Kỹ thuật VOV chắp cánh cho chúng tôi

VOV.VN -Những người giúp các PV, BTV truyền tin, bài từ khắp mọi miền đất nước chính là những kỹ sư, công nhân kỹ thuật VOV.

Việc chuyển tiếng động qua điện thoại sau này còn được áp dụng rộng rãi ở Ban thời sự Đài Tiếng nói Việt Nam. Và người giúp chúng tôi hoàn thành việc truyền tin bài từ mọi miền đất nước ở Châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ, Mỹ La-tinh… vẫn là những kỹ sư, công nhân kỹ thuật của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Ngày 7/9/1945, Đài TNVN chính thức phát sóng. Làn sóng điện truyền đi dõng dạc tiếng nói của một quốc gia vừa giành được độc lập, tự do sau gần một thế kỷ bị ngoại bang thống trị.

Trong sự kiện lịch sử này, công đầu thuộc về những kỹ sư, công nhân kỹ thuật với những phương tiện nghèo nàn, nhờ chí thông minh và lòng sáng tạo, đã chắp cánh cho BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP của nước “Việt Nam dân chủ cộng hòa” bay cao, bay xa.

Từ đó, trải qua 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, 30 kháng chiến trường kỳ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, làn sóng phát thanh không một phút ngơi nghỉ, tạo thành một “đường Hồ Chí Minh trên không” góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc. Câu chuyện kể dưới đây nói về một cải tiến kỹ thuật chắp cánh cho hoạt động của phóng viên Tiếng nói Việt Nam sau 30/4/1975.
Chủ tịch nước Lê Đức Anh chụp ảnh cùng kỹ thuật viên Trung tâm Âm thanh Tết Ất hợi (1995).

Sau toàn thắng một năm, ngày 25/4/1976 được chọn để toàn thể nhân dân Việt Nam ở hai miền Nam - Bắc tổng tuyển cử, bầu Quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất. Lúc đó, tôi đang làm phóng viên Phòng Thời sự, Đài Phát thanh Giải phóng, trụ sở tại số 7 Hồng Thập Tự, quận 1, TP HCM. Trước ngày bầu cử không lâu, Giám đốc Đài, Nguyễn Thành - triệu tập một cuộc họp bàn về việc đài Phát thanh Giải phóng phản ánh “Ngày hội toàn dân” này như thế nào.

Trong cuộc họp, tôi nêu vấn đề với anh Minh, lúc đó phụ trách bộ phận kỹ thuật, rằng “chúng ta có thể thực hiện “ghi âm qua điện thoại” được không?”. (Lúc đó, hệ thống điện thoại của miền Nam tương đối phát triển so với miền Bắc).

Anh Hoàng Minh trả lời: “Hoàn toàn có thể làm được”. Giám đốc Nguyễn Thành “bật đèn xanh” để bộ phận kỹ thuật thực hiện. Phần việc còn lại “phản ánh” thuộc về bộ phận phóng viên chúng tôi.

Lúc ấy, hầu hết phóng viên ở Đài Giải phóng đều trẻ, hăng hái làm việc. Chúng tôi chia nhau đi các địa phương. Tôi không nhớ hết những ai đi những đâu. Chỉ nhớ phóng viên Trần Bá Hà đi Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk. (Anh Trần Bá Hà trước khi nghỉ hưu là Giám đốc cơ quan thường trú tại TP HCM). Tôi xung phong đi nơi xa nhất: Đà Nẵng. Dĩ nhiên là nhảy xe khách mà đi. Cùng đi còn có Lưu Trọng Văn (ở Phòng Văn nghệ).

Chúng tôi  đi sớm mấy ngày, ghé lại Quy Nhơn, viếng mộ Hàn Mặc Tử rồi mới ra Đà Nẵng. Chiều 24/4/1976, tôi mang giấy giới thiệu của Đài đến Bưu điện Trung tâm Đà Nẵng, trình bày nội dung công việc và đăng ký một đường dây ưu tiên về TP HCM trong ngày hôm sau.

Sáng 25/4/1976, trong không khí náo nức, chúng tôi hòa vào dòng người cờ hoa tưng bừng đi bỏ phiếu. Tôi tranh thủ phỏng vấn mấy người dân, già có, trẻ có, nam nữ đủ cả… về cảm tưởng trong ngày vui này. Trọng tâm là phản ánh hoạt động của điểm bỏ phiếu bên bờ sông Hàn, nơi đồng chí Võ Chí Công, lúc đó là Bí thư Khu ủy Khu 5 bỏ phiếu. Sau khi bỏ phiếu xong, đồng chí Võ Chí Công đã vui vẻ trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài Phát thanh Giải phóng. Thực hiện xong cuộc phỏng vấn, tôi nhảy xe ôm về ngay Bưu điện Trung tâm, viết vội vài dòng ghi nhanh rồi vừa đọc nội dung vừa truyền tiếng động về Đài.

Cách truyền cũng đơn giản: úp ống nghe điện thoại vào phần loa của chiếc máy ghi âm U-he mang theo. Ở đầu dây bên kia, anh Tràng, một kỹ thuật viên lão thành của Đài, nhắn lại: tiếng động nhận tốt.

