Cần nhiều dự án thiết thực cho bà con Rơ Mâm

(VOV) -Do sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, trình độ canh tác còn lạc hậu nên người Rơ Mâm rất cần có những chính sách ưu tiên để phát triển.

Rơ Mâm là một trong 9 dân tộc rất ít người của nước ta. Hiện, người Rơ Mâm chỉ có chưa đầy 500 nhân khẩu, cư trú gọn ở làng Le, xã biên giới Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Cuộc sống của bà con ngày nay đã có sự cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, do sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, trình độ canh tác còn lạc hậu nên người Rơ Mâm rất cần có những chính sách ưu tiên để phát triển.

Sau nhiều chính sách được Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương thực hiện liên tục trong những năm qua, đến nay người Rơ Mâm đã định canh, định cư vững chắc. Trên 100 hộ dân trong làng đều có nhà cửa ổn định, có điện lưới quốc gia và có giếng nước hợp vệ sinh.

Tuy nhiên, do trình độ sản xuất chưa cao, nên tỷ lệ hộ nghèo Làng Le chiếm tới trên 86%. Thêm vào đó, những năm gần đây, cuộc sống, sản xuất của bà con bị tác động rất nhiều bởi các điều kiện bên ngoài. Gần đây nhất là việc 20ha ruộng lúa nước đã bị bồi lấp, hai đập thủy lợi Yia Kroong và Yia Grai bị mưa lũ phá hỏng, khiến các hộ dân trong làng rơi vào cảnh thiếu lương thực.

Bà con Rơ Mâm ở Tây Nguyên

Ông A Khẩn, người Rơ Mâm mong muốn: “Bà con mong muốn là phục hồi các đập đã bị vỡ, để sau này dân làng có nước để làm ruộng nước, bà con sẽ thu nhập cao hơn”.

Cùng với phát triển kinh tế, điều mà bà con dân tộc Rơ Mâm cũng rất mong muốn được quan tâm đó là khôi phục, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Cũng tại Làng Le, trong 5 năm, từ 2005 - 2010, Dự án phát triển dân tộc B'râu đã giúp làng Le xây dựng một Nhà rông, mua một bộ cồng chiêng, hỗ trợ kinh phí tổ chức lễ hội đâm trâu, tỉa lúa, thu lúa về kho.

Theo cử tri trong làng, bà con ghi nhận sự quan tâm này của Nhà nước, nhưng cách giúp này không thật sự phù hợp với lĩnh vực văn hóa truyền thống. Thậm chí, có nội dung hỗ trợ còn khiến bà con buồn lòng, như việc dự án hỗ trợ kinh phí để may 20 bộ trang phục, trong khi nguyện vọng của bà con là được hỗ trợ khôi phục lại nghề dệt truyền thống.

Thực tế các chính sách hỗ trợ trong thời gian qua cho thấy còn có sự dàn trải, dẫn đến kém hiệu qủa. Trong 5 năm, từ 2005 – 2010, Nhà nước dầu tư vào làng Le hơn 9 tỷ đồng, nhưng lại chia ra tới 20 hạng mục. Kết quả là làng Le có đường vào khu sản xuất, nhưng đường nhanh chóng hư hỏng; được hỗ trợ về sản xuất, văn hóa, nhưng 2 lĩnh vực này đều chưa thay đổi gì nhiều so với trước.

Mới đây, Đoàn công tác của Hội đồng dân tộc Quốc hội đã tiến hành khảo sát thực tế hiệu quả việc thực hiện dự án hỗ trợ phát triển đối với hai dân tộc rất ít người Rơ Mâm và B’râu của tỉnh Kon Tum. Quan điểm chung của đoàn khảo sát là Trung ương là cần tiếp tục ưu tiên hỗ trợ để dân tộc Rơ Mâm phát triển. Đây cũng chính là mong muốn của các cử tri người Rơ Mâm.

Bà Triệu Thị Nái, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc Quốc hội cho biết: “Chúng tôi nghĩ, Trung ương phải tiếp tục có đầu tư hỗ trợ cho bà con mạnh hơn nữa. Đề án trên 9 tỷ đồng là rất thấp. Và với giá cả như hiện nay thì nguồn kinh phí này chưa có thể giải quyết được căn bản về đời sống của đồng bào. Chính vì thế, chúng tôi tiếp tục đề nghị là Trung ương cũng phải xem xét và phải có chỉ đạo mạnh hơn nữa, cấp kinh phí phải đảm bảo hơn nữa, để đề án trong giai đoạn tới phát huy hiệu quả cao hơn”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Âm thanh Tây Nguyên
Âm thanh Tây Nguyên

(VOV) - Những âm thanh dù rộn ràng hay dịu êm, khỏe khoắn hay trữ tình... đều thể hiện một sự sáng tạo ngẫu hứng đầy đam mê

Âm thanh Tây Nguyên

Âm thanh Tây Nguyên

(VOV) - Những âm thanh dù rộn ràng hay dịu êm, khỏe khoắn hay trữ tình... đều thể hiện một sự sáng tạo ngẫu hứng đầy đam mê

Sắc màu Tây Nguyên trong Liên hoan Múa rối Quốc tế
Sắc màu Tây Nguyên trong Liên hoan Múa rối Quốc tế

(VOV) - Việt Nam góp mặt trong Liên hoan Múa rối Quốc tế lần III với nhiều màn múa rối độc đáo, trong đó có Đoàn múa rối Đắk Lắk.

Sắc màu Tây Nguyên trong Liên hoan Múa rối Quốc tế

Sắc màu Tây Nguyên trong Liên hoan Múa rối Quốc tế

(VOV) - Việt Nam góp mặt trong Liên hoan Múa rối Quốc tế lần III với nhiều màn múa rối độc đáo, trong đó có Đoàn múa rối Đắk Lắk.