Đáng lẽ cầu Ghềnh đã không sập

VOV.VN - Có lẽ do không có sự quan tâm của các cơ quan, ban, ngành chức năng nên nó đã bị nhiều người vô ý thức tháo dỡ.

Cú đâm ngày 20/3 của chiếc tàu kéo sà lan từ hạ nguồn lên thượng nguồn sông Đồng Nai đã khiến cầu Ghềnh gãy một móng, 2 nhịp sập xuống nước. Giao thông đường sắt Bắc - Nam bị tê liệt, gây thiệt hại lớn cho ngành đường sắt, đường thủy... Nhưng điều đó lẽ ra đã có thể tránh được.

Sự cố cầu Ghềnh lẽ ra có thể tránh được?.

Từng có trụ chống va đập

Thông tin từ ngành đường sắt là cầu Ghềnh chưa từng có trụ chống và bảo vệ mố cầu nên đã xảy ra vụ tai nạn đáng tiếc này. Tuy nhiên, người dân nơi đây lại  khẳng định cầu Ghềnh đã từng có trụ chống để bảo vệ.

Ông Lê Văn Chín, năm nay 81 tuổi, nhà ở ngay chân cầu Ghềnh phía ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa cho biết, trước đây, các mố cầu vẫn còn những thanh sắt dày đóng xung quanh. Đồng thời trên các thanh sắt có thêm các thanh ngang được hàn dính chặt, tạo thành vòng khung bao xung quanh móng cầu để tránh tàu thuyền va đập. Ông Chín cho hay: Trước năm 1975, các trụ chống bảo vệ mố cầu vẫn còn, như đến những năm 1980 thì các trụ chống và hàng rào bảo vệ này đã bị dỡ, mà không thấy ai quan tâm. Còn thiếu úy Bùi Thanh Vân, nguyên Đội trưởng Đội bảo vệ cầu Ghềnh cho biết lúc ông còn làm nhiệm vụ ở đây thì các hàng rào bảo vệ không còn, chỉ còn lại những thanh sắt lớn xung quanh mố cầu. Nhưng dần dần các thanh sắt cũng đã bị tháo dỡ hết. Ông Vân ngậm ngùi nuối tiếc: “Phải chi từ lúc đó người ta quan tâm gia cố, bảo vệ các trụ và hàng rào xung quanh mố cầu thì đâu đến nỗi xảy ra tai nạn đáng tiếc như vừa rồi”.   

Thông tin từ Bộ GTVT cho biết, những cây cầu mới xây dựng luôn thiết kế các trụ chống va đập, còn các cây cầu cũ tùy theo cấp độ sông, mật độ giao thông đường thủy, mức độ nguy hiểm mới có trụ này. Vì kinh phí để xây dựng bảo vệ mố cầu là không nhỏ. Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết: “Để giải quyết vấn đề liên quan đến trụ chống va đập ở các câu cầu, lâu nay Cục Đường thủy nội bộ đã có cơ quan được giao nhiệm vụ cắm các cọc tiêu, phao tiêu biển báo để giúp các tàu đi vào các luồng quy định tránh va đập vào các mố cầu trong quá trình lưu thông. Cầu Ghềnh là một trong những cầu được xây dựng quá lâu, từ thời Pháp thuộc nên việc xây dựng các trụ để chống va xô thì Bộ GTVT đã tính đến. Các cầu mới hiện đã làm được điều này. Còn những cầu cũ như cầu Ghềnh thì Bộ sẽ cho khảo sát lại và sẽ tiến hành xây dựng các trụ chống va đập.

Bỏ mặc “tính mạng” cây cầu

Một chiếc cầu có đường sắt Bắc - Nam chạy qua với tuổi thọ trên 100 năm và vắt qua tuyến đường sông duy nhất từ miền Tây về các tỉnh Đông Nam bộ và TP HCM, nhưng lâu nay các trụ cầu chống va đập không được quan tâm bảo vệ quả là điều lạ.