Phần việc quan trọng nhất đã xong. Tôi theo xe của đồng chí Phó trưởng ban bầu cử Quảng Nam - Đà Nẵng đi nắm tình hình bầu cử ở Đại Lộc, Gò Nổi… ven dải Trường Sơn rồi quay về Hội An trước khi về Đà Nẵng chuyển một tin tổng hợp về Đài Giải phóng. Tư liệu đang có sẵn, tôi viết một phóng sự thu thanh nhan đề “Ba mươi năm mới có một ngày”, nhờ bộ phận kỹ thuật của Đài Phát thanh Quảng Nam - Đà Nẵng dựng hộ, chuyển tiếp về Đài.

Mấy hôm sau, về TP HCM, tôi được nghe anh Trần Quang Khải (trước khi nghỉ hưu là Phó Tổng Giám đốc Đài TNVN) nói lại: Giao ban sáng 26/4/1976, Giám đốc Nguyễn Thành hồ hởi nhận xét: Trong cuộc bầu cử Quốc hội kỳ này, lần đầu tiên Đài Giải phóng “có mặt trên sóng” nhờ những phản ánh (có tiếng động) của phóng viên từ các nơi gửi về. Nghe vậy, tôi thật vui, thầm nghĩ: chính bộ phận kỹ thuật đã chắp cánh cho chúng tôi lên sóng.

Hồi đó, được biểu dương như vậy là quý lắm rồi. Cũng chẳng có bằng khen, giấy khen gì cả. Tiền thưởng lại càng không. Riêng tôi, tôi “tự thưởng” cho mình bằng việc từ Đà Nẵng, gọi điện về cơ quan, xin phép ra Huế chơi. Được phép, tôi nhảy lên chiếc xe sơn hai màu đỏ - vàng của hãng Phi Long, vượt đèo Hải Vân thăm cố đô Huế hai ngày. Để rồi sau đó lại nhảy xe đò về TP HCM.

Bốn mươi năm đã trôi qua, mỗi khi nhớ lại chuyến công tác đặc biệt ấy, tôi như sống lại không khí tưng bừng của người dân Đà Nẵng và nhớ mãi những người lái đò trên sông Hàn “không lấy tiền chú Giải Phóng” mỗi khi tôi phải đi từ bờ bên này sang bán đảo Sơn Trà, nơi bộ phận bá âm của Đài Phát thanh Quảng Nam - Đà Nẵng làm việc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

VOV và chặng đường 30 năm đổi mới
VOV và chặng đường 30 năm đổi mới

VOV.VN -Trong suốt 30 năm đổi mới, Đài TNVN đã 15 lần điều chỉnh, bổ sung, mở thêm kênh, hệ chương trình phát thanh, thời lượng tăng hơn trước

VOV và chặng đường 30 năm đổi mới

VOV và chặng đường 30 năm đổi mới

VOV.VN -Trong suốt 30 năm đổi mới, Đài TNVN đã 15 lần điều chỉnh, bổ sung, mở thêm kênh, hệ chương trình phát thanh, thời lượng tăng hơn trước

VOV tổ chức “Trung thu yêu thương” vì trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
VOV tổ chức “Trung thu yêu thương” vì trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

VOV.VN -Một mùa Trung Thu sắp đến, hãy cùng chung tay chia sẻ yêu thương để tâm hồn trẻ thơ có cơ hội bay cao; bay xa hơn trong thế giới của riêng mình.

VOV tổ chức “Trung thu yêu thương” vì trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

VOV tổ chức “Trung thu yêu thương” vì trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

VOV.VN -Một mùa Trung Thu sắp đến, hãy cùng chung tay chia sẻ yêu thương để tâm hồn trẻ thơ có cơ hội bay cao; bay xa hơn trong thế giới của riêng mình.

VOV, VTV, Báo Nhân Dân…theo mô hình truyền thông đa phương tiện
VOV, VTV, Báo Nhân Dân…theo mô hình truyền thông đa phương tiện

VOV.VN - Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Thông tấn Xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân thực hiện theo mô hình cơ quan truyền thông đa phương tiện.

VOV, VTV, Báo Nhân Dân…theo mô hình truyền thông đa phương tiện

VOV, VTV, Báo Nhân Dân…theo mô hình truyền thông đa phương tiện

VOV.VN - Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Thông tấn Xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân thực hiện theo mô hình cơ quan truyền thông đa phương tiện.

VOV chính thức phát sóng Kênh Phát thanh tiếng Anh 24/7
VOV chính thức phát sóng Kênh Phát thanh tiếng Anh 24/7

VOV.VN - Kênh Phát thanh tiếng Anh 24/7 của Hệ VOV5- Đài Tiếng nói Việt Nam chính thức phát sóng từ ngày 1/10/2015.

VOV chính thức phát sóng Kênh Phát thanh tiếng Anh 24/7

VOV chính thức phát sóng Kênh Phát thanh tiếng Anh 24/7

VOV.VN - Kênh Phát thanh tiếng Anh 24/7 của Hệ VOV5- Đài Tiếng nói Việt Nam chính thức phát sóng từ ngày 1/10/2015.

VOV có thể hướng tới Tập đoàn truyền thông quốc gia vững mạnh
VOV có thể hướng tới Tập đoàn truyền thông quốc gia vững mạnh

VOV.VN - Đài Tiếng nói Việt Nam có thể hướng tới thành một Tập đoàn truyền thông quốc gia vững mạnh.

VOV có thể hướng tới Tập đoàn truyền thông quốc gia vững mạnh

VOV có thể hướng tới Tập đoàn truyền thông quốc gia vững mạnh

VOV.VN - Đài Tiếng nói Việt Nam có thể hướng tới thành một Tập đoàn truyền thông quốc gia vững mạnh.