải phóng Thủ đô
Gặp mặt nhân chứng lịch sử nhân kỷ niệm 60 năm giải phóng Thủ đô

VOV.VN -Tại buổi gặp mặt, các nhân chứng lịch sử đã có dịp gặp lại nhau cùng ôn lại những ngày tháng chiến đấu “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Gặp mặt nhân chứng lịch sử nhân kỷ niệm 60 năm giải phóng Thủ đô

Gặp mặt nhân chứng lịch sử nhân kỷ niệm 60 năm giải phóng Thủ đô

VOV.VN -Tại buổi gặp mặt, các nhân chứng lịch sử đã có dịp gặp lại nhau cùng ôn lại những ngày tháng chiến đấu “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

TP HCM gặp mặt cán bộ hưu trí nhân kỷ niệm 60 năm giải phóng thủ đô
TP HCM gặp mặt cán bộ hưu trí nhân kỷ niệm 60 năm giải phóng thủ đô

VOV.VN-Các đại biểu đã cùng nhau ôn lại những ký ức hào hùng không thể nào quên trong những ngày tháng chiến đấu, giải phóng Hà Nội.

TP HCM gặp mặt cán bộ hưu trí nhân kỷ niệm 60 năm giải phóng thủ đô

TP HCM gặp mặt cán bộ hưu trí nhân kỷ niệm 60 năm giải phóng thủ đô

VOV.VN-Các đại biểu đã cùng nhau ôn lại những ký ức hào hùng không thể nào quên trong những ngày tháng chiến đấu, giải phóng Hà Nội.

Hình ảnh khó quên ngày tiếp quản Thủ đô 60 năm trước
Hình ảnh khó quên ngày tiếp quản Thủ đô 60 năm trước

VOV.VN - 48 bức ảnh đen trắng đã tái hiện lại khung cảnh Hà Nội cách đây 60 năm khi nhân dân Hà Nội đón chào đoàn quân chiến thắng về tiếp quản Thủ đô.

Hình ảnh khó quên ngày tiếp quản Thủ đô 60 năm trước

Hình ảnh khó quên ngày tiếp quản Thủ đô 60 năm trước

VOV.VN - 48 bức ảnh đen trắng đã tái hiện lại khung cảnh Hà Nội cách đây 60 năm khi nhân dân Hà Nội đón chào đoàn quân chiến thắng về tiếp quản Thủ đô.

Bế mạc và trao giải Liên hoan sân khấu Thủ đô lần thứ nhất
Bế mạc và trao giải Liên hoan sân khấu Thủ đô lần thứ nhất

VOV.VN -Ban tổ chức Liên hoan đã trao 19 giải Vàng, 23 giải Bạc cho các cá nhân và 3 giải vở diễn xuất sắc.

Bế mạc và trao giải Liên hoan sân khấu Thủ đô lần thứ nhất

Bế mạc và trao giải Liên hoan sân khấu Thủ đô lần thứ nhất

VOV.VN -Ban tổ chức Liên hoan đã trao 19 giải Vàng, 23 giải Bạc cho các cá nhân và 3 giải vở diễn xuất sắc.

Hội thảo 60 năm giải phóng Thủ đô: Thành tựu, thời cơ, thách thức
Hội thảo 60 năm giải phóng Thủ đô: Thành tựu, thời cơ, thách thức

VOV.VN - Hà Nội đang đứng trước những thách thức giữa phát triển và bảo tồn giá trị văn hóa hàng nghìn năm

Hội thảo 60 năm giải phóng Thủ đô: Thành tựu, thời cơ, thách thức

Hội thảo 60 năm giải phóng Thủ đô: Thành tựu, thời cơ, thách thức

VOV.VN - Hà Nội đang đứng trước những thách thức giữa phát triển và bảo tồn giá trị văn hóa hàng nghìn năm

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Triển lãm thành tựu của Thủ đô
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Triển lãm thành tựu của Thủ đô

Chiều 4/10, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm Triển lãm thành tựu kinh tế - văn hóa - xã hội của Thủ đô 60 năm xây dựng và phát triển.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Triển lãm thành tựu của Thủ đô

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Triển lãm thành tựu của Thủ đô

Chiều 4/10, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm Triển lãm thành tựu kinh tế - văn hóa - xã hội của Thủ đô 60 năm xây dựng và phát triển.

Nhạc sĩ Lương Ngọc Trác - người chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô
Nhạc sĩ Lương Ngọc Trác - người chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô

VOV.VN - Lương Ngọc Trác là một nhạc sĩ tài hoa với những sáng tác như “Mơ đời chiến sĩ”, “Thủ đô huyết thệ”, “Trường Chinh ca”…

Nhạc sĩ Lương Ngọc Trác - người chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô

Nhạc sĩ Lương Ngọc Trác - người chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô

VOV.VN - Lương Ngọc Trác là một nhạc sĩ tài hoa với những sáng tác như “Mơ đời chiến sĩ”, “Thủ đô huyết thệ”, “Trường Chinh ca”…