Điều đáng nói, cầu Ghềnh được Pháp xây dựng năm 1903, bằng thép rất kiên cố. Trên cầu, ngoài tuyến đường bộ, đường dành cho xe máy và ô tô, còn có tuyến đường sắt Bắc - Nam. Dài 223,3m, cầu Ghềnh cùng với cầu Rạch Cát (dài 125,37m, cũng do Pháp xây dựng) là 2 cây cầu bắc qua sông Đồng Nai, dẫn vào Cù Lao Phố. Hiện nay, 2 mố chân cầu Rạch Cát vẫn có nhiều thanh sắt để bảo vệ, tránh tàu thuyền va chạm. Như vậy, cầu Ghềnh cũng đã từng có các trụ và hàng rào bảo vệ xung quanh mố cầu, nhưng không biết vì lý do gì mà các trụ này đã không được bảo vệ. Có lẽ do không có sự quan tâm của các cơ quan, ban, ngành chức năng nên nó đã bị nhiều người vô ý thức tháo dỡ các hàng rào bảo vệ và trụ cầu bán sắt vụn. Chính vì sự biến mất của trụ bảo vệ này mà ngành đường sắt lúc xảy ra tai nạn đã cho rằng: cầu Ghềnh chưa từng có trụ bảo vệ mố cầu. Còn nhiều người dân sống ở cạnh cây cầu này từ bao đời nay thì thốt lên: “Giá như ngành GTVT và chính quyền quan tâm hơn đến việc bảo vệ cầu thì tai nạn đã không xảy ra”.

Người Việt có tử tế?

VOV.VN - Quá nhiều thói hư, tật xấu, ích kỷ của người Việt lấn át xã hội nên mỗi khi gặp chuyện tử tế người ta lại sinh nghi.

Có lẽ rồi đây, nhiều cây cầu, nhất là những cây cầu có tuổi thọ cao cũng sẽ chịu chung số phận như cầu Ghềnh nếu như không được quan tâm, bảo vệ kịp thời./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bắt đầu trục vớt cầu Ghềnh bị sập
Bắt đầu trục vớt cầu Ghềnh bị sập

VOV.VN -2 chiếc cẩu nổi có công suất 500 tấn và 150 tấn đã vào vị trí neo đậu, sẵn sàng cho việc trục vớt cầu Ghềnh bị sập vào ngày hôm nay (27/3).

Bắt đầu trục vớt cầu Ghềnh bị sập

Bắt đầu trục vớt cầu Ghềnh bị sập

VOV.VN -2 chiếc cẩu nổi có công suất 500 tấn và 150 tấn đã vào vị trí neo đậu, sẵn sàng cho việc trục vớt cầu Ghềnh bị sập vào ngày hôm nay (27/3).

Đang trục vớt cầu Ghềnh trên sông Đồng Nai
Đang trục vớt cầu Ghềnh trên sông Đồng Nai

VOV.VN -Sáng nay (27/3) nhiều người dân tiếp tục đến hiện trường để theo dõi trục vớt cầu Ghềnh, theo dự kiến công việc sẽ diễn ra trong vòng 3 đến 4 ngày.

Đang trục vớt cầu Ghềnh trên sông Đồng Nai

Đang trục vớt cầu Ghềnh trên sông Đồng Nai

VOV.VN -Sáng nay (27/3) nhiều người dân tiếp tục đến hiện trường để theo dõi trục vớt cầu Ghềnh, theo dự kiến công việc sẽ diễn ra trong vòng 3 đến 4 ngày.

Hình ảnh hiện trường trục vớt cầu Ghềnh trên sông Đồng Nai
Hình ảnh hiện trường trục vớt cầu Ghềnh trên sông Đồng Nai

Sáng nay (27/3), Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1) bắt đầu thực hiện trục vớt cầu Ghềnh.

Hình ảnh hiện trường trục vớt cầu Ghềnh trên sông Đồng Nai

Hình ảnh hiện trường trục vớt cầu Ghềnh trên sông Đồng Nai

Sáng nay (27/3), Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1) bắt đầu thực hiện trục vớt cầu Ghềnh.