Cô giáo say mê đổi mới giảng dạy từng suýt phải bỏ học

VOV.VN-Cô giáo Võ Thị Ngọc Ánh đã vượt qua hoàn cảnh khó khăn để có những sáng tạo trong giảng dạy và đào tạo nhiều học sinh tham dự các kỳ thi quốc gia.

Để học sinh hiểu rõ những kiến thức môn Hình học lớp 10 trong sách giáo khoa, nhiều năm trước, hầu hết các giáo viên phải tự vẽ hình ảnh ra bảng hay giấy trắng.

Thế nhưng, với những hình ảnh sinh động và bản đồ tư duy Toán học mới do cô giáo Võ Thị Ngọc Ánh (sinh năm 1980) - giáo viên trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành, tỉnh Kon Tum sáng tạo đã giúp cho hàng nghìn giáo viên và học sinh dễ dàng giảng dạy, học tập đối với môn Hình học. Công trình của cô đã vượt qua hơn 5.000 công trình dự giải, xuất sắc giành giải Nhất “Nữ giáo viên sáng tạo” do Bộ GD-ĐT tổ chức.

 Cô giáo Võ Thị Ngọc Ánh

Ý tưởng khiến cô giáo trẻ Võ Thị Ngọc Ánh xây dựng nên công trình “Bộ video hình ảnh động và sơ đồ tư duy hỗ trợ giảng dạy hình học lớp 10” được hun đúc, xây dựng từ 13 năm kinh nghiệm dạy học và từng trải qua cuộc thi thiết kế bài giảng E-leaning cũng như nhiều cuộc thi ứng dụng công nghệ thông tin khác vào dạy học.

Mô hình giảng dạy sáng tạo của cô giáo Ngọc Ánh gồm 2 phần. Phần thứ nhất gồm những video giúp học sinh và giáo viên có thể tiếp cận với việc truyền đạt, tiếp thu với môn Hình học tổng quát nhất nhưng lại rất sinh động, hấp dẫn. Phần thứ 2 được thiết kế bằng sơ đồ tư duy hỗ trợ học sinh tự tìm tòi, khám phá kiến thức, kỹ năng Toán lớp 10 một cách cụ thể để có thể áp dụng vào thực tế cuộc sống. So với những bài học được trong sách giáo khoa toàn chữ và hình ảnh đơn lẻ thì với việc tiếp cận hình ảnh Toán học bằng công nghệ thông tin, học sinh như tìm thấy sự mới lạ trong từng bài giảng.

Bằng những hình ảnh trực quan sinh động, sự sáng tạo của cô giáo Ngọc Ánh không chỉ giúp cho giáo viên giảng dạy bài học ở trên lớp mà còn hỗ trợ các thầy, cô giáo giảng dạy thông qua những bài giảng điện tử và có thể chỉnh sửa các bài giảng tùy theo ý của mình.

Với niềm đam mê công nghệ thông tin, cô giáo Võ Thị Ngọc Ánh còn có nhiều dự định và hoài bão trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu “Bộ video hình ảnh động và sơ đồ tư duy hỗ trợ giảng dạy hình học lớp 10”, cô Ánh còn đang ấp ủ và lên ý tưởng đưa mô hình này vào giảng dạy môn Hình học ở lớp 11 và 12.

Từng suýt phải bỏ học giữa chừng…

Ở trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, tỉnh Kon Tum, cô giáo Võ Thị Ngọc Ánh được biết đến là giáo viên trẻ dạy giỏi, yêu nghề, nhiệt huyết với học sinh và có tinh thần sáng tạo trong thay đổi cách thức dạy học. Điều đáng nói là trong điều kiện giảng dạy ở vùng cao và hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, cô đã vượt qua tất cả để có những sáng tạo trong cách dạy học bằng ứng dụng công nghệ thông tin và đào tạo nhiều học sinh giỏi tham dự các kỳ thi quốc gia.

Là con cả trong gia đình nghèo có 4 chị em ở huyện vùng cao Đắk Tô (tỉnh Kon Tum), từ cấp Tiểu học cho đến THPT, Võ Thị Ngọc Ánh luôn là học sinh giỏi. Ngay từ năm lớp 9, Ánh đã được trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành tuyển về trường làm học sinh “nguồn” cho trường. Suốt 4 năm học tại trường chuyên (từ lớp 9 đến lớp 12), Ngọc Ánh phải đi học xa nhà. Tuy nhiên, do hoàn cảnh gia đình rất nghèo, không đủ tiền chu cấp cho con gái đi học xa, nhiều lần mẹ Ánh khuyên con nghỉ học ở trường tỉnh để về trường gần nhà học. Vì muốn được tiếp tục cắp sách tới trường chuyên như bao bạn cùng trang lứa, nhiều hôm, Ngọc Ánh phải nhịn ăn sáng để đi học.

Thương đứa cháu gái học giỏi có nguy cơ phải nghỉ học do nhà nghèo, hai người dì năm nào cũng giúp cháu tiền mua sách vở và quần áo. Không phụ lòng người thân, Ánh đã nỗ lực phấn đấu không ngừng học tập và tốt nghiệp THPT với tấm bằng Giỏi và kết quả thi tốt nghiệp tất cả các môn đều trên điểm 9.

Năm 1998, Võ Thị Ngọc Ánh được tuyển thẳng vào ĐH và có thể tự chọn bất kỳ trường ĐH nào. Thích ngành Y và mong muốn sau này trở thành bác sĩ, nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ còn phải nuôi 3 em nhỏ ăn học nên Ngọc Ánh đã chọn vào học khoa Toán, ĐH Sư phạm - ĐH Huế để được miễn tiền học phí.

