Bỏ luyện chữ đẹp - nên hay không?

VOV.VN -TS Vũ Thu Hương còn cho rằng: Không nên phân biệt môn chính, môn phụ với học sinh tiểu học…

Quan điểm nên bỏ luyện viết chữ đẹp và tính nhẩm nhanh với học sinh tiểu học của TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội đang nhận được những ý kiến trái chiều. TS Vũ Thu Hương đã có cuộc trao đổi thẳng thắn và cởi mở với phóng viên VOV xung quanh vấn đề này. 

PV: Nhiều người cho rằng, luyện chữ đẹp đang là gánh nặng cho học sinh tiểu học và thực sự không cần thiết trong thời buổi công nghệ hiện nay. Tuy nhiên, chưa có ai công tác trong ngành giáo dục chính thức lên tiếng về vấn đề này. Chị có lường trước những phản ứng trái chiều của dư luận?

TS Vũ Thu Hương: Phát ngôn về một vấn đề có dư luận trái chiều cũng có những mặt hay của nó. Như thế mới thu hút sự quan tâm, chú ý của mọi người. Đúng là sau khi tôi lên tiếng, ngoài những người ủng hộ, tôi cũng đối mặt với những chỉ trích, thậm chí xúc phạm khiến bố mẹ, đồng nghiệp, bạn bè khá lo lắng cho tôi. Tuy nhiên, tôi nghĩ mình công tác trong ngành giáo dục, nếu nhận thấy có sự bất hợp lý cần phải lên tiếng đóng góp để nền giáo dục ngày một tốt hơn.

Nhiều trẻ mới bước chân vào lớp 1 đã đọc thông, viết thạo, làm Toán giỏi (Ảnh chỉ mang tính minh họa cho bài viết)

PV: Trước khi phát ngôn trước báo giới, chị đã có văn bản chính thức gửi đến Bộ GD - ĐT về vấn đề này?

TS Vũ Thu Hương: Tôi chưa góp ý bằng văn bản nhưng trong những lần gặp gỡ, tiếp xúc với những người công tác ở Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD - ĐT), tôi có góp ý trên phương diện chuyên môn là người phụ trách môn tự nhiên xã hội ở khoa tiểu học. Họ cũng cho rằng nhiều ý kiến của tôi rất hay, rất đúng nhưng không biết đưa vào đâu vì chương trình hiện đã quá tải rồi. Tôi hiểu họ cũng có cái khó của họ. Chính vì thế, tôi lên tiếng để người dân ủng hộ. Khi người dân ủng hộ thì việc thay đổi chương trình tất yếu sẽ diễn ra.

PV: Trước ý kiến của chị, mới đây, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) Trần Thị Thắm cho biết, Bộ GD-ĐT không khuyến khích việc cho trẻ rèn chữ bên ngoài nhà trường, nhất là ở các lò luyện viết chữ đẹp. Chỉ cần giáo viên dạy theo chương trình Bộ GD - ĐT ban hành là đạt rồi. Theo chị, chương trình do Bộ GD - ĐT ban hành hiện nay có đặt nặng yêu cầu viết chữ đẹp?

TS Vũ Thu Hương: Phong trào luyện chữ đẹp và tính nhẩm nhanh ngoài nhà trường ảnh hưởng rất nhiều đến việc học của học sinh. Nếu bỏ đi chương trình cũng còn khá nặng. Học sinh tiểu học có hơn 8 tiết Tiếng Việt trong 1 tuần. Ngoài ra, trong những tiết hướng dẫn học, thầy cô cũng thường dành thời gian để học sinh luyện chữ. Trong khi đó, những môn khác như Âm nhạc, Mĩ thuật, Tự nhiên xã hội, Thể dục… chỉ có 1, 2 tiết/tuần. Tiết Tiếng Việt có thể cắt giảm xuống còn 5 - 6 tiết/tuần. Những tiết cắt giảm ấy và những tiết tự học buổi chiều có thể sẽ giúp trẻ có thời gian học được rất nhiều về kĩ năng sống.

Tiến sĩ Vũ Thu Hương

PV: Chị còn đề xuất, giáo dục tiểu học không cần phải đánh giá học sinh giỏi, khá, trung bình mà chỉ cần xét tiêu chuẩn để lên lớp. Việc xét lên lớp cần phải xét tất cả các môn học từ Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên - Xã hội, Mỹ thuật, Âm nhạc, Thủ công, Thể dục...  Điều đó có nghĩa là giáo dục tiểu học không nên phân biệt môn chính, môn phụ như hiện nay?

