Chưa phát hiện cúm H7N9 từ hơn 1.000 mẫu xét nghiệm

(VOV) - Hơn 1.000 mẫu xét nghiệm từ gia cầm nhập lậu, gà thải loại tại các điểm chợ đầu mối buôn bán gia cầm đều âm tính với virus H7N9.

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm diễn ra chiều nay (18/6), ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Hơn 1.000 mẫu xét nghiệm từ gia cầm nhập lậu, gà thải loại tại các điểm chợ đầu mối buôn bán gia cầm đều âm tính với virus H7N9. Cho đến nay, cả nước không còn dịch lợn tai xanh, dịch lở mồm long móng trên gia súc và dịch cúm gia cầm

Về công tác giám sát virus cúm A/H7N9, từ tháng 6/2012 - 2/2013, Cục Thú y đã lấy hơn 1.200 mẫu từ gia cầm nhập lậu, gà thải loại để phân tích, xét nghiệm. Số mẫu này cho kết quả dương tính với cúm A, nhưng tất cả đều âm tính với cúm A/H5N1 và cúm A/H7N9.

Được sự tài trợ của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), chương trình giám sát virus đang thực hiện tại 5 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình và Nam Định và đã lấy mẫu gia cầm tại 25 chợ để chẩn đoán, xét nghiệm tìm virút cúm A/H7N9.

Hơn 1.000 mẫu xét nghiệm từ gia cầm nhập lậu, gà thải loại tại các điểm chợ đầu mối buôn bán gia cầm đều âm tính với virus H7N9 (Ảnh minh họa)

Để nâng cao hiệu quả giám sát 3 dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm là: Lợn tai xanh, dịch lở mồm long móng, cúm gia cầm, Cục Thú y đang lấy ý kiến xây dựng “Dự thảo báo cáo thu thập thông tin về dịch bệnh gia súc gia cầm” của các chuyên gia và cơ quan liên quan.

Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, việc thu thập báo cáo dịch bệnh là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, hiện chưa có Thông tư quản lý việc này theo một chuỗi nên cần lập dữ liệu, lưu trữ, có quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân từ tỉnh đến cấp xã, cấp thôn, từ đó có cơ sở đề ra phương án, kế hoạch phòng chống có hiệu quả.

Cũng theo ông Đông, "vừa qua, chúng ta không nắm được thông tin, mà cụ thể là khi dịch bệnh xảy ra các địa phương dự trù cơ số thuốc chống dịch chưa sát với thực tế nên các đàn gia súc gia cầm nuôi bị mắc bệnh”.

Theo các thành viên Ban chỉ đạo, mặc dù dịch bệnh đã tạm lắng nhưng nguy cơ dịch cúm gia cầm tái phát là rất cao do virus cúm gia cầm đang lưu hành rộng rãi. Nhiều nơi đàn gia cầm chưa được tiêm phòng, đặc biệt là các hoạt động vận chuyển lậu gia cầm chưa được ngăn chặn triệt để. Riêng các địa phương đã xuất hiện dịch lợn tai xanh và lở mồm long móng trên gia súc cần giám sát chặt các ổ dịch cũ….

Trong thời điểm hiện nay, các địa phương cần tiếp tục thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm, đặc biệt là các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Cúm gia cầm H7N9 có thể lây từ người sang người”
“Cúm gia cầm H7N9 có thể lây từ người sang người”

Chủng cúm này có thể lây từ người sang người trong một số điều kiện nhất định.

“Cúm gia cầm H7N9 có thể lây từ người sang người”

“Cúm gia cầm H7N9 có thể lây từ người sang người”

Chủng cúm này có thể lây từ người sang người trong một số điều kiện nhất định.

FAO đánh giá cao nỗ lực ngăn chặn H7N9 của Trung Quốc
FAO đánh giá cao nỗ lực ngăn chặn H7N9 của Trung Quốc

(VOV) - FAO cho rằng, Trung Quốc đã thực hiện tốt việc kiểm soát sự lây lan của virus H7N9.

FAO đánh giá cao nỗ lực ngăn chặn H7N9 của Trung Quốc

FAO đánh giá cao nỗ lực ngăn chặn H7N9 của Trung Quốc

(VOV) - FAO cho rằng, Trung Quốc đã thực hiện tốt việc kiểm soát sự lây lan của virus H7N9.

Chủng virus H7N9 có dấu hiệu kháng thuốc
Chủng virus H7N9 có dấu hiệu kháng thuốc

(VOV) - Lần đầu tiên về mặt lâm sàng, các nhà nghiên cứu xác nhận các trường hợp kháng thuốc điều trị chống virus cúm.

Chủng virus H7N9 có dấu hiệu kháng thuốc

Chủng virus H7N9 có dấu hiệu kháng thuốc

(VOV) - Lần đầu tiên về mặt lâm sàng, các nhà nghiên cứu xác nhận các trường hợp kháng thuốc điều trị chống virus cúm.