Trong quãng thời gian học ở giảng đường ĐH, ngoài việc học ở trên lớp hay những lúc rảnh rỗi Ngọc Ánh lại tranh thủ thời gian để đi làm gia sư với mong muốn phụ giúp thêm cho gia đình và muốn có kinh phí trang trải cho việc học hành.

Cần mẫn như con ong chăm chỉ, mọi sự nỗ lực và phấn đấu đã không phụ lòng cô giáo trẻ nên trong suốt 4 năm học ĐH, Ngọc Ánh luôn nhận được học bổng với kết quả học tập xuất sắc.

Tốt nghiệp ĐH với tấm bằng Giỏi, Ngọc Ánh được trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành mời về giảng dạy các lớp chuyên Toán.

Vào nghề dạy học được 13 năm nay, cô giáo Ngọc Ánh luôn không ngừng phấn đấu trong giảng dạy, tìm tòi cách thức sáng tạo dạy học mới lạ, thu hút học sinh hứng khởi mỗi khi học Toán.

Trước khi giành được giải Nhất cuộc thi “Nữ giáo viên sáng tạo” với “Bộ video hình ảnh động và sơ đồ tư duy hỗ trợ giảng dạy hình học lớp 10”, cô Ngọc Ánh đã từng đoạt giải Ba cuộc thi E-learning dạy Toán trực tuyến năm 2013 do Bộ GD-ĐT tổ chức và một số giải thưởng khác như: giáo viên giỏi sử dụng CNTT, sử dụng đồ dùng học tập trong giảng dạy…

Không chỉ là giáo viên có nhiều ý tưởng sáng tạo, cô giáo Võ Thị Ánh còn là giáo viên giỏi đào tạo học sinh tham dự thi các kỳ thi học sinh giỏi Toán quốc gia. Nhiều lớp học sinh đoạt giải cao trong các kỳ thi đã và đang là niềm tự hào của trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành cũng như đối với cô giáo trẻ Ngọc Ánh. Đây cũng là niềm động viên lớn giúp cô đứng vững hơn nữa trong sự nghiệp “trồng người”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giáo viên được tham gia biên soạn sách giáo khoa
Giáo viên được tham gia biên soạn sách giáo khoa

VOV.VN -Bộ GD-ĐT cho biết, chương trình và sách giáo khoa mới sẽ có giáo viên phổ thông và các chuyên gia, nhà khoa học tham gia biên soạn.

Giáo viên được tham gia biên soạn sách giáo khoa

Giáo viên được tham gia biên soạn sách giáo khoa

VOV.VN -Bộ GD-ĐT cho biết, chương trình và sách giáo khoa mới sẽ có giáo viên phổ thông và các chuyên gia, nhà khoa học tham gia biên soạn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp gỡ giáo viên dạy trường học sinh miền Nam
Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp gỡ giáo viên dạy trường học sinh miền Nam

VOV.VN - Trong 21 năm qua, đã có trên 32.000 con em cán bộ chiến sĩ đồng bào miền Nam được nuôi dạy bởi các thầy cô giáo và nhân dân miền Bắc.

Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp gỡ giáo viên dạy trường học sinh miền Nam

Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp gỡ giáo viên dạy trường học sinh miền Nam

VOV.VN - Trong 21 năm qua, đã có trên 32.000 con em cán bộ chiến sĩ đồng bào miền Nam được nuôi dạy bởi các thầy cô giáo và nhân dân miền Bắc.

Đổi mới kỳ thi THPT quốc gia: Nhiều giáo viên và học sinh băn khoăn
Đổi mới kỳ thi THPT quốc gia: Nhiều giáo viên và học sinh băn khoăn

VOV.VN -Nhiều giáo viên, học sinh bày tỏ lo lắng về việc ôn luyện và học tập khi kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 có nhiều thay đổi.

Đổi mới kỳ thi THPT quốc gia: Nhiều giáo viên và học sinh băn khoăn

Đổi mới kỳ thi THPT quốc gia: Nhiều giáo viên và học sinh băn khoăn

VOV.VN -Nhiều giáo viên, học sinh bày tỏ lo lắng về việc ôn luyện và học tập khi kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 có nhiều thay đổi.

Phải nâng chuẩn cho 170.000- 180.000 giáo viên dạy ngoại ngữ!
Phải nâng chuẩn cho 170.000- 180.000 giáo viên dạy ngoại ngữ!

VOV.VN-Bộ GD-ĐT và các địa phương đã có những lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng chuẩn trình độ cho giáo viên. Sau quá trình bồi dưỡng, các giáo viên sẽ phải trải qua quá trình kiểm tra, rà soát

Phải nâng chuẩn cho 170.000- 180.000 giáo viên dạy ngoại ngữ!

Phải nâng chuẩn cho 170.000- 180.000 giáo viên dạy ngoại ngữ!

VOV.VN-Bộ GD-ĐT và các địa phương đã có những lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng chuẩn trình độ cho giáo viên. Sau quá trình bồi dưỡng, các giáo viên sẽ phải trải qua quá trình kiểm tra, rà soát

Tân giáo sư trẻ nhất Việt Nam: “Tôi xin làm nét gạch nối...“
Tân giáo sư trẻ nhất Việt Nam: “Tôi xin làm nét gạch nối...“

VOV.VN -GS Sơn Nam: “Xin được làm nét gạch nối giữa thế hệ các bạn trẻ hơn tôi với thế hệ cha anh trên con đường đi tới chân trời khoa học"

Tân giáo sư trẻ nhất Việt Nam: “Tôi xin làm nét gạch nối...“

Tân giáo sư trẻ nhất Việt Nam: “Tôi xin làm nét gạch nối...“

VOV.VN -GS Sơn Nam: “Xin được làm nét gạch nối giữa thế hệ các bạn trẻ hơn tôi với thế hệ cha anh trên con đường đi tới chân trời khoa học"