TS Vũ Thu Hương: Tôi cho rằng, tất cả các môn học đều quan trọng như nhau và nó phải được đánh giá như nhau. Để hình thành nhân cách con người, những môn được coi là môn phụ hiện nay thậm chí còn quan trọng hơn. Mặc dù nói không phân biệt môn nào chính, môn nào phụ nhưng phân phối chương trình và cách đánh giá đã nói lên điều đó. Môn Toán, Tiếng Việt, học sinh tiểu học thường phải thi và giáo viên chấm chéo lớp nhau. Còn các môn khác, giáo viên sẽ nhận định trong suốt quá trình học và cho điểm. Cách cho điểm như thế rất cảm tính. Cháu nào Toán, Tiếng Việt đạt điểm giỏi, các môn còn lại cô cho điểm giỏi luôn. Thêm nữa, nếu chỉ xét lên lớp chứ không đánh giá học sinh giỏi/khá/trung bình còn góp phần hạn chế bệnh thành tích như hiện nay.

PV: Nhiều người công tác trong ngành giáo dục nhận ra những bất hợp lý của chương trình nhưng không phải ai cũng dám dũng cảm nói ra ý kiến của mình. Theo chị họ sợ điều gì?

TS Vũ Thu Hương: Mọi người sợ dư luận trái chiều. Hiện nay, có phong trào “anh hùng bàn phím”. Nhiều người ngồi trước máy tính thường đưa ra những nhận định vô căn cứ và có những lời lẽ xúc phạm đến người dám nói lên quan điểm của mình. Bản thân tôi đã nhận được những lời nhận xét: tiến sĩ gì mà ngu như bò, tiến sĩ giấy… Điều đó thực sự không dễ vượt qua nếu không có sự dũng cảm và có hậu phương vững chắc. Bản thân tôi được người thân (nhất là bố mẹ tôi - hai nhà giáo kỳ cựu),  bạn bè, đồng nghiệp ủng hộ nên tôi thấy không quá nặng nề.

PV: Xin cảm ơn chị!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nghịch lý từ học phí như nhau nhưng chất lượng khác nhau
Nghịch lý từ học phí như nhau nhưng chất lượng khác nhau

(VOV)-Hiện đang có nhiều ý kiến khác nhau nhằm khắc phục vấn nạn “chạy trường”. Giải pháp hiệu quả nhất cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Nghịch lý từ học phí như nhau nhưng chất lượng khác nhau

Nghịch lý từ học phí như nhau nhưng chất lượng khác nhau

(VOV)-Hiện đang có nhiều ý kiến khác nhau nhằm khắc phục vấn nạn “chạy trường”. Giải pháp hiệu quả nhất cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Những hệ lụy của việc cho trẻ học trước vào lớp 1
Những hệ lụy của việc cho trẻ học trước vào lớp 1

(VOV)-Thấy học sinh đọc thông, viết thạo, nhiều thầy cô giáo đã cắt xén chương trình để dạy cái khác hoặc học nâng cao, gây nên sự quá tải.

Những hệ lụy của việc cho trẻ học trước vào lớp 1

Những hệ lụy của việc cho trẻ học trước vào lớp 1

(VOV)-Thấy học sinh đọc thông, viết thạo, nhiều thầy cô giáo đã cắt xén chương trình để dạy cái khác hoặc học nâng cao, gây nên sự quá tải.

Cho trẻ học trước lớp 1: Mua “đơn trái tuyến” giá nghìn đô
Cho trẻ học trước lớp 1: Mua “đơn trái tuyến” giá nghìn đô

(VOV) - Không chỉ qua mối quan hệ ngoại giao, chuyện “chạy trường” đang diễn ra lắt léo dưới nhiều hình thức khó kiểm soát.

Cho trẻ học trước lớp 1: Mua “đơn trái tuyến” giá nghìn đô

Cho trẻ học trước lớp 1: Mua “đơn trái tuyến” giá nghìn đô

(VOV) - Không chỉ qua mối quan hệ ngoại giao, chuyện “chạy trường” đang diễn ra lắt léo dưới nhiều hình thức khó kiểm soát.

Bất chấp lệnh cấm, lớp học cho trẻ vào lớp 1 vô tư hoạt động
Bất chấp lệnh cấm, lớp học cho trẻ vào lớp 1 vô tư hoạt động

(VOV) -Mặc dù Bộ GD-ĐT cấm không dạy chữ trước cho trẻ vào lớp 1 nhưng những lớp học, lò luyện chữ vẫn ngang nhiên tồn tại.

Bất chấp lệnh cấm, lớp học cho trẻ vào lớp 1 vô tư hoạt động

Bất chấp lệnh cấm, lớp học cho trẻ vào lớp 1 vô tư hoạt động

(VOV) -Mặc dù Bộ GD-ĐT cấm không dạy chữ trước cho trẻ vào lớp 1 nhưng những lớp học, lò luyện chữ vẫn ngang nhiên tồn tại.