Giải pháp chống ngập cho TP HCM

(VOV) -Xử lý kênh rạch, điều hòa dòng nước và quy hoạch đô thị chuẩn là một trong những giải pháp lâu dài cho TP HCM.

Theo dự báo, ở Việt Nam nước biển sẽ dâng cao từ 3cm – 15cm vào những năm tới; từ 15 cm - 90 cm vào năm 2070.

Các thành phố: Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau, Vĩnh Long, Hải Phòng sẽ chịu ngập lớn do triều cường. Tình trạng ngập ở các thành phố này trên thực tế đang ngày càng nghiêm trọng.

Triều cường nhiều lần làm vỡ bờ bao khiến TP HCM ngập trên diện rộng. Còn tại Cần Thơ, mỗi khi có triều cường thì gần 50% diện tích thành phố ngập trong nước...

Theo các nhà khoa học, từ năm 2004 đến nay, đỉnh triều cao nhất liên tục tăng. Năm 2006 tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn, mực nước lịch sử là 1,47m; năm 2007 đỉnh triều lại cao hơn, 1,49m; năm 2008 là 1,55m; năm 2009 là 1,56m và năm nay đã đạt đỉnh 1,58m. Đây là bằng chứng rõ ràng nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu kéo theo mực nước biển dâng.

Trong buổi trả lời phỏng vấn VOV, GS-TS khoa học Lê Huy Bá - Trường Đại học Công nghiệp TP HCM đề ra một số giải pháp nhằm hạn chế triều cường, nước biển dâng

PV: Thưa giáo sư, triều cường tại TP HCM tăng cao bất thường trong những ngày qua và theo dự báo của cơ quan khí tượng thuỷ văn thì năm nay, triều cường cao hơn năm trước. Vậy, theo ông, nguyên nhân tại sao?

GS-TS Lê Huy Bá: Triều cường năm nay cao hơn những năm trước. Đây là hiện tượng dị thường. Biến đổi khí hậu cùng với triều cường cao cùng với mưa tạo nên mực nước đo cao.

Tôi đánh giá cao những cố gắng của chương trình chống ngập của thành phố, nhưng tôi còn nhiều băn khoăn vì mức ngập nước nhiều nơi không thay đổi.

Triều cường gây ngập lụt tại nhiều tuyến đường ở TP Hồ Chí Minh

Theo tôi nguyên nhân là do hệ thống cống không vận hành hiệu quả như: Hệ thống đóng cống tự động chưa đồng bộ, chỉ là hệ thống cống nối dài chứ chưa mở rộng khẩu độ để thoát nước.

Chúng ta đang chống ngập nhưng lại cho xây dựng nhà ở quận 1, quận 3 và xây thêm đường như đại lộ Nguyễn Văn Linh, đường Nguyễn Thị Thập... Đây là những hệ thống ngăn cản sự thoát nước.

PV: Theo nhiều chuyên gia, triều cường tại TP HCM năm sau luôn cao hơn năm trước là do các "lá phổi" của thành phố đang bị "bức tử". Bên cạnh đó chính là sự phát triển nóng vội, thiếu quy hoạch đã đẩy hiệu ứng ngập lụt trở nên trầm trọng. Vậy ý kiến của giáo sư về vấn đề này như thế nào?

GS-TS Lê Huy Bá: Chúng ta đổ bao nhiêu mét đất xuống ao hồ kênh rách thì bao nhiêu mét nước dâng lên. Chúng ta có những quận không có hệ thống cây xanh để dẫn lưu nước. Chúng ta có hồ điều hòa ở công viên Hoàng Văn Thụ để điều hòa nước nhưng hồ đó cỏ mọc um tùm và rác nên không chứa nước được. Chúng ta hiện không tạo được những hồ điều hòa nước mà còn làm mất đi những hồ điều hòa hiện có.

PV: Thưa giáo sư, nếu PP HCM gia cố hệ thống đê bao thì liệu có thể chống chọi được với nước biển dâng, triều cường?

GS-TS Lê Huy Bá: Đê bao hiện nay vẫn chưa chống ngập được khi nước biển dâng. Các nhà khoa học đang nghĩ là đê bao triệt để và đê bao không triệt để thì như thế nào? Độ cao vùng ven biển sẽ ngập 1 mét trở xuống thì hầu như không thể làm đê bao. Đây là khó khăn của chúng ta để sống chung với biến đổi khí hậu là một bài toán khó khăn và rất tốn kém.

Giải pháp lâu dài, chúng ta không nên cho hồ Dầu Tiếng xả tràn mà sử dụng như hồ chứa nước điều hòa và xử lý nước làm nước sinh hoạt. Về lâu dài, nước sông Sài Gòn và Đồng Nai bị ô nhiễm nặng không sử dụng được trong khi nước Hồ Dầu Tiếng thì khá sạch. Chúng ta cũng phải nạo vét kênh rạch, các dòng sông vì đây cũng là hệ thống điều hòa chống ngập cho thành phố./.

PV: Xin cám ơn giáo sư!/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Triều cường đạt đỉnh tại TP HCM
Triều cường đạt đỉnh tại TP HCM

Ngày 17/10, đợt triều cường giữa tháng 10 tại TP HCM đạt đỉnh 1,61m (cao hơn đỉnh triều lịch sử năm 2011).

Triều cường đạt đỉnh tại TP HCM

Triều cường đạt đỉnh tại TP HCM

Ngày 17/10, đợt triều cường giữa tháng 10 tại TP HCM đạt đỉnh 1,61m (cao hơn đỉnh triều lịch sử năm 2011).

Chủ động đối phó với triều cường dâng cao
Chủ động đối phó với triều cường dâng cao

Triều cường dâng cao đã gây ngập nhiều nơi tại hai tỉnh Bạc Liêu, Tiền Giang

Chủ động đối phó với triều cường dâng cao

Chủ động đối phó với triều cường dâng cao

Triều cường dâng cao đã gây ngập nhiều nơi tại hai tỉnh Bạc Liêu, Tiền Giang

TP HCM vẫn bị ngập nước do triều cường
TP HCM vẫn bị ngập nước do triều cường

(VOV) -Ngày 18/10, theo dự báo, mực nước tại trạm Phú An, Nhà Bè vẫn ở mức cao là 1m60, trên mức báo động 3...

TP HCM vẫn bị ngập nước do triều cường

TP HCM vẫn bị ngập nước do triều cường

(VOV) -Ngày 18/10, theo dự báo, mực nước tại trạm Phú An, Nhà Bè vẫn ở mức cao là 1m60, trên mức báo động 3...