Ý kiến giáo viên về việc không chấm điểm cho học sinh tiểu học

VOV.VN -Sau một năm thực hiện không chấm điểm cho học sinh lớp 1, ý kiến của nhiều giáo viên và lãnh đạo nhà trường đều cho rằng cách làm này có nhiều ưu điểm.

Để giảm áp lực điểm số cho học sinh, từ năm học 2013-2014, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã triển khai việc không chấm điểm trong đánh giá thường xuyên ở lớp 1. Năm học 2014 - 2015, dự kiến Bộ sẽ tiến hành thí điểm cách làm này ở tất cả các lớp học còn lại trong bậc tiểu học.

Thay vì những con số, giờ đây, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 1 tại nhiều trường tiểu học ở thành phố Hồ Chí Minh đã được thể hiện bằng những hình ảnh rất dễ thương như: hình mặt cười, bông hoa, thú ngộ nghĩnh hoặc ngôi sao...

Thông thường, mỗi trường có 3 màu sắc khác nhau cho biểu tượng đánh giá, tương đương với 3 mức nhận xét là: Hoàn thành tốt, Hoàn thành khá và Chưa hoàn thành. Trường không dùng biểu tượng thì giáo viên sẽ ghi thẳng nhận xét của mình vào từng bài tập mà học sinh đã hoàn thành, trong tất cả các môn. Do vậy, giáo viên chỉ cần chấm điểm bài thi học kỳ 1 và học kỳ 2 rồi đưa ra đánh giá kết quả cả năm cho học sinh.

Sau một năm thực hiện không chấm điểm cho học sinh lớp 1, nhiều trường tiểu học tại thành phố này rất hài lòng với những gì đạt được. Vì vậy mà các trường khá phấn khởi khi nghe thông tin Bộ Giáo dục – Đào tạo sẽ mở rộng mô hình ra toàn bậc tiểu học trong năm học này.

Bà Phạm Thị Yến, Hiệu trưởng trường Tiểu học Trương Quyền, quận 3 cho biết: “Cách đánh giá mới này có nhiều ưu điểm. Về phía giáo viên, quá trình đánh giá đúc kết được những ưu và khuyết điểm của học sinh để kịp thời động viên, khích lệ các em phấn đấu. Về phụ huynh, khi cùng tham gia đánh giá, họ cũng nắm được thông tin từ phía nhà trường, biết được con em của mình mức độ đến đâu. Các em học sinh thì vừa được tham gia đánh giá cho bạn vừa tự đánh giá mình”.

Với cách đánh giá kết quả học tập mới này, học sinh sẽ không bị áp lực về điểm số, nhưng giáo viên thì phải dành nhiều thời gian hơn cho việc đánh giá. Cô Bùi Thị Kim Dung, giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, quận 4 cho biết: “Khối lượng công việc giáo viên phải làm so với những năm chấm điểm sẽ nhiều hơn. Ghi nhận xét cũng có những cái khó khăn cho giáo viên, vì 35 phút cho mỗi tiết lên lớp chúng tôi phải truyền thụ kiến thức cho các em. Vì thế để có thời gian chấm bài, chúng tôi phải vào sớm, hoặc phải ở lại để chấm cho thật chính xác”.

Bận rộn là vậy, nhưng đa phần các giáo viên đều đồng tình với phương pháp đánh giá mới. Theo giáo viên, nhận xét chi tiết thay vì chấm điểm giúp người dạy hiểu học sinh của mình, từ đó kịp thời động viên, khuyến khích để các em phấn đấu đạt kết quả cao hơn. Và nhờ không có điểm số mà học sinh cũng bớt ganh đua, tị nạnh nhau, không khí lớp học trở nên thân thiện, gần gũi hơn. Còn ban giám hiệu các trường đều khẳng định, đây là điều cần thiết, đòi hỏi giáo viên phải theo sát học sinh, nếu không muốn rơi vào đánh giá kiểu gom chung “cá mè một lứa”.

Bà Phạm Thúy Hà, hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, quận 4 nhấn mạnh: “Nếu chỉ ghi hoàn thành, đúng/sai không thì không nói được gì. Chính vì vậy, giáo viên phải là người hết sức sâu sát trong việc đánh giá, chứ không đơn thuần chỉ là đúng/sai hoặc hoàn thành/chưa hoàn thành. Do đó, giáo viên sẽ cảm thấy mình phải viết nhiều quá, phải làm nhiều quá. Nhà trường sẽ cố gắng tìm cách để giáo viên thấy mọi việc khoa học hơn, nhẹ nhàng hơn”.

Mặc dù đến thời điểm này, Bộ Giáo dục - Đào tạo chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể nào về việc mở rộng cách làm không chấm điểm cho học sinh tiểu học, nhưng tự thân các trường ở thành phố Hồ Chí Minh đã từng bước chuẩn bị cho công tác này.

Các buổi trò chuyện, tập huấn về cách tổ chức lớp, cách nhận xét ngắn gọn, hiệu quả, cách nhận xét học sinh theo tổ, theo môn đã được ban giám hiệu nhiều trường thực hiện. Ngành giáo dục thành phố và các trường đã sẵn sàng để thí điểm mô hình này trong năm học mới.

Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, sẽ rất tốt khi tiếp tục thí điểm mô hình này ở các lớp tiếp theo ở bậc tiểu học. Theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục – Đào tạo, thông thường thành phố Hồ Chí Minh sẽ làm thí điểm trước. Với cách làm năng động, sáng tạo của các giáo viên tiểu học, sự quản lý của hiệu trưởng các trường tiểu học, cũng như chỉ đạo của các phòng giáo dục – đào tạo các quận, huyện và của Sở, việc này sẽ tổ chức thành công./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

GS Trần Văn Thọ: Muốn kinh doanh nên tránh xa giáo dục
GS Trần Văn Thọ: Muốn kinh doanh nên tránh xa giáo dục

Làm giáo dục thì không mưu tìm lợi nhuận, còn những người có tiền, có vốn mà muốn giàu hơn thì nên đầu tư ở những lĩnh vực khác.

GS Trần Văn Thọ: Muốn kinh doanh nên tránh xa giáo dục

GS Trần Văn Thọ: Muốn kinh doanh nên tránh xa giáo dục

Làm giáo dục thì không mưu tìm lợi nhuận, còn những người có tiền, có vốn mà muốn giàu hơn thì nên đầu tư ở những lĩnh vực khác.

Bộ trưởng GD-ĐT: Hà Nội cần đi đầu về đào tạo Ngoại ngữ và Tin học
Bộ trưởng GD-ĐT: Hà Nội cần đi đầu về đào tạo Ngoại ngữ và Tin học

VOV.VN-Ngoài ra, Hà Nội cần có nghiên cứu cho việc biên soạn sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển năng lực toàn diện của học sinh.

Bộ trưởng GD-ĐT: Hà Nội cần đi đầu về đào tạo Ngoại ngữ và Tin học

Bộ trưởng GD-ĐT: Hà Nội cần đi đầu về đào tạo Ngoại ngữ và Tin học

VOV.VN-Ngoài ra, Hà Nội cần có nghiên cứu cho việc biên soạn sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển năng lực toàn diện của học sinh.

Nguyên Thứ trưởng GD-ĐT nói về việc ra nhiều mức điểm sàn
Nguyên Thứ trưởng GD-ĐT nói về việc ra nhiều mức điểm sàn

VOV.VN -Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, việc ra nhiều mức điểm sàn chưa thể quyết định phân tầng giáo dục đại học

Nguyên Thứ trưởng GD-ĐT nói về việc ra nhiều mức điểm sàn

Nguyên Thứ trưởng GD-ĐT nói về việc ra nhiều mức điểm sàn

VOV.VN -Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, việc ra nhiều mức điểm sàn chưa thể quyết định phân tầng giáo dục đại học

Vụ 40 công chức nộp hơn 1 tỷ để “chống trượt”: Bộ GD-ĐT lên tiếng
Vụ 40 công chức nộp hơn 1 tỷ để “chống trượt”: Bộ GD-ĐT lên tiếng

VOV.VN - Quá trình giải quyết, xử lý vụ việc cần phải được thông tin công khai cho xã hội biết để có thể giám sát cũng như có cách thức phòng ngừa...

Vụ 40 công chức nộp hơn 1 tỷ để “chống trượt”: Bộ GD-ĐT lên tiếng

Vụ 40 công chức nộp hơn 1 tỷ để “chống trượt”: Bộ GD-ĐT lên tiếng

VOV.VN - Quá trình giải quyết, xử lý vụ việc cần phải được thông tin công khai cho xã hội biết để có thể giám sát cũng như có cách thức phòng ngừa...

Trường chuyên Quảng Bình mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Trường chuyên Quảng Bình mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN - UBND tỉnh Quảng Bình vừa quyết định đổi tên trường THPT chuyên Quảng Bình ở thành phố Đồng Hới thành trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp.

Trường chuyên Quảng Bình mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Trường chuyên Quảng Bình mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN - UBND tỉnh Quảng Bình vừa quyết định đổi tên trường THPT chuyên Quảng Bình ở thành phố Đồng Hới thành trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp.

Sinh viên ĐH Huế hốt hoảng vì bằng ĐH bị sai lỗi chính tả tiếng Anh
Sinh viên ĐH Huế hốt hoảng vì bằng ĐH bị sai lỗi chính tả tiếng Anh

Với lỗi sai trên, nhiều sinh viên đi công chứng bằng ĐH để nộp đơn xin việc không được vì phía công chứng nói bằng bị sai.

Sinh viên ĐH Huế hốt hoảng vì bằng ĐH bị sai lỗi chính tả tiếng Anh

Sinh viên ĐH Huế hốt hoảng vì bằng ĐH bị sai lỗi chính tả tiếng Anh

Với lỗi sai trên, nhiều sinh viên đi công chứng bằng ĐH để nộp đơn xin việc không được vì phía công chứng nói bằng bị